trực tuyến
Sám hối chuyển hóa | Ngày 10/10/Giáp Thìn | Chùa Ba Vàng

Thứ Năm, 21/11/2024

tức 21/10 Giáp Thìn

Angulimala: Từ một tên tướng cướp giết 999 mạng người cho đến bậc A la hán đắc Thánh quả

Angulimala khẩn cầu: Kính lạy Đức Thế Tôn! Con đã biết tội của mình rồi! Ngài đã đích thân ngự đến khu rừng này là vì hạnh phúc an vui lâu dài...

-
aa
+

“Kính lạy Đức Thế Tôn! Con đã biết tội của mình rồi! Ngài đã đích thân ngự đến khu rừng này là vì hạnh phúc an vui lâu dài cho chính con. Ngài đã từ bi giúp con bước ra khỏi chỗ tối tăm, mê lầm của ngu si và ác nghiệp. Từ đây, con xin nguyện từ bỏ vĩnh viễn đao, trượng; từ bỏ vĩnh viễn bàn tay vấy máu tàn hại chúng sanh! Mong ngài minh chứng cho sự sám hối thành khẩn và thiết tha này!

Xin Đức Thế Tôn hãy cho con được xuất gia, phụng hành theo đạo từ bi của Ngài!”.

Đó là những lời nói tha thiết khẩn cầu và chân thật của Angulimala khi nhận ra tội ác đen tối bấy lâu và quyết cải tà quy chính, hướng tới xuất gia, đi trên con đường thiện lương nhờ sự giáo hóa vô thượng của Đức Thế Tôn.“Đức Phật với sự xuất gia của tướng cướp” là vở hoạt kịch mà chùa Ba Vàng mong muốn được gửi đến quý vị nhân kỷ niệm ngày Đức Phật xuất gia (ngày 08/02/âm lịch).

Đây là vở hoạt kịch sinh động, hấp dẫn, khắc họa rõ nét sự chuyển biến tâm lý của nhân vật, từ đó cho thấy tâm đại bi của Đức Phật và sự xuất gia cao quý trong Tăng đoàn sẽ mang lại hạnh phúc, bình an cho muôn loài chúng sinh. Kính mời quý Phật tử cùng theo dõi.

Từ một chàng trai hiền lành, chính trực với tâm tha thiết cầu đạo cho đến kẻ tướng cướp sát nhân

Dưới triều đại vua Pasenadi (hay còn gọi là vua Ba Tư Nặc), tại vương quốc Kosala, có chàng trai tên Ahimsaka và là con của một vị Bà la môn. Ngay từ nhỏ, Ahimsaka vốn là chàng trai có tài năng và trí tuệ vượt trội, có đầy đủ những đức tính tốt đẹp, ham học hỏi, luôn làm tròn tất cả mọi lễ nghi, phép tắc.

Chàng luôn mong muốn sẽ trở thành một Bà-la-môn thông đạt, làm lễ tế tự (hay còn gọi là cúng lễ) cho tất cả chúng sinh trong châu Diêm Phù Đề này thông dụng đến các phạm thiên, đại phạm thiên.

Vì thế, chàng được gia đình gửi đến Takkasila, nơi có một Thầy Bà-la-môn Mani được cho là có kiến thức rất thâm sâu, vượt bậc, có thể giúp Ahimsaka trở thành một Bà-la-môn xuất chúng, giữ trọng trách lớn, đứng đầu trong đạo Bà-la-môn và làm lợi ích cho cõi châu Diêm phù đề.

Gia đình Ahimsaka đến gặp Thầy Bà-la-môn Mani

Gia đình Ahimsaka đến gặp Thầy Bà-la-môn Mani

Vốn là chàng trai có vẻ ngoài tuấn tú, Ahimsaka đã khiến cho cô vợ trẻ của Thầy Bà-la-môn đem lòng yêu mến và quyến rũ. Nhân lúc Thầy Bà-la-môn đi vắng, cô ta tìm cách lại gần, làm những hành động không đoan chính với Ahimsaka. Nhưng bị Ahimsaka từ chối nên cô ta tức giận, vu oan cho Ahimsaka là có hành động bất chính với mình.

Phân cảnh bà vợ ông Thầy Mani quyến rũ Ahimsaka nhưng bị Ahimsaka từ chối

Phân cảnh bà vợ ông Thầy Mani quyến rũ Ahimsaka nhưng bị Ahimsaka từ chối

Ông thầy Bà-la-môn nghe vợ nói xong liền nghĩ: “Ahimsaka là người học trò ta hết mực yêu thương. Vậy mà sau lưng ta lại làm trò bại hoại như vậy?

Kẻ có tài trí khác thường như Ahimsaka, muốn ám hại ta thì ta không biết đâu mà đề phòng cho được. Cách tốt nhất là phải tìm cách hạ thủ y trước. Nếu tự tay đầu độc hoặc giết chết y, bọn học trò sẽ biết, và như vậy, vua chúa, bà-la-môn quý tộc cũng sẽ biết, rồi tiếng tăm xấu ác lan truyền ra nhiều quốc độ, rằng thầy mà giết học trò thì còn đâu là uy tín của ta nữa! Khi mà thiên hạ đã mất đức tin nơi ta, họ sẽ không còn gửi con cháu đến đây học nữa; theo đó, danh vọng ta sẽ mất mà lợi lộc cũng tiêu vong! Vậy ta hãy dùng mưu để giết Ahimsaka. Giết Ahimsaka mà không phải ta tự ra tay, ấy mới là thượng sách!”.

Sau đó, ông cho gọi Ahimsaka và nói: “Môn phái của ta có một bí pháp vô cùng tuyệt diệu. Bí pháp này chỉ được truyền trao cho những căn cơ siêu việt. Trước khi thụ huấn bí pháp này con phải tuyệt đối thanh tịnh vô nhiễm. Những ác nghiệp quá khứ của con phải được rửa sạch bằng máu người thay vì máu cừu dê như bọn phàm phu tục tử. Vậy bây giờ, con phải lập tức khởi hành đi đến một khu rừng để khởi đầu cuộc sám hối, con chỉ trở về đây gặp ta khi đã giết xong một nghìn người không hơn không kém”.

Sau khi nghe vậy, Ahimsaka lặng người suy nghĩ, nhưng với tâm cầu đạo và tha thiết học pháp bí truyền để kế thừa tông môn, chàng đã chấp thuận giết người theo lời của ông Thầy tà Mani.

Thời gian cứ thế trôi, khi giết người đã thành thói quen, Ahimsaka thấy mình như một cỗ máy, giết người mà không khởi lên một ý nghĩ nào cả. Giết một người, hắn cắt một ngón tay để làm chứng, xâu lại phơi khô rồi mang vào cổ. Từ đó hắn có biệt danh là Angulimala, có nghĩa là kẻ cướp giết người, cắt đầu ngón tay xâu thành vòng đeo ở cổ.

Thảm cảnh đó khiến triều đình và nhân dân nước Kosala sống trong cảnh lo âu, sợ hãi; vì tên cướp mà các làng trở thành không làng, các thị trấn trở thành không thị trấn, các quốc độ trở thành không quốc độ. Vua Pasenadi còn đích thân đến gặp Đức Thế Tôn để trình với Ngài rằng sẽ tự mình dẫn quân truy bắt Angulimala.

Phân cảnh tướng cướp Angulimala sát hại người tiều phu

Phân cảnh tướng cướp Angulimala sát hại người tiều phu

Lòng đại bi của Đức Thế Tôn đã cảm hóa nhiệm màu tâm tính của Angulimala

Hôm đó, Đức Thế Tôn đang nhập đại bi định, sau khi quán sát chúng sinh hữu duyên nào tế độ, Ngài đã nhìn thấy Angulimala. Ngài biết Angulimala vốn bản chất hiền lành, chính trực, thiện lương nhưng vì nghe theo Thầy tà mà dấn thân vào con đường tội lỗi.

Và Ngài cũng biết rằng Angulimala chỉ cần nghe xong vài câu thuyết ngôn, hắn sẽ có thể phát sinh đức tin trong sạch, từ bỏ mọi hành động tội lỗi, về sau sẽ chứng đắc Thánh đạo quả A-la-hán cùng với thắng trí.

Bấy giờ, đã ba ngày, vòng tràng hoa xâu ngón tay người ở cổ Angulimala đã được 999 ngón, chỉ còn duy nhất một người nữa là hắn sẽ về báo công và được Thầy truyền trao bí pháp để trở thành Bà-la-môn xuất chúng.

Phân cảnh Angulimala sát hại 999 mạng người và xâu ngón tay thành tràng hoa đeo ở cổ

Phân cảnh Angulimala sát hại 999 mạng người và xâu ngón tay thành tràng hoa đeo ở cổ

Bỗng nhiên, trong khu rừng vang lên tiếng gọi của mẹ Angulimala, hắn quay đầu nhìn lại và thầm nghĩ sẽ giết chính mẹ của mình để có thể đủ 1000 ngón tay. Thế nhưng, khi tiến lại gần, Angulimala lại thấy bóng hình của Đức Thế Tôn (Ngài thị hiện với mục đích tế độ cho Angulimala) đang điềm nhiên bước đi. Và hắn quyết tâm giết chết Ngài thay vì phải giết mẹ.

Nhưng một điều kỳ lạ, Angulimala càng dốc sức chạy để đuổi giết Đức Thế Tôn nhưng không thể bắt kịp, bóng của Ngài và Angulimala luôn cách nhau một khoảng cố định.

Lúc ấy, ông ta tức giận lớn tiếng: Này ông Sa-môn kia, sao tôi gọi mà ông không chịu dừng lại!”. Đức Thế Tôn chậm rãi trả lời:

- Này Angulimala! Như Lai đã dừng lại lâu rồi! Chính con mới là người chưa chịu dừng lại!”.

Angulimala nói tiếp:

- Nơi nơi thiên hạ đồn rằng, những sa-môn Sākya này thường hay nói sự thật, lời nói không bao giờ trái ngược với việc làm. Nhưng tại sao, lúc ta gọi ông đang đi mà nói là mình đã dừng lại? Còn ta là kẻ đã dừng chân lại, ông sa-môn lại bảo là chưa chịu dừng?

Tướng cướp Angulimala đuổi theo đòi giết Đức Thế Tôn

Tướng cướp Angulimala đuổi theo đòi giết Đức Thế Tôn

Nghe đến đây, Angulimala chợt dừng lại, dường như trong tâm trí chàng như bừng tỉnh, giác ngộ: “Ta đã nhúng quá sâu vào tội lỗi, giết quá nhiều người, nhưng điều ta nhìn thấy duy nhất là sự sợ hãi, đau khổ của con người. Đây không phải là con đường để lấy bí quyết hạnh phúc cho số đông, mà là con đường tội ác”.

Lúc đó, Angulimala tay cầm kiếm, từ từ đặt xuống đất rồi quỳ xuống chắp tay đối trước Đức Thế Tôn: “Kính lạy Đức Thế Tôn! Con đã biết tội của mình rồi! Ngài đã đích thân ngự đến khu rừng này là vì hạnh phúc an vui lâu dài cho chính con. Ngài đã từ bi giúp con bước ra khỏi chỗ tối tăm, mê lầm của ngu si và ác nghiệp. Từ đây, con xin nguyện từ bỏ vĩnh viễn đao, trượng; từ bỏ vĩnh viễn bàn tay vấy máu tàn hại chúng sanh! Mong ngài minh chứng cho sự sám hối thành khẩn và thiết tha này!

Xin Đức Thế Tôn hãy cho con được xuất gia, phụng hành theo đạo từ bi của Ngài!”.

Kể từ đó, Angulimala được Đức Thế Tôn cho xuất gia, gia nhập Tăng đoàn, thực hành giáo Pháp. Tuy có những lúc do năng lực của ác nghiệp mà Ngài bị người ta ném đá, đánh đập,... khiến chảy máu, y rách,... nhưng Ngài vẫn an tịnh.

Còn Đức vua Pasenadi sau khi biết Angulimala đã trở thành một vị tu sĩ, liền cung kính, chắp tay đảnh lễ Ngài (mặc dù trước đó Đức vua từng tổ chức đem quân đi bắt Angulimala).

