trực tuyến
Thời khóa tụng kinh tu tập Bát quan trai giới| Ngày 08/11/Giáp Thìn

Thứ Tư, 01/01/2025

tức 2/12 Giáp Thìn

3 Bài học quý giá từ câu chuyện “nồi cơm của đức Khổng Tử”

30/11/2019

Buổi giảng pháp thường kỳ ngày 25/11/2019 Sư Phụ đã kể lại câu chuyện “nồi cơm của Khổng Tử” và rút ra những bài học quý báu về đạo nghĩa thầy trò...

30/11/2019

-
aa
+

“Công cha nghĩa mẹ ơn thầy
Ngày mai khôn lớn ơn dày biển sâu”.
Đạo nghĩa Thầy - trò từ xưa tới nay luôn là giá trị thiêng liêng cao quý. Cha mẹ cho chúng ta tấm thân, Thầy là người truyền trao kiến thức, sự hiểu biết và xây dựng, tu bồi đạo đức, nhân cách cho ta.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã viết:
“Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên”.
Một người dù ở địa vị nào, muốn thành công cũng cần phải có những người thầy rèn giũa, chỉnh sửa cho mình. Tháng 11 là tháng tri ân đến công ơn của những người thầy. Trước khi bước vào buổi giảng Pháp thường kỳ ngày 25/11/2019, Sư Phụ đã kể lại câu chuyện “Nồi cơm của Khổng Tử” cho đại chúng cùng nghe. Sau câu chuyện Sư Phụ kể, rất nhiều bài học sâu sắc đã được rút ra để đại chúng cùng học tập và thực hành.

Thầy Thích Trúc Thái Minh - Trụ trì chùa Ba Vàng 

Thầy Thích Trúc Thái Minh - Trụ trì chùa Ba Vàng 

Câu chuyện “Nồi cơm của Khổng Tử”

Một lần Đức Khổng Tử dẫn học trò đi du thuyết từ nước Lỗ sang nước Tề. Trong những người học trò xuất sắc, có Nhan Hồi và Tử Lộ là hai học trò ưu tú nhất của Khổng Tử. Trên đường đi, gặp đúng thời gian dân chúng đói kém, mất mùa, thầy trò trải qua vô vàn khó khăn, gian khổ. Khi sang đến đất Tề, thầy trò Khổng Tử được bà lão già biếu một ít gạo mới để nấu cơm. Đức Khổng Tử phân công Tử Lộ cùng các môn sinh vào rừng kiếm rau; việc thổi cơm giao cho Nhan Hồi - một đệ tử được thầy hết mực tin tưởng. Khi đang đọc sách ở nhà trên, Đức Khổng Tử bỗng nghe một tiếng “cộp” từ bếp vọng lên. Khổng Tử ngừng đọc, liếc mắt nhìn xuống, ông thấy Nhan Hồi từ từ mở vung, lấy đũa xới cơm rồi cho vào tay và nắm lại thành nắm. Nhan Hồi đậy vung lại, nhìn trước ngó sau rồi lén đưa nắm cơm lên miệng. Thấy vậy, Khổng Tử cảm thấy thất vọng vô cùng, ngửa mặt lên trời mà than rằng: “Chao ôi! Trò yêu của ta lẽ nào lại ăn vụng thầy, vụng bạn thế sao? Còn đâu lễ nghĩa, đạo lý? Bao kỳ vọng đặt vào nó thế là đổ sông, đổ biển cả rồi!”.

Khi các đệ tử đã về đông đủ và cơm canh đã chuẩn bị xong. Khổng Tử ngồi dậy và nói rằng: “Các con ơi! Chúng ta đi từ đất Lỗ sang Tề đường xa vạn dặm, thầy rất mừng vì trong hoàn cảnh loạn lạc, dãi nắng dầm mưa, đói khổ như thế mà các con vẫn giữ được tấm lòng trong sạch, vẫn một dạ theo thầy, yêu thương đùm bọc nhau. Hôm nay, ngày đầu tiên đến đất Tề, thầy chạnh lòng nhớ đến quê hương, cha mẹ. Cho nên thầy muốn xới một bát cơm để cúng cha mẹ, tiên tổ các con bảo có nên chăng? Ngoài Nhan Hồi ra, các môn sinh đều chắp tay thưa: “Dạ thưa thầy, nên ạ!”

Khổng Tử lại nói: “Nhưng không biết nồi cơm này có sạch hay không?” Tất cả học trò không rõ ý thầy muốn nói gì nên ngơ ngác nhìn nhau. Lúc bấy giờ Nhan Hồi liền chắp tay thưa: “Dạ thưa thầy, nồi cơm này không được sạch.”

Khổng Tử hỏi: “Tại sao?"

Nhan Hồi thưa: “Dạ, khi mở vung ra để ghế cơm, chẳng may một cơn gió thổi vào, bồ hóng và bụi trên nhà rơi xuống làm bẩn cả nồi cơm. Con đã nhanh tay đậy vung lại nhưng không kịp. Sau đó con liền xới lớp cơm bẩn ra, định vứt đi. Nhưng lại nghĩ: cơm thì ít, nếu vứt đi thì anh em sẽ phải ăn ít lại. Vì thế cho nên con đã mạn phép thầy và các anh em, ăn trước phần cơm bẩn ấy, còn phần cơm sạch để dâng thầy và các anh em. Thưa thầy, như vậy là hôm nay con đã ăn cơm rồi, con xin phép không ăn cơm nữa, con chỉ ăn phần rau. Thưa thầy, nồi cơm đã ăn trước thì không nên cúng nữa ạ!”

Nghe Nhan Hồi nói xong, Khổng Tử giật mình than rằng: “Trên đời này có những việc chính mắt mình trông thấy rành rành mà vẫn không hiểu được đúng sự thật! Suýt chút nữa Khổng Tử này đã trở thành kẻ hồ đồ!”

Câu chuyện nồi cơm của Đức Khổng Tử

Câu chuyện nồi cơm của Đức Khổng Tử

1. Bài học đừng vội phán xét

Qua câu chuyện “Nồi cơm của Khổng Tử”, chúng ta nhận ra rằng có những việc tận mắt thấy, chính tai nghe, nhưng chưa chắc đã là sự thật. Khổng Tử được xem là bậc Thánh Nhân, có trí tuệ và cái nhìn thấu đáo, tuy vậy cũng có những lần sai lầm. Câu chuyện đã dạy chúng ta một bài học thấm thía về cách nhìn người, nhìn sự việc. Đừng vội vàng đánh giá người khác chỉ qua hành động bề ngoài, đừng nhìn nhận, đánh giá sự việc bằng con mắt tầm thường, phiến diện của kẻ phàm phu. Muốn thấu hiểu một việc, hãy nhìn bằng cái tâm, bằng sự chánh niệm tìm hiểu thấu đáo, suy xét vấn đề một cách toàn diện với tâm từ bi, bao dung và bình đẳng.

Đạo Phật là đạo trí tuệ - Trích lời Thầy Thích Trúc Thái Minh

Đạo Phật là đạo trí tuệ - Trích lời Thầy Thích Trúc Thái Minh

2. Bài học về cách dạy trò của tiền nhân

Khổng Tử khi nhìn thấy người học trò mình hết mực thương yêu, tin tưởng lén ăn vụng cơm trước thầy và các huynh đệ; trong lòng vô cùng thất vọng, buồn khổ và đau xót. Tuy vậy, với đạo đức của một người thầy, Khổng Tử không lập tức trách phạt, cũng không kết tội học trò trước các môn đệ. Ông khéo léo dùng phương tiện, mở lối để học trò có thể tự nói ra hành động của mình. Vai trò của người thầy rất quan trọng, người thầy cần phải nhìn ra được lỗi của học trò và khéo léo chỉ lỗi để học trò biết biết sai và rèn sửa. Có như vậy người học trò mới sớm được tiến bộ. Tuy nhiên, việc chỉ lỗi phải được thực hiện với tâm từ bi, tâm yêu thương chứ không phải vì muốn soi mói, bới móc, quy chụp, luận tội. Người thầy có trí tuệ, có từ bi sẽ giúp cho đệ tử tự nhìn ra lỗi lầm của mình và biết tự sửa đổi. Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh với tâm từ bi rộng lớn, thường chỉ dạy đại chúng phải biết tự xoay lại tâm mình để nhận ra tâm bất thiện, nhận ra các lỗi lầm để tu sửa, rèn giũa thân tâm trở nên tốt đẹp và hoàn thiện hơn.

Đức Khổng tử không trách phạt Nhan Hồi mà khéo léo dùng phương tiện để Nhan Hồi có thể nói ra hành động của mình

Đức Khổng tử không trách phạt Nhan Hồi mà khéo léo dùng phương tiện để Nhan Hồi có thể nói ra hành động của mình

3. Bài học về việc biết ơn, đền ơn của học trò đối với người thầy

Nhan Hồi là người đệ tử xuất sắc của Khổng Tử, là người hết mực kính quý, yêu thương thầy và các huynh đệ. Với đức nhẫn nhịn, hy sinh cao cả, Nhan Hồi đã nhận phần thiệt thòi về mình, chấp nhận ăn phần cơm bẩn để phần cơm sạch dâng lên thầy và các anh em. Một việc làm thiện nhưng lại phải lén làm vì không muốn để thầy và anh em nhìn thấy lại buồn lòng lo lắng. Trong xã hội thời nay, mấy ai có được đức hy sinh cao cả vì thầy và huynh đệ đến vậy. Nếu làm được chút việc thiện lành lại thường khởi tâm muốn mọi người nhìn thấy và ghi nhận.
Sư Phụ chia sẻ: “Qua ngày 20/11, Sư Phụ mong đạo nghĩa thầy trò trong chùa chúng ta được giữ vững và phát huy. Chúng ta ai cũng có những người thầy phải mang ơn suốt đời. Chúng ta lên được thân, thành được người là do cha mẹ cho tấm thân, do ơn thầy dạy dỗ. Nguyện sẽ là những người trò hiếu thảo, biết ơn và đền ơn”. Tăng Ni và Phật tử chùa Ba Vàng được Sư Phụ giáo dưỡng thực hành pháp tu lục hòa, tu tập ba tâm: Cung kính, Vâng lời và Biết ơn. Đối với Sư trưởng phải kính quý, tôn trọng với tâm tri ân và đền ơn. Đối với huynh đệ, đạo hữu phải biết yêu thương, nhường nhịn, nhận phần thiệt thòi về mình. Đó chính là thực hành giữ gìn và phát huy đạo nghĩa thầy trò - gốc rễ của tu tập.

Chư Tăng Ni và Phật tử chùa Ba Vàng thực hành pháp tu lục hòa và ba tâm cung kính, vâng lời và biết ơn

Chư Tăng Ni và Phật tử chùa Ba Vàng thực hành pháp tu lục hòa và ba tâm cung kính, vâng lời và biết ơn

Sư Phụ cùng đại Tăng chùa Ba Vàng đi kiểm tra công tác chuẩn bị Đại lễ giỗ Tổ

Sư Phụ cùng đại Tăng chùa Ba Vàng đi kiểm tra công tác chuẩn bị Đại lễ giỗ Tổ

Phật tử chùa Ba Vàng hân hoan khi được làm việc cùng nhau

Phật tử chùa Ba Vàng hân hoan khi được làm việc cùng nhau

Qua câu chuyện rất xúc động về tình nghĩa thầy trò giữa Đức Khổng Tử và Nhan Hồi. Đại chúng đã được hiểu sâu sắc hơn về đạo lý thầy trò, cũng như rút ra được bài học thấm thía về cách nhìn người. Mong rằng, qua câu chuyện Sư Phụ kể, các Phật tử sẽ tăng lên tâm tri ân và đền ơn. Cũng như bình tĩnh trước mọi tình huống, sự vật, sự việc để có cách giải quyết đúng đắn thấu tình đạt lý.

Minh Tâm 

Xem thêm

Cách tăng khả năng tập trung để làm chủ cuộc sống và thành công hơn

Bài viết🞄 31/12/2024

Mất tập trung khiến thất bại trong học tập, khó thành công trong công việc. Có hai cách để tập trung giúp rèn luyện bản thân, sáng suốt và làm việc hiệu quả.

Bài viết 🞄 31/12/2024

Mất tập trung khiến thất bại trong học tập, khó thành công trong công việc. Có hai cách để tập trung giúp rèn luyện bản thân, sáng suốt và làm việc hiệu quả.

Bình luận, chia sẻ Phật Pháp đúng cách để bình an, tăng trưởng phước báu

Bài viết🞄 26/12/2024

Bình luận câu A Di Đà Phật là việc làm chưa có ý nghĩa, không mang lại lợi ích. Bởi điều này khiến mọi người không hiểu đó là tán dương hay phê bình.

Bài viết 🞄 26/12/2024

Bình luận câu A Di Đà Phật là việc làm chưa có ý nghĩa, không mang lại lợi ích. Bởi điều này khiến mọi người không hiểu đó là tán dương hay phê bình.

Hướng dẫn cách cầu siêu cho thai nhi tại chùa Ba Vàng

Bài viết🞄 26/12/2024

Lễ Cầu siêu cho thai nhi tại chùa là cơ hội giúp các hương linh thai nhi được kết duyên lành trong thiện Pháp và tái sinh về cảnh giới an lành.

Bài viết 🞄 26/12/2024

Lễ Cầu siêu cho thai nhi tại chùa là cơ hội giúp các hương linh thai nhi được kết duyên lành trong thiện Pháp và tái sinh về cảnh giới an lành.

Hướng dẫn cách để tượng Phật trên xe ô tô đem lại phước lành, bình an

Bài viết🞄 26/12/2024

Tượng Phật để xe ô tô được nhiều người xem như biểu tượng mang đến sự bình an, may mắn trên mọi chặng đường. Theo góc nhìn của đạo Phật, điều này có đúng không?

Bài viết 🞄 26/12/2024

Tượng Phật để xe ô tô được nhiều người xem như biểu tượng mang đến sự bình an, may mắn trên mọi chặng đường. Theo góc nhìn của đạo Phật, điều này có đúng không?

8 cách thai giáo cho con đúng cách giúp bé khỏe mạnh, thông minh

Bài viết🞄 23/12/2024

Thai giáo là giáo dục con cái từ khi còn trong thai mẹ. Áp dụng các phương pháp thai giáo trong nhà Phật sẽ giúp em bé phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần.

Bài viết 🞄 23/12/2024

Thai giáo là giáo dục con cái từ khi còn trong thai mẹ. Áp dụng các phương pháp thai giáo trong nhà Phật sẽ giúp em bé phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần.

Sai lầm khi coi bói và cách tự chuyển hóa vận mệnh theo lời Phật dạy

Bài viết🞄 23/12/2024

Để giải quyết mọi vấn đề, chúng ta không cần xem bói, mà nên tu tập Phật Pháp, làm các việc thiện lành để cuộc sống được hạnh phúc, an vui.

Bài viết 🞄 23/12/2024

Để giải quyết mọi vấn đề, chúng ta không cần xem bói, mà nên tu tập Phật Pháp, làm các việc thiện lành để cuộc sống được hạnh phúc, an vui.

Kiếp luân hồi: Sự tái sinh chuyển kiếp và cách thoát khỏi khổ đau

Bài viết🞄 22/12/2024

Việc trôi lăn trong lục đạo luân hồi khiến chúng sinh chịu những khổ đau, phiền não. Đức Phật dạy, muốn thoát khỏi khổ luân hồi, ta cần thực hành những điều sau…

Bài viết 🞄 22/12/2024

Việc trôi lăn trong lục đạo luân hồi khiến chúng sinh chịu những khổ đau, phiền não. Đức Phật dạy, muốn thoát khỏi khổ luân hồi, ta cần thực hành những điều sau…

10 cách sống lâu, sống thọ, được hạnh phúc, bình an | Lời Phật dạy

Bài viết🞄 21/12/2024

Ai cũng mong muốn được sống thọ và khỏe mạnh. Áp dụng 10 điều Phật dạy sau đây không chỉ giúp chúng ta được sống lâu mà còn được an lành và hạnh phúc.

Bài viết 🞄 21/12/2024

Ai cũng mong muốn được sống thọ và khỏe mạnh. Áp dụng 10 điều Phật dạy sau đây không chỉ giúp chúng ta được sống lâu mà còn được an lành và hạnh phúc.

Ý nghĩa của sự tha thứ trong cuộc sống và cách tha thứ để được hạnh phúc

Bài viết🞄 21/12/2024

Nếu có người làm bạn tổn thương, hãy học cách tha thứ thay vì nuôi dưỡng thù hận. Tha thứ giúp tâm hồn được thanh thản, cuộc sống bình yên và hạnh phúc hơn.

Bài viết 🞄 21/12/2024

Nếu có người làm bạn tổn thương, hãy học cách tha thứ thay vì nuôi dưỡng thù hận. Tha thứ giúp tâm hồn được thanh thản, cuộc sống bình yên và hạnh phúc hơn.

Cách giải quyết vận hạn đen đủi giúp cuộc đời bớt khó khăn, trắc trở

Bài viết🞄 21/12/2024

Chúng ta gặp hoạn nạn không phải vì vận hạn; mà xuất phát từ nhân quả, nghiệp báo. Đó có thể là nghiệp đã gieo từ kiếp trước; hoặc từ hành động trong kiếp này.

Bài viết 🞄 21/12/2024

Chúng ta gặp hoạn nạn không phải vì vận hạn; mà xuất phát từ nhân quả, nghiệp báo. Đó có thể là nghiệp đã gieo từ kiếp trước; hoặc từ hành động trong kiếp này.

Gia Cát Lượng gảy đàn đuổi 15 vạn quân: Bí quyết để bình tĩnh, tư duy sáng suốt

Bài viết🞄 19/12/2024

Chỉ ngồi gảy đàn, Gia Cát Lượng một mình đẩy lùi 15 vạn quân địch. Làm thế nào để trong tình huống cấp bách vẫn bình tĩnh, tư duy sáng suốt như ông?

