trực tuyến
🔴[TRỰC TIẾP] Trai đàn chẩn tế - Kết lễ Ngũ Bách Danh Giáp Thìn 2024 | Thời khóa 12/12

Thứ Sáu, 29/3/2024

tức 20/2 Giáp Thìn

Dòng họ Thích Ca (Sākya) tiêu vong - Tại sao Đức Phật không cứu được người thân của mình?

17/02/2020

Nhiều người luôn thắc mắc tại sao Đức Phật lại không thể cứu được dòng tộc của mình? Sở dĩ Đức Phật không cứu được là do ác nghiệp của dòng họ Thích Ca

17/02/2020

-
aa
+

Nhiều người khi chưa hiểu về nhân quả luôn thắc mắc tại sao Đức Phật là bậc toàn giác, phúc trí vẹn toàn lại không thể cứu được dòng họ của mình khi bị vua Tỳ Lưu Ly (Viḍūḍabha) tàn hại? Phải chăng Đức Phật cũng không thể can thiệp vào Nhân - Quả của tất cả chúng sinh?

Kính mời quý Phật tử cùng đọc câu chuyện dưới đây để hiểu hơn về nguyên nhân sâu xa và lý do Đức Phật không thể giúp thành Ca Tỳ La Vệ (Kapilavastu) thoát khỏi đại nạn này.

Sự phẫn nộ của vua Tỳ Lưu Ly (Viḍūḍabha)

Khi là chàng trai 17 tuổi, Thái tử Tỳ Lưu Ly được vua cha là Ba Tư Nặc (Pāsenadi) và mẹ là Hoàng hậu Mạt Lợi (Vāsabhakkhattiyā) đồng ý cho về thăm lại quê ngoại thuộc dòng tộc Thích Ca ở kinh thành Ca Tỳ La Vệ.
Trong thời gian ở quê, Tỳ Lưu Ly được ông bà ngoại tiếp đón rất nồng hậu và thân mật. Ở đây, Thái tử thật sự thấy được sự thân thuộc và yên bình. Nhưng khi gặp gỡ bà con quyến thuộc trong hoàng gia, với sự nhạy bén của mình; Tỳ Lưu Ly đã nhận thấy sự gượng gạo, không chân thật từ ánh mắt, tiếng cười của những người họ hàng hoàng tộc. Và trong chuyến đi này, Thái tử đã phát hiện ra một sự thật vô cùng kinh sợ, đó là mẹ của mình - hoàng hậu Mạt Lợi xuất thân là một nô lệ. Chính vì điều ấy nên Tỳ Lưu Ly đã bị những người dòng tộc họ Thích khinh chê, coi thường; bị gọi là con của người đàn bà nô lệ. Khi ấy, Thái tử Tỳ Lưu Ly vô cùng phẫn nộ và tức giận. Cho đến khi lên ngôi vua, ông vẫn nhớ mối thâm thù xưa và quyết tâm đem quân tiến đánh thành Ca Tỳ La Vệ để rửa nỗi nhục ấy.

Vua Tỳ Lưu Ly quyết tâm đem quân sang đánh thành Ca Tỳ La Vệ ( nơi dòng họ Thích Ca đang sinh sống) để trả mối thù xưa

Vua Tỳ Lưu Ly quyết tâm đem quân sang đánh thành Ca Tỳ La Vệ (nơi dòng họ Thích Ca đang sinh sống) để trả mối thù xưa

Ba lần Đức Phật ngăn cản bước chân của vua Tỳ Lưu Ly tàn sát dòng tộc Thích Ca

Khi đội quân hùng mạnh đến biên giới giữa hai nước, Tỳ Lưu Ly phát hiện ra Đức Phật đã ngồi dưới gốc cây có cành lá thưa thớt tự bao giờ. Vốn tôn kính Đức Phật từ trước, vua Tỳ Lưu Ly đến bên Đức Phật đảnh lễ và hỏi:
- Trời nắng to như thế này, sao đức Thế Tôn không qua bên kia biên giới, ngồi dưới bóng cây râm mát, mà lại ngồi ở chỗ trơ trọi, trống không trên đầu như thế này?
Đức Phật trang nghiêm đáp:
- Bóng râm của cây lá, không mát mẻ đâu, tâu đại vương!
- Trẫm không hiểu!
- Phải! Đại vương phải suy nghĩ mới hiểu được! “Bóng râm của thân tộc” mới thật sự là mát mẻ, tâu đại vương!
Khi nghe câu “Bóng râm của thân tộc” vua Tỳ Lưu Ly hiểu ý của Đức Phật và ra lệnh rút quân về.

Đức Phật ngồi dưới gốc cây cành lá thưa thớt, ngăn cản vua Lưu Ly sang đánh dòng họ Thích Ca

Đức Phật ngồi dưới gốc cây cành lá thưa thớt, ngăn cản vua Lưu Ly sang đánh dòng họ Thích Ca

Tuy nhiên, vì chưa nguôi lửa hận trong lòng, Tỳ Lưu Ly vẫn âm thầm cho quân thăm dò Đức Phật. Nghe tin Ngài đã về Kỳ Viên tịnh xá, Tỳ Lưu Ly nhanh chóng xuất binh lên đường nhưng đến biên giới thì gặp Đức Phật nên đành quay về. Kiên trì xuất quân tới bốn lần. Lần thứ bốn này, Đức Phật không còn ngồi ở đó nữa, Tỳ Lưu Ly lập tức dẫn quân ồ ạt tiến về thành Ca Tỳ La Vệ như cuồng phong vũ bão; gặp ai thuộc dòng tộc Thích Ca đều thẳng tay chém giết.
“Ngài Mục Kiền Liên đau xót quá, dùng thần thông đưa những người dòng Thích còn lại cho vào bình bát, bay lên hư không. Khi vua Tỳ Lưu Ly mang quân về, Ngài Mục Kiền Liên bạch Đức Thế Tôn đã cứu được những người còn lại của tộc Thích Ca. Nhưng mở bình bát ra thì những người bên trong đã biến thành máu, không còn ai sống sót” - trích lời Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh trong bài giảng “Thần thông của Đức Mục Kiền Liên không đương cự nổi thần lực của kẻ giết Ngài” (kinh Mi Tiên Vấn Đáp, câu hỏi 130).

Tại sao Đức Phật không cứu được dòng tộc Thích Ca?

Nhiều người luôn thắc mắc tại sao Đức Phật lại không thể cứu được dòng tộc của mình? Sở dĩ Đức Phật không cứu được là do ác nghiệp của dòng tộc Thích Ca với vua Tỳ Lưu Ly đã đến thời trổ quả. Mọi thiện nghiệp mà dòng tộc tạo ra quá yếu ớt, không thể chuyển hóa hoàn toàn được nghiệp ác này. Khi ấy, Đức Phật đã thuyết giảng về nguyên nhân sâu xa của trận tàn sát. “Ngày xưa trong thành La-duyệt này, có một làng đánh cá. Khi ấy đời hết sức đói nghèo, người phải ăn rễ cây, một đấu vàng đổi một đấu gạo. Trong làng đó có một ao tắm lớn lại rất nhiều cá. Nhân dân trong thành La-duyệt đều đến ao bắt cá ăn. Ngay lúc đó, dưới nước có hai thứ cá: một tên Câu tỏa; hai tên Lưỡng thiệt (hai lưỡi). Khi đó, hai cá bảo nhau: "Chúng ta đối với những người này, trước tiên không có lỗi lầm. Ta là vật thuộc thủy tánh, không ở đất bằng. Nhân dân này đều đến ăn nuốt chúng ta. Ðời trước nếu có chút ít phước đức gì sẽ dùng báo oán".
Bấy giờ trong làng có một đứa bé vừa tám tuổi, không đánh cá cũng không hại mạng chúng. Nhưng lúc những con cá kia chết ở trên bờ, đứa bé ấy thấy xong hết sức hoan hỷ” (Kinh Tăng Nhất A Hàm tập II).
Đức Phật khai thị, nhân dân trong thành La-duyệt ngày đó chính là dòng họ Thích Ca bây giờ. Con cá Câu tỏa nay là vua Tỳ Lưu Ly. Còn cậu bé tám tuổi khi ấy nay chính là Đức Phật. Khi quả báo của dòng họ Thích Ca chín muồi, chính Ngài cũng phải chịu nhân quả. Đức Phật dạy: “Ta lúc ấy ngồi thấy mà cười, nay bị đau đầu như đá đè, ví như lấy đầu đội núi Tu-di”.

Kinh thành Ca Tỳ La Vệ chìm trong biển lửa và dòng họ Thích Ca bị tiêu vong

Kinh thành Ca Tỳ La Vệ chìm trong biển lửa và dòng họ Thích Ca bị tiêu vong

>>> Sức mạnh của định nghiệp và phương pháp chuyển hóa năng lực của nghiệp

Sau trận chiến, biết trước điều gì sẽ xảy đến với vua Tỳ Lưu Ly, Đức Phật huyền ký sau bảy ngày, vua cùng quân lính sẽ bị chết cháy. Vua Tỳ Lưu Ly nghe xong lo âu, hoảng sợ. Thấy vậy quần thần bày cách làm thuyền lớn đưa vua ra giữa sông, đợi cho qua thảm nạn. Đợi mãi đến ngày thứ bảy không thấy có chuyện gì xảy ra, vua Tỳ Lưu Ly vui sướng mở tiệc ăn mừng, rượu chè no say. Khi đó, những cây nến bị gió thổi đổ xuống, cháy bén vào màn trướng trên thuyền; toàn bộ người và vật đều bị thiêu rụi giữa sông.
Bấy giờ Đức Phật đọc bài kệ:
“Tạo ác thật quá sức,
Ðều do thân miệng làm,
Thân này chịu khổ não,
Thọ mạng cũng ngắn ngủi.
Nếu lúc ở tại nhà,
Thì bị lửa thiêu đốt,
Nếu lúc mạng đã hết,
Ắt sanh trong địa ngục”.

Đức Phật thuyết giảng cho Tăng chúng về nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc dòng họ Thích Ca bị diệt vong

Đức Phật thuyết giảng cho Tăng chúng về nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc dòng họ Thích Ca bị diệt vong

Từ câu chuyện giữa dòng họ Thích Ca và vua Tỳ Lưu Ly chúng ta thấy nhân quả thật công bằng và chính xác. Mọi sự vật, hiện tượng trên đời đều có nguyên nhân của nó. Nếu chúng ta gieo nhân ác sẽ bị quả báo đau khổ, nếu chúng ta gieo nhân thiện sẽ nhận quả báo tốt đẹp, an vui.

>>> Pháp Thoại: Nhân Quả Và Nghiệp Báo

Mong rằng quý Phật tử tin sâu nhân quả, tránh làm các việc ác, chăm làm các việc thiện để cuộc sống được an vui, hạnh phúc.

Hạnh Liên

Xem thêm

Trùng tang liên táng: Nguyên nhân và cách hóa giải giúp gia đình an ổn

Bài viết🞄 22/3/2024

Trùng tang hay trùng tang liên táng gây ra nỗi ám ảnh cho nhiều gia đình, dòng họ khi có người mất. Có nhà đưa tang cha xong thì lần lượt đến tang con

Bài viết 🞄 22/3/2024

Trùng tang hay trùng tang liên táng gây ra nỗi ám ảnh cho nhiều gia đình, dòng họ khi có người mất. Có nhà đưa tang cha xong thì lần lượt đến tang con

Tại sao làm nhà xong hay gặp hạn? Cách hóa giải để tránh gặp tai họa

Bài viết🞄 20/3/2024

Dân gian quan niệm, “hạn làm nhà” là hiện tượng sau khi xây cất nhà mới thì xảy ra những vấn đề như: sức khỏe đi xuống, kinh tế khó khăn...

Bài viết 🞄 20/3/2024

Dân gian quan niệm, “hạn làm nhà” là hiện tượng sau khi xây cất nhà mới thì xảy ra những vấn đề như: sức khỏe đi xuống, kinh tế khó khăn...

Dấu hiệu mộ kết và cách hóa giải để các việc được yên ổn, tốt đẹp

Bài viết🞄 13/3/2024

Mộ kết là hiện tượng tâm linh khiến nhiều người lo sợ. Vậy thực hư hiện tượng này thế nào? Cách xử lý ngôi mộ kết ra sao để gia đình được an ổn, tốt đẹp?

Bài viết 🞄 13/3/2024

Mộ kết là hiện tượng tâm linh khiến nhiều người lo sợ. Vậy thực hư hiện tượng này thế nào? Cách xử lý ngôi mộ kết ra sao để gia đình được an ổn, tốt đẹp?

Tiết Thanh minh vào khi nào? Cách cúng Tết Thanh minh chuẩn, đầy đủ

Bài viết🞄 11/3/2024

Tết Thanh minh đã đi sâu vào tiềm thức người dân Việt, thường bắt đầu vào khoảng đầu tháng Ba (Âm lịch), là ngày tưởng nhớ đến người thân đã mất

Bài viết 🞄 11/3/2024

Tết Thanh minh đã đi sâu vào tiềm thức người dân Việt, thường bắt đầu vào khoảng đầu tháng Ba (Âm lịch), là ngày tưởng nhớ đến người thân đã mất

3 điều cần biết về rằm tháng Giêng: văn khấn, cách bày mâm cúng,...

Bài viết🞄 23/02/2024

Cúng rằm tháng Giêng là một trong các nghi lễ được người Việt chú trọng thực hiện vào dịp đầu xuân, là dịp để nhà nhà sắm sửa mâm cúng dâng tổ tiên…

Bài viết 🞄 23/02/2024

Cúng rằm tháng Giêng là một trong các nghi lễ được người Việt chú trọng thực hiện vào dịp đầu xuân, là dịp để nhà nhà sắm sửa mâm cúng dâng tổ tiên…

Hái lộc là gì? Hái lộc đầu năm như thế nào cho đúng, được tài lộc?

Bài viết🞄 27/01/2024

Hái lộc đầu xuân là một trong những truyền thống dịp Tết đến, xuân về của người Việt. Tuy nhiên, có nhiều người hiểu sai về truyền thống tốt đẹp này...

Bài viết 🞄 27/01/2024

Hái lộc đầu xuân là một trong những truyền thống dịp Tết đến, xuân về của người Việt. Tuy nhiên, có nhiều người hiểu sai về truyền thống tốt đẹp này...

Xuất hành đầu năm là gì? Cách xuất hành để năm mới được bình an

Bài viết🞄 21/01/2024

Chọn hướng tốt, ngày giờ xuất hành để thuận buồm xuôi gió, bình an cả năm là nỗi băn khoăn của nhiều người dân Việt Nam trong dịp Tết đến.

Bài viết 🞄 21/01/2024

Chọn hướng tốt, ngày giờ xuất hành để thuận buồm xuôi gió, bình an cả năm là nỗi băn khoăn của nhiều người dân Việt Nam trong dịp Tết đến.

Cúng tạ đất vào ngày nào? Sắm lễ tạ đất mang phúc lành cho gia chủ

Bài viết🞄 16/01/2024

Lễ tạ đất mang ý nghĩa đền ơn những người có ân với mình. Ông cha ta có câu: “Đất có thổ công, sông có hà bá”. Cho nên, nhiều người tin là có các vị thần...

Bài viết 🞄 16/01/2024

Lễ tạ đất mang ý nghĩa đền ơn những người có ân với mình. Ông cha ta có câu: “Đất có thổ công, sông có hà bá”. Cho nên, nhiều người tin là có các vị thần...

Tuyển tập các bài hát về Tết hay nhất năm 2024

Bài viết🞄 12/01/2024

Những bản nhạc Tết hay nhất dưới đây sẽ góp phần giúp những ngày đầu năm trở nên rộn ràng, vui tươi và ý nghĩa hơn.

Bài viết 🞄 12/01/2024

Những bản nhạc Tết hay nhất dưới đây sẽ góp phần giúp những ngày đầu năm trở nên rộn ràng, vui tươi và ý nghĩa hơn.

Ý nghĩa mừng thọ người cao tuổi và cách để ông bà, cha mẹ sống thọ

Bài viết🞄 12/01/2024

Để lễ mừng thọ trở nên nhiều ý nghĩa, đồng thời biết cách tạo phước giúp ông bà, cha mẹ được khỏe mạnh, sống thọ; kính mời quý vị đọc bài viết dưới đây.

Bài viết 🞄 12/01/2024

Để lễ mừng thọ trở nên nhiều ý nghĩa, đồng thời biết cách tạo phước giúp ông bà, cha mẹ được khỏe mạnh, sống thọ; kính mời quý vị đọc bài viết dưới đây.

Tết Nguyên Đán: Ý nghĩa, lịch nghỉ Tết, phong tục Tết cổ truyền

Bài viết🞄 08/01/2024

“Tết Nguyên Đán” có nghĩa là tiết khởi đầu, ngày mới đầu tiên của một năm. “Tết” là nghĩa của chữ “Tiết”, “Nguyên” là khởi nguồn, là bắt đầu, là nguyên...

Bài viết 🞄 08/01/2024

“Tết Nguyên Đán” có nghĩa là tiết khởi đầu, ngày mới đầu tiên của một năm. “Tết” là nghĩa của chữ “Tiết”, “Nguyên” là khởi nguồn, là bắt đầu, là nguyên...

“Tour trải nghiệm” trở về thời Trần độc nhất: Không gian văn hóa độc đáo tại chùa Ba Vàng

Bài viết🞄 07/01/2024

Có một nơi mà tôi nghĩ, nếu bạn là người thích trải nghiệm văn hóa thì không nên bỏ lỡ. Đó là không gian văn hóa thời Trần, diễn ra hàng năm tại chùa Ba Vàng.

Bài viết 🞄 07/01/2024

Có một nơi mà tôi nghĩ, nếu bạn là người thích trải nghiệm văn hóa thì không nên bỏ lỡ. Đó là không gian văn hóa thời Trần, diễn ra hàng năm tại chùa Ba Vàng.

Hướng dẫn cách cúng ông Công ông Táo đúng và đơn giản nhất

Bài viết🞄 07/01/2024

Lễ cúng ông Công ông Táo là phong tục truyền thống của Việt Nam vào ngày 23 tháng Chạp. Hướng dẫn chi tiết cách cúng ông Công ông Táo 2024: đồ lễ cúng, bài cúng..

Bài viết 🞄 07/01/2024

Lễ cúng ông Công ông Táo là phong tục truyền thống của Việt Nam vào ngày 23 tháng Chạp. Hướng dẫn chi tiết cách cúng ông Công ông Táo 2024: đồ lễ cúng, bài cúng..

Hà Myo: Thật xúc động khi hát xẩm về Phật hoàng Trần Nhân Tông!

Bài viết🞄 02/01/2024

Ca sĩ Hà Myo - tên thật là Nguyễn Thị Ngọc Hà, là một trong những gương mặt trẻ nổi lên nhờ sự phá cách trong âm nhạc, kết hợp dòng nhạc xẩm dân gian...

Bài viết 🞄 02/01/2024

Ca sĩ Hà Myo - tên thật là Nguyễn Thị Ngọc Hà, là một trong những gương mặt trẻ nổi lên nhờ sự phá cách trong âm nhạc, kết hợp dòng nhạc xẩm dân gian...

Ý nghĩa cây nêu ngày tết và thực hư việc cây nêu đem lại bình an, may mắn

Bài viết🞄 16/12/2023

Năm mới Tết đến, nhiều gia đình thường dựng cây nêu với mong muốn xua đuổi tà ma, mang may mắn, bình an cho gia đình.

Bài viết 🞄 16/12/2023

Năm mới Tết đến, nhiều gia đình thường dựng cây nêu với mong muốn xua đuổi tà ma, mang may mắn, bình an cho gia đình.

Vua Trần Nhân Tông: Những đóng góp vĩ đại của vị vua Phật đặc biệt nhất trong lịch sử Việt Nam

Bài viết🞄 09/12/2023

Một con người vừa lên ngôi vua đã đánh bại được đội quân Nguyên Mông hùng mạnh nhất thời bấy giờ; một con người đã đưa thời Trần trở thành thời kỳ hưng thịnh bậc nhất trong lịch sử;...

Bài viết 🞄 09/12/2023

Một con người vừa lên ngôi vua đã đánh bại được đội quân Nguyên Mông hùng mạnh nhất thời bấy giờ; một con người đã đưa thời Trần trở thành thời kỳ hưng thịnh bậc nhất trong lịch sử;...

Có nên xem bói không? Cách để không cần xem bói mà mọi việc vẫn tốt đẹp

Bài viết🞄 05/12/2023

Khi gặp bế tắc, khổ đau trong cuộc sống mà không biết cách giải quyết, nhiều người đã đi xem bói với mong muốn được thoát khỏi tai ương. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều bị “tiền mất tật mang” sau khi đi xem bói.

Bài viết 🞄 05/12/2023

Khi gặp bế tắc, khổ đau trong cuộc sống mà không biết cách giải quyết, nhiều người đã đi xem bói với mong muốn được thoát khỏi tai ương. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều bị “tiền mất tật mang” sau khi đi xem bói.

Vua Trần Nhân Tông: Bật mí về cuộc đời và sự nghiệp tu hành có một không hai trong lịch sử

Bài viết🞄 04/12/2023

Đức vua Trần Nhân Tông tên húy là Khâm, sinh ngày 11/11/Mậu Ngọ (tức 07/12/1258), là con trưởng của vua Trần Thánh Tông và Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng hậu...

Bài viết 🞄 04/12/2023

Đức vua Trần Nhân Tông tên húy là Khâm, sinh ngày 11/11/Mậu Ngọ (tức 07/12/1258), là con trưởng của vua Trần Thánh Tông và Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng hậu...

Hành hương đất Phật - Tứ thánh tích: Cần phải đến ít nhất một lần trong đời

Bài viết🞄 30/11/2023

Tứ thánh tích là nơi thu hút hàng triệu tín đồ trong nhiều thập kỷ; cũng là một trong những nơi linh thiêng và phúc báu bậc nhất trên thế giới.

Bài viết 🞄 30/11/2023

Tứ thánh tích là nơi thu hút hàng triệu tín đồ trong nhiều thập kỷ; cũng là một trong những nơi linh thiêng và phúc báu bậc nhất trên thế giới.