Phân cảnh tướng cướp Angulimala được Đức Thế Tôn hóa độ cho xuất gia

Phân cảnh tướng cướp Angulimala được Đức Thế Tôn hóa độ cho xuất gia

Lời phát nguyện mang lại hạnh phúc cho chúng sinh của Tôn giả Angulimala kể từ khi gia nhập Tăng đoàn

Một hôm, khi Tôn giả Angulimala ôm bát đi khất thực ở làng mạc, bỗng nhiên Ngài nghe thấy tiếng kêu khóc của một thiếu phụ đến ngày lâm bồn, nhưng mãi không sinh nở được, xung quanh lại không có thầy thuốc nào, Ngài lo rằng hai mẹ con sẽ không qua nổi.

Chứng kiến cảnh đó, Tôn giả Angulimala vội quay về tịnh xá bạch Đức Thế Tôn:

- Bạch Đức Thế Tôn! Con vừa gặp một thiếu phụ đến ngày lâm bồn, nhưng khó sinh, nên đang chịu đau đớn quằn quại giữa đường. Xin Đức Thế Tôn hãy chỉ cho con cách để có thể giúp thiếu phụ đó được an toàn.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn chỉ dạy rằng:

- Này Angulimala! Con hãy đi đến chỗ người đàn bà ấy, phát nguyện bằng lời chân thật rằng: Từ khi tôi sinh ra, biết mình không có tự ý sát hại chúng sanh; do lời chân thật này, xin cho cô sinh đứa con dễ dàng và hài nhi của cô cũng được an toàn!

Nghe đến đây, Tôn giả Angulimala tỏ ra do dự, bởi nếu nói như Thế Tôn, phải chăng Ngài đang nói dối vì trước đó Ngài từng giết hại rất nhiều người. Nhưng Đức Thế Tôn đã từ bi giảng giải và chỉ dạy cho Angulimala rằng: “Này Angulimala! Từ khi sinh ra, tức là kể từ ngày con được sinh ra trong dòng dõi giáo pháp Thánh tộc”.

Vâng lời Đức Thế Tôn, Ngài lập tức đi đến trước mặt người sản phụ và phát nguyện: “Từ khi tôi sinh ra, biết mình không có tự ý sát hại chúng sanh; do lời chân thật này, xin cho cô sinh đứa con dễ dàng và hài nhi của cô cũng được an toàn!”.

Angulimala nghe lời Phật đến phát nguyện lời chân thật để hồi hướng phúc lành cho thiếu phụ đang trong cơn пguу kịch

Angulimala nghe lời Phật đến phát nguyện lời chân thật để hồi hướng phúc lành cho thiếu phụ đang trong cơn пguу kịch

Lời vừa dứt, tiếng trẻ con khóc liền vang lên, quả nhiên cho thấy sự nhiệm màu và vi diệu từ lời phát nguyện chân thật, đức độ của vị Tôn giả Angulimala.

Về sau, Tôn giả Angulimala nỗ lực tu tập, chứng ngộ Tứ thánh đế, đắc quả A-la-hán bằng trí tuệ siêu thế.

Những bài học sâu sắc qua vở hoạt kịch

Qua vở kịch “Đức Phật với sự xuất gia của tướng cướp” chúng ta rút được ra những bài học vô cùng ý nghĩa và sâu sắc.

Thứ nhất là giáo pháp của Đức Thế Tôn bình đẳng, cứu độ tất cả chúng sinh. Bởi Người xuất hiện ở thế gian để cứu chúng sinh, đem ánh sáng tối thượng, ánh sáng chân lý giác ngộ giải thoát cho chúng sinh.

Liên hệ tới vở kịch, chúng ta thấy rằng tướng cướp Angulimala là một tên tướng cướp khét tiếng khiến dân chúng và triều đình phải khiếp sợ. Vua Ba Tư Nặc nhiều lần tổ chức đem quân đi bắt nhưng không thành. Ngay cả đến pháp luật của vua, những phương tiện của quốc gia không thể xử lý được con người này.

Nhưng duy chỉ với lòng đại từ bi của Đức Phật đã chuyển hoá một con người cực ác như Angulimala trở thành một con người hiền thiện và sau này trở thành vị Thánh Nhân.

Và khi vua Ba Tư Nặc biết Đức Thế Tôn đã tế độ cho Angulimala thì Ngài sẵn sàng thành tâm đảnh lễ. Đó là điều chúng ta hết sức trân quý bởi Ngài là bậc vua nhưng rất cung kính người hướng đến sự tu tập, hướng đến sự hoàn thiện. Cho dù trước đó lý lịch của người đó không tốt đẹp, nhưng khi con người hoàn lương, hướng thiện, hướng thượng thì đó là cao quý, đáng trân trọng.

Thứ hai, chúng ta thấy rằng con đường xuất gia là con đường cao quý, con đường xuất gia là con đường đi đến chân hạnh phúc. Cuộc sống tại gia thực sự đầy rẫy cạm bẫy, đầy rẫy sự nguy hiểm xung quanh. Ví như Angulimala đã bị chính người vợ của ông Thầy Mani đem tâm ái nhiễm để quyến rũ nhưng không được thỏa mãn là bà ta đã ác hại, trả thù.

Cho nên Đức Thế Tôn khẳng định cuộc đời này là đầy rẫy sự đau khổ. Duy chỉ có Phật Pháp mới có thể cứu khổ được chúng sinh. Và con đường xuất gia chân chính là con đường ra khỏi biển khổ nguồn mê.

Mong rằng, vở hoạt kịch “Đức Phật với sự xuất gia của tướng cướp” sẽ để lại nhiều xúc cảm và ấn tượng trong lòng quý khán giả. Chúc quý Phật tử luôn luôn hạnh phúc, an lạc, tin sâu Phật Pháp để mang lại hạnh phúc cho bản thân và mọi người.

Bài liên quan
Xem thêm

Tóm lược cuộc đời Đức Phật: Hành trình giác ngộ và hoằng Pháp (Phần 1)

Nhân vật Phật giáo🞄 06/6/2024

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - nguyên là một vị hoàng tử tên là Tất Đạt Đa, được sinh ra vào năm 624 (Tây Lịch), là một nhân vật lịch sử có thật...

Nhân vật Phật giáo 🞄 06/6/2024

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - nguyên là một vị hoàng tử tên là Tất Đạt Đa, được sinh ra vào năm 624 (Tây Lịch), là một nhân vật lịch sử có thật...

Tiền kiếp Đức Phật cắt thân cứu đàn hổ đói - Lòng từ chấn động trời đất

Nhân vật Phật giáo🞄 12/5/2024

Vậy xin mời quý vị cùng theo dõi câu chuyện cứu đàn hổ trong tiền kiếp của Đức Phật và những lý giải của Đại Đức Thích Trúc Thái Minh qua bài viết dưới đây!

Nhân vật Phật giáo 🞄 12/5/2024

Vậy xin mời quý vị cùng theo dõi câu chuyện cứu đàn hổ trong tiền kiếp của Đức Phật và những lý giải của Đại Đức Thích Trúc Thái Minh qua bài viết dưới đây!

Vua Trần Nhân Tông: Những đóng góp vĩ đại, đặc biệt nhất trong lịch sử dân tộc

Bài viết🞄 09/12/2023

Một người vừa lên ngôi vua đã đánh bại đội quân Nguyên Mông hùng mạnh nhất thời bấy giờ, từ bỏ đỉnh cao danh vọng để xuất gia - đó là Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Bài viết 🞄 09/12/2023

Một người vừa lên ngôi vua đã đánh bại đội quân Nguyên Mông hùng mạnh nhất thời bấy giờ, từ bỏ đỉnh cao danh vọng để xuất gia - đó là Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Vua Trần Nhân Tông: Cuộc đời và sự nghiệp có một không hai trong lịch sử

Bài viết🞄 04/12/2023

Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông là một ngôi sao sáng trong lịch sử dân tộc. Ngài không chỉ là bậc minh quân mà còn là nhà tu hành chân chính, lỗi lạc.

Bài viết 🞄 04/12/2023

Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông là một ngôi sao sáng trong lịch sử dân tộc. Ngài không chỉ là bậc minh quân mà còn là nhà tu hành chân chính, lỗi lạc.

Vì sao tôn giả Mục Kiều Liên - Thần thông đệ nhất bị đánh đập đến chết?

Nhân vật Phật giáo🞄 29/11/2023

Mời quý Phật tử và các bạn cùng theo dõi video: Vì sao tôn giả Mục Kiều Liên - Thần thông đệ nhất bị đánh đập đến chết?

Nhân vật Phật giáo 🞄 29/11/2023

Mời quý Phật tử và các bạn cùng theo dõi video: Vì sao tôn giả Mục Kiều Liên - Thần thông đệ nhất bị đánh đập đến chết?

Chuyện vị thần nữ cản trở sự cúng dường và bài học từ lòng tín tâm kiên cố của ông Cấp Cô Độc

Nhân vật Phật giáo🞄 07/11/2023

Chuyện vị thần nữ cản trở sự cúng dường và bài học từ lòng tín tâm kiên cố của ông Cấp Cô Độc

Nhân vật Phật giáo 🞄 07/11/2023

Chuyện vị thần nữ cản trở sự cúng dường và bài học từ lòng tín tâm kiên cố của ông Cấp Cô Độc

A Dục Vương: Vị vua xây dựng 8 vạn 4 ngàn Tháp Thánh vương xá lợi Phật

Bài viết🞄 21/9/2023

Vua Ashoka (hay còn gọi là A Dục Vương) là vị vua thứ ba của vương triều Maurya thời Ấn Độ xưa, trị vì từ năm 273 - 232 Tây Lịch....

Bài viết 🞄 21/9/2023

Vua Ashoka (hay còn gọi là A Dục Vương) là vị vua thứ ba của vương triều Maurya thời Ấn Độ xưa, trị vì từ năm 273 - 232 Tây Lịch....

Vở kịch: Mục Liên cứu mẹ | Vu Lan 2023 | Chùa Ba Vàng

Nhân vật Phật giáo🞄 04/9/2023

Kính mời quý vị và các bạn cùng thưởng thức vở kịch Mục Liên cứu mẹ được trình diễn tại đêm văn nghệ Vu Lan báo hiếu thâm ân, ngày 4 tháng 7 năm Quý Mão

Nhân vật Phật giáo 🞄 04/9/2023

Kính mời quý vị và các bạn cùng thưởng thức vở kịch Mục Liên cứu mẹ được trình diễn tại đêm văn nghệ Vu Lan báo hiếu thâm ân, ngày 4 tháng 7 năm Quý Mão

Cảm động tiền thân Đức Phật xả thân cứu mẹ con hổ đói

Nhân vật Phật giáo🞄 03/9/2023

Bí ẩn đằng sau hành động Đức Phật xả thân cứu mẹ con hổ đói. Mời quý Phật tử và các bạn cùng theo dõi video.

Nhân vật Phật giáo 🞄 03/9/2023

Bí ẩn đằng sau hành động Đức Phật xả thân cứu mẹ con hổ đói. Mời quý Phật tử và các bạn cùng theo dõi video.

Câu chuyện tiền kiếp của Bồ Tát Địa Tạng - Quang Mục cứu mẹ [RẤT HAY]

Nhân vật Phật giáo🞄 26/8/2023

Câu chuyện: Quang Mục cứu mẹ - Hiếu duyên Bồ tát Địa Tạng Vương phát nguyện Bồ Đề | Chuyện nhân quả Phật giáo rất hay

Nhân vật Phật giáo 🞄 26/8/2023

Câu chuyện: Quang Mục cứu mẹ - Hiếu duyên Bồ tát Địa Tạng Vương phát nguyện Bồ Đề | Chuyện nhân quả Phật giáo rất hay

Lý giải về hoàng hậu Ma Da - người mẹ đặc biệt nhất thế gian

Nhân vật Phật giáo🞄 02/5/2023

Hoàng hậu Ma Da là mẹ của Thái tử Tất Đạt Đa (tức Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sau này). Đức Phật là bậc có phước báu lớn nhất thế gian, không ai sánh bằng;...

Nhân vật Phật giáo 🞄 02/5/2023

Hoàng hậu Ma Da là mẹ của Thái tử Tất Đạt Đa (tức Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sau này). Đức Phật là bậc có phước báu lớn nhất thế gian, không ai sánh bằng;...

Tôn giả Đại Ca Diếp - Đại đệ tử của Đức Phật với hạnh đầu đà đệ nhất

Bài viết🞄 09/4/2023

Tôn giả Ma Ha Ca Diếp là một vị Tỳ-kheo gương mẫu với phẩm hạnh đầu đà đệ nhất trong 10 vị đại đệ tử của Đức Phật.

Bài viết 🞄 09/4/2023

Tôn giả Ma Ha Ca Diếp là một vị Tỳ-kheo gương mẫu với phẩm hạnh đầu đà đệ nhất trong 10 vị đại đệ tử của Đức Phật.

Cuộc đời Tôn giả Ma Ha Ca Diếp: Từ lúc hạ sinh đến khi thành bậc đầu đà đệ nhất

Bài viết🞄 09/4/2023

Tôn giả Ma Ha Ca Diếp được biết đến là vị Thánh tăng đệ nhất đầu đà trong 10 đại đệ tử của Đức Phật. Khi còn ở thế tục, Ngài có tên là Tất Bát La Da Na.

Bài viết 🞄 09/4/2023

Tôn giả Ma Ha Ca Diếp được biết đến là vị Thánh tăng đệ nhất đầu đà trong 10 đại đệ tử của Đức Phật. Khi còn ở thế tục, Ngài có tên là Tất Bát La Da Na.

Thái tử Tất Đạt Đa (Đức Phật) - một con người đặc biệt, một sự từ bỏ vĩ đại

Nhân vật Phật giáo🞄 22/02/2023

Thái tử Tất Đạt Đa (Đức Phật) - một con người đặc biệt, một sự từ bỏ vĩ đại

Nhân vật Phật giáo 🞄 22/02/2023

Thái tử Tất Đạt Đa (Đức Phật) - một con người đặc biệt, một sự từ bỏ vĩ đại

Thiên Ma Ba Tuần là ai? Tại sao Thiên ma Ba Tuần phá Phật thành đạo

Bài viết🞄 14/12/2022

Vào đêm thứ 49 - đêm cuối cùng trước khi Đức Phật thành đạo, Thiên Ma Ba Tuần đã kéo quân đến quấy phá Đức Phật, nhằm cản trở Ngài đạt đạo.

Bài viết 🞄 14/12/2022

Vào đêm thứ 49 - đêm cuối cùng trước khi Đức Phật thành đạo, Thiên Ma Ba Tuần đã kéo quân đến quấy phá Đức Phật, nhằm cản trở Ngài đạt đạo.

Ý nghĩa về bài kệ “Cư trần lạc đạo” của Phật Hoàng Trần Nhân Tông

Bài viết🞄 17/11/2022

Tại sao thông qua bài kệ, người đọc có thể hiểu và áp dụng được những phương pháp tu tâm ngay giữa chốn trần gian phiền não?...

Bài viết 🞄 17/11/2022

Tại sao thông qua bài kệ, người đọc có thể hiểu và áp dụng được những phương pháp tu tâm ngay giữa chốn trần gian phiền não?...

Thực hư câu chuyện Niêm hoa vi tiếu và sự khởi duyên lưu truyền Pháp hạnh đầu đà ở thế gian của ngài Đại Ca Diếp

Nhân vật Phật giáo🞄 03/4/2022

Niêm hoa vi tiếu là một câu chuyện đặc biệt trong Phật giáo, là nguồn khởi duyên to lớn và thù thắng cho việc Ngài Ca Diếp lưu giữ pháp hạnh đầu đà

Nhân vật Phật giáo 🞄 03/4/2022

Niêm hoa vi tiếu là một câu chuyện đặc biệt trong Phật giáo, là nguồn khởi duyên to lớn và thù thắng cho việc Ngài Ca Diếp lưu giữ pháp hạnh đầu đà

Đức Phật thế độ cho ngoại đạo Tu Bạt Đà La - Câu chuyện về tâm đại bi vô lượng của Ngài trước khi nhập diệt

Nhân vật Phật giáo🞄 28/3/2022

Trong giây phút cuối của cuộc đời, dù thân tứ đại Đức Thế Tôn đang đớn đau vô cùng bởi cơn bạo bệnh, Ngài vẫn thế độ cho vị tu sĩ ngoại đạo Tu Bạt Đà La.

Nhân vật Phật giáo 🞄 28/3/2022

Trong giây phút cuối của cuộc đời, dù thân tứ đại Đức Thế Tôn đang đớn đau vô cùng bởi cơn bạo bệnh, Ngài vẫn thế độ cho vị tu sĩ ngoại đạo Tu Bạt Đà La.