Bài viết 🞄 19/12/2024

Chỉ ngồi gảy đàn, Gia Cát Lượng một mình đẩy lùi 15 vạn quân địch. Làm thế nào để trong tình huống cấp bách vẫn bình tĩnh, tư duy sáng suốt như ông?

Đức Phật dạy tố chất lãnh đạo nên có để nhân viên nể phục, quý mến

Bài viết🞄 19/12/2024

Nhà lãnh đạo giỏi cần có tố chất gì? Tìm hiểu cách trở thành người dẫn dắt xuất sắc, được nhân viên công nhận và nể phục trong bài viết dưới đây.

Bài viết 🞄 19/12/2024

Nhà lãnh đạo giỏi cần có tố chất gì? Tìm hiểu cách trở thành người dẫn dắt xuất sắc, được nhân viên công nhận và nể phục trong bài viết dưới đây.

Lưu Bình và Dương Lễ: Tình cảm quý giá và sự hy sinh trong tình bạn

Bài viết🞄 17/12/2024

Lưu Bình Dương Lễ là câu chuyện cảm động về tình bạn chân thành, mang đến bài học sâu sắc về sự sẻ chia, biết hy sinh cho bạn được điều tốt đẹp.

Bài viết 🞄 17/12/2024

Lưu Bình Dương Lễ là câu chuyện cảm động về tình bạn chân thành, mang đến bài học sâu sắc về sự sẻ chia, biết hy sinh cho bạn được điều tốt đẹp.

Sinh viên mới ra trường nên làm gì? 3 bí quyết để công việc thành công

Bài viết🞄 17/12/2024

Sinh viên mới ra trường nên chăm chỉ trau dồi kiến thức, xây dựng niềm đam mê với nghề và tích cực làm những việc thiện lành để tích lũy phước báu.

Bài viết 🞄 17/12/2024

Sinh viên mới ra trường nên chăm chỉ trau dồi kiến thức, xây dựng niềm đam mê với nghề và tích cực làm những việc thiện lành để tích lũy phước báu.

Vô cảm: 2 cách khắc phục giúp cuộc sống được hạnh phúc, an vui

Bài viết🞄 14/12/2024

Vô cảm là gì? Tại sao con người ngày càng vô cảm? Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục để sống tích cực, ý nghĩa hơn.

Bài viết 🞄 14/12/2024

Vô cảm là gì? Tại sao con người ngày càng vô cảm? Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục để sống tích cực, ý nghĩa hơn.

Hồi hướng công đức là gì? Cách hồi hướng để bình an và tăng phước báu

Bài viết🞄 13/12/2024

Chúng ta cần tích cực làm việc thiện để tăng trưởng phước báu, hồi hướng công đức đó cho gia đình, bản thân để giúp tiêu trừ ách nạn và có được bình an.

Bài viết 🞄 13/12/2024

Chúng ta cần tích cực làm việc thiện để tăng trưởng phước báu, hồi hướng công đức đó cho gia đình, bản thân để giúp tiêu trừ ách nạn và có được bình an.

5 lợi ích khi nghe Pháp: Bí quyết để cuộc sống an lạc hơn mỗi ngày

Bài viết🞄 13/12/2024

Nghe Pháp Phật là một phương pháp giúp khai mở trí tuệ, thấu hiểu bản chất cuộc đời và biết cách chuyển hóa những khó khăn.

Bài viết 🞄 13/12/2024

Nghe Pháp Phật là một phương pháp giúp khai mở trí tuệ, thấu hiểu bản chất cuộc đời và biết cách chuyển hóa những khó khăn.

“Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn” là gì? Lý giải Đức Phật không kiêu mạn

Bài viết🞄 02/12/2024

Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn là câu nói hoàn toàn xác đáng; xét đầy đủ công hạnh, đây chính là lời tuyên ngôn, chứ không phải là kiêu mạn.

Bài viết 🞄 02/12/2024

Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn là câu nói hoàn toàn xác đáng; xét đầy đủ công hạnh, đây chính là lời tuyên ngôn, chứ không phải là kiêu mạn.

Vua Trần Nhân Tông: Cuộc đời và sự nghiệp có một không hai trong lịch sử

Bài viết🞄 29/11/2024

Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông là một ngôi sao sáng trong lịch sử dân tộc. Ngài không chỉ là bậc minh quân mà còn là nhà tu hành chân chính, lỗi lạc.

Bài viết 🞄 29/11/2024

Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông là một ngôi sao sáng trong lịch sử dân tộc. Ngài không chỉ là bậc minh quân mà còn là nhà tu hành chân chính, lỗi lạc.