trực tuyến
Chẩn tế tháng 3/Giáp Thìn

Thứ Sáu, 26/4/2024

tức /

Đức Phật thế độ cho ngoại đạo Tu Bạt Đà La - Câu chuyện về tâm đại bi vô lượng của Ngài trước khi nhập diệt

Trong giây phút cuối của cuộc đời, dù thân tứ đại Đức Thế Tôn đang đớn đau vô cùng bởi cơn bạo bệnh, Ngài vẫn thế độ cho vị tu sĩ ngoại đạo Tu Bạt Đà La.

-
aa
+

“Thật hy hữu thay, bạch Thế Tôn! Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho người bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, chánh pháp đã được Thế Tôn dùng nhiều phương tiện trình bày, giải thích. Bạch Thế Tôn, con xin quy y Thế Tôn, quy y Pháp và quy y Tỳ-kheo Tăng. Mong con được xuất gia với Thế Tôn. Con xin thọ đại giới. Mong đức Thế Tôn chấp thuận!”.

Đây là lời thỉnh cầu tha thiết mong muốn xuất gia, tu hành theo chính Pháp được thốt lên từ du sĩ ngoại đạo Tu Bạt Đà La ngay trước giờ phút Đức Thế Tôn nhập Niết bàn.

Khi ấy trong giây phút cuối của cuộc đời, cho dù thân tứ đại Đức Thế Tôn đang đớn đau vô cùng bởi cơn bạo bệnh, Ngài vẫn thế độ cho vị tu sĩ ngoại đạo Tu Bạt Đà La và trở thành vị đệ tử cuối cùng được Ngài thế độ. Để cảm nhận sâu sắc về tấm lòng đại bi của Đức Thế Tôn, mời quý vị cùng đón đọc vở hoạt kịch mang tên: “Ngoại đạo với sự kiện Đức Phật nhập Niết bàn”.

Ngoại đạo Tu Bạt Đa La và sự tà kiến của người dân xứ Ấn thời bấy giờ

Thuở ấy, những người dân Ấn tại xứ Câu Thi Na (nay thuộc miền Đông Bắc Ấn Độ) có niềm tin mãnh liệt vào đấng Thần linh, họ cho rằng Thần linh có thể ban phước và cứu lấy những đau khổ trong cuộc đời. Vì vậy, họ đã chuẩn bị những lễ vật tươm tất dâng lên Bà-la-môn Tu Bạt Đà La mong Ngài làm lễ tế tự để nhân dân thoát khỏi cảnh điêu đứng.

Một người chắp tay thỉnh cầu: “Thưa Bà-la-môn Tu Bạt Đà La, dân chúng trong thành Câu Thi Na không ai là không biết tới sự thông minh đa trí, tinh thông lễ bái và thông đạt sách luận Vệ Đà của Ngài. Nay chúng con gặp khổ, có lẽ do Thần linh trách phạt. Bằng tất cả sự tôn kính, chúng con xin Ngài hãy thương xót làm lễ tế tự này để nơi đây thoát khỏi cảnh điêu linh. Chỉ có Bà-la-môn tối cao như Ngài mới có thể cứu được chúng con. Xin thần linh ban phước, xin thần linh hãy cứu lấy chúng con”.

Phân cảnh du sĩ ngoại đạo 'Tu Bạt Đà La nghe lời thỉnh cầu của dân chúng

Phân cảnh du sĩ ngoại đạo 'Tu Bạt Đà La nghe lời thỉnh cầu của dân chúng

Bà-la-môn Tu Bạt Đà La nghe lời cầu thỉnh của người dân liền nói: “Bằng tất cả đức tin trong sạch với đấng Brahma tối cao, các ngươi hãy để Thần linh tiêu diệt mọi tội lỗi và đem lại bình an cho vùng đất này”.

Nói xong ông bắt đầu làm lễ tế tự cho người dân nơi đây. Tay ông khấn vái làm phép, xen vào những câu thần chú và những điệu trì chú đặc biệt của đạo Bà-la-môn: “Hỡi đấng Brahma tối cao - linh hồn của vũ trụ, hãy nghe lời thỉnh cầu của chúng con”.

Cảnh thờ thần lửa của ngoại đạo trong vở hoạt kịch

Cảnh thờ thần lửa của ngoại đạo trong vở hoạt kịch "Ngoại đạo với sự kiện Đức Phật nhập Niết Bàn".

Tiếp đó, Tu Bạt Đà La quay sang và nói: “Nào, hãy mau đem tro này trải xuống sông và mang đồ cúng lễ đến vách đá cùng với 500 dê, bò, cừu, ngựa để dâng lên đấng Brahma tối cao, Ngài sẽ thương xót cho các ngươi và cuộc sống sẽ bình an trở lại”.

Khi Tu Bạt Đà La làm lễ xong, những người dân xung quanh ai nấy đều tin tưởng về buổi tế Thần của Bà-la-môn sẽ giúp họ thoát khổ và được giàu có trở lại.

Những nghi ngờ về đấng Thần linh luôn thiêu đốt trong tâm trí Tu Bạt Đà La

Sau buổi lễ cúng tế Thần linh, Bà-la-môn Tu Bạt Đà La trở về cung điện, dưới ánh trăng sáng vằng vặc, những dòng suy nghĩ cứ nổi sóng trong tâm trí của ông.

Tu Bạt Đà La thở dài: “Màn đêm này thật tĩnh mịch quá nhưng sao trong lòng ta lại nổi sóng thế này? Có phải do đức tin thuần khiết luôn cháy rực trong ta đang dần nguội lạnh? Không, điều đó không thể xảy ra. Chao ôi, một Bà-la-môn đệ nhất như ta cũng có ngày như thế này hay sao?”

Tiếp tục dòng suy ngẫm: “Tu Bạt Đà La ta luôn tin mình là con của đấng Phạm Thiên tối linh, ta sinh ra đã mang trong mình dòng máu cao quý. Ta vẫn luôn nắm giữ trong mình thứ vũ khí sắc bén nhất, đó là niềm tin. Ta tin đấng Brahma cao tột vẫn luôn che chở và kết nối với ta trong từng hơi thở. Bao nhiêu năm qua ta học bằng đức tin, ta làm bằng đức tin, nhưng sao giờ đây trong lòng ta vẫn còn quá nhiều điều không lý giải được”.

Nhân vật Bà-la-môn Tu Bạt Đà La trăn trở, suy ngẫm về con đường tu tập của mình.

Nhân vật Bà-la-môn Tu Bạt Đà La trăn trở, suy ngẫm về con đường tu tập của mình.

Nỗi lòng của Tu Bạt Đà La ngày càng bứt rứt, nặng trĩu với hàng loạt những thắc mắc: “Ta luôn thắc mắc, lục thầy đạo sư nổi tiếng như các ngài Phú La Ca Diếp, Mạc Già Lê Cù Xá Lợi, A Kỳ Đa Kỳ Xá Khâm Bà La, Bà Phù Đà Ca Chiên Nê, Tán Nhã Di Tỳ La Phê Phất, Ni Kiền Tử, mỗi người theo một quan điểm khác nhau. Vậy ai mới là người đi con đường đúng? Và còn Bà-la-môn ta thì sao?

Nay ta đã là Bà-la-môn đệ nhất, được vua quan, dân chúng tôn thờ, nhưng sao ta vẫn không thấu suốt được đâu là nguyên nhân của mọi khổ đau và liệu mọi việc ta đang làm đây rồi sẽ đi tới đâu? Bao nhiêu năm nay, sau mỗi cuộc tế lễ, đọng lại trong ta chỉ là âm thanh của sự chết chóc và điều đó làm cho đức tin vào đấng Phạm Thiên nơi ta dường như ngày càng nguội lạnh”.

Tu Bạt Đà La chắp tay lên đầu như ăn năn khi dạo gần đây trong lòng khởi lên những nghi vấn, ông tự hỏi: Liệu ông có thực sự sinh ra từ Phạm Thiên chăng? Và có thật Phạm Thiên sẽ là nơi ông thuộc về sau khi chết? Mà Phạm Thiên là gì? Ông cũng chưa thấy Phạm Thiên ở đâu. Thực lòng ông cũng không rõ Phạm Thiên thực sự là gì nữa.

Đang trong dòng suy ngẫm, một người dân hớt hải chạy vào báo tin rằng có một người sau khi làm lễ tế tự thì trên đường trở về liền bị lăn từ vách núi xuống vực, đến giờ vẫn chưa tìm thấy.

Lúc ấy, trong Tu Bạt Đà La như nổi lên một nghi vấn, ông tự trách: “Ôi đấng Phạm Thiên cao quý! Tại sao con người dù đã tôn thờ, cúng lễ cho Ngài, mà họ vẫn gặp những khổ nạn như vậy? Tại sao ta cảm thấy mọi thứ dường như rơi vào bế tắc, bất lực mà đấng Phạm Thiên cũng không thể nào cứu giúp được? Những nghi lễ cúng tế và kinh điển Vệ Đà thực sự không còn đủ để khỏa lấp sự lo lắng và bất an này nữa, có lẽ ta phải đi để tìm cho được lời giải đáp?”.

Ngay sau đó, Tu Bạt Đà La chợt nghe thấy rằng Như Lai sắp nhập Niết bàn tại rừng cây Sa La. Ông liền giật mình đứng dậy, suy ngẫm: “Như Lai chẳng phải chính là Đức Phật Thích Ca được cả thế gian tôn kính đó sao? Ta nghe các du sĩ ngoại đạo niên cao lạp lớn, sư trưởng và đệ tử nói rằng: “Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri xuất hiện ra đời thật là hy hữu, cũng như hoa ưu đàm bao năm mới nở một lần”. Ta không phải là đệ tử trong giáo phái của Ngài ấy, nhưng nghe danh của Ngài đã từ lâu và một lòng tôn kính đức hạnh của Ngài. Nay Ngài ở trong rừng Sa-la, đúng lúc ta vẫn còn có chỗ ngờ, ta sẽ đến thỉnh vấn, nếu Ngài ấy giải quyết được sự ngờ vực của ta thì đó thích thực là bậc Nhất thiết chủng trí”.

Sự giác ngộ và quy y bậc Tôn Sư cao quý của Tu Bạt Đà La

Vào đêm rằm tháng Hai, trước giờ Đức Thế Tôn tịch diệt Niết Bàn, các vị Tỳ kheo ngồi xung quanh Ngài. Từng đoàn người cứ thế khóc lóc bi sầu, tiếc thương vô hạn đi về phía rừng cây Sala.

Người dân buồn thương, đau lòng khi biết tin Đức Thế Tôn sắp nhập Niết bàn.

Người dân buồn thương, đau lòng khi biết tin Đức Thế Tôn sắp nhập Niết bàn.

Trong số đó, Bà-la-môn Tu Bạt Đà La cũng đi đến nơi hai cây Sala, lại gần Ngài A Nan cầu thỉnh: “Tôi muốn được gặp Đức Phật, tôi có thể trực tiếp nói chuyện với Đức Phật được không?”.

Ngài A Nan từ chối bởi Ngài không muốn Tu Bạt Đà La phiền nhiễu Thế Tôn do Ngài đang rất mệt. Thế nhưng, Tu Bạt Đà La vẫn khẩn thiết: “Hiền giả A Nan, tôi nghe các du sĩ ngoại đạo, niên cao lạp lớn, sư trưởng và đệ tử nói rằng: "Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri xuất hiện ra đời thật là hy hữu, và đêm nay, vào canh cuối cùng, Đức Thế Tôn sẽ diệt độ". Nay có nghi vấn này khởi lên trong tâm tôi. Tôi tin Đức Thế Tôn có thể thuyết pháp giải được nghi vấn cho tôi. Hiền giả Anan, hãy cho phép tôi được yết kiến Đức Thế Tôn”.

Hình ảnh du sĩ ngoại đạo Tu Bạt Đà La cầu xin Ngài A Nan cho vào gặp Phật.

Hình ảnh du sĩ ngoại đạo Tu Bạt Đà La cầu xin Ngài A Nan cho vào gặp Phật.

Ngài A Nan một lần nữa từ chối và Tu Bạt Đà La cũng một lần nữa khẩn cầu tha thiết muốn được yết kiến Đức Thế Tôn.

Đức Phật biết chuyện liền cho phép Tu Bạt Đà La vào gần bên. Khi ấy, ông quỳ xuống bên chân Ngài bạch rằng: “Bạch Thế Tôn, từ lâu con rất ngưỡng mộ trí tuệ và đức hạnh của Ngài. Hôm nay trực tiếp được nhìn thấy sắc tướng trang nghiêm thật là một vinh hạnh”.

Sau đó, ông bạch hỏi Đức Thế Tôn những trăn trở đang dày vò mình trong những ngày qua: “Bạch Thế Tôn! Hiện tại trên toàn cõi Châu Diêm Phù Đề này, có những Sa-môn, Bà-la-môn là những vị hội chủ, vị giáo trưởng, vị sư trưởng giáo hội, có tiếng tốt, có danh vọng, khai tổ giáo phái, được quần chúng tôn sùng, như các ngài Phú La Ca Diếp, Mạc Già Lê Cù Xá Lợi, A Kỳ Đa Kỳ Xá Khâm Bà La, Bà Phù Đà Ca Chiên Nê, Tán Nhã Di Tỳ La Phê Phất, Ni Kiền Tử…Tôi muốn hỏi Thế Tôn, là trong các vị ấy, ai là người đạt đạo, ai là người đã giác ngộ như các vị ấy đã công bố; hay chỉ một trong số họ đã giác ngộ, đạt A-la-hán quả còn số khác thì chưa?”.

Đức Thế Tôn từ bi đáp: “Thôi này Tu Bạt Đà La, hãy để vấn đề ấy sang một bên vì chúng thật vô ích và phù phiếm. Nếu ông có biết rõ điều ấy, thì phiền não, khổ đau ở trong ông vẫn không giải quyết được, có phải vậy không?”.

Khi ấy, Đức Thế Tôn từ bi giảng giải những điều trọng tâm của con đường thoát khổ cho Tu Bạt Đà La: “Này Tu Bạt Đà La, trong pháp luật nào không có Bát Thánh đạo, thời ở đây không có (đệ nhất) Sa-môn, ở đây cũng không có đệ nhị Sa-môn, cũng không có đệ tam Sa-môn, cũng không có đệ tứ Sa-môn.

Này Tu Bạt Đà La trong pháp luật nào có Bát Thánh đạo thời ở đây có đệ nhất Sa-môn, cũng có đệ nhị Sa-môn, cũng có đệ tam Sa-môn, ở đấy cũng có đệ tứ Sa-môn. Chính trong pháp luật này có Bát Thánh Đạo, thời này, ở đây có đệ nhất Sa-môn, ở đây cũng có đệ nhị Sa-môn, cũng có đệ tam Sa-môn, cũng có đệ tứ Sa-môn. Những hệ thống ngoại đạo khác đều không có những Sa-môn.

Này Tu Bạt Đà La, nếu những vị Tỳ-kheo này sống chơn chánh, thời đời này không vắng những vị A-la-hán. Này Tu Bạt Đà La, năm mười chín, Ta xuất gia hướng tìm chân thiện đạo. Trải năm mươi năm với thêm một năm. Từ khi xuất gia, này Tu Bạt Đà La, Ta là du sĩ tu Trí, tu Đức. Ngoài lĩnh vực này, không có Sa-môn đệ nhất, cũng không có Sa-môn đệ nhị, cũng không có Sa-môn đệ tam, cũng không có Sa-môn đệ tứ. Những hệ thống ngoại đạo khác đều không có những Sa-môn. Nếu những Tỳ-kheo sống chơn chánh, thì đời này không vắng những vị A-la-hán”.

Hoạt cảnh Bà-la-môn Tu Bạt Đà La lắng nghe những lời chỉ dạy quý báu của Đức Thế Tôn

Hoạt cảnh Bà-la-môn Tu Bạt Đà La lắng nghe những lời chỉ dạy quý báu của Đức Thế Tôn

Sau khi nghe xong lời chỉ dạy của Đức Thế Tôn, Bà-la-môn Tu Bạt Đà La như bừng tỉnh mà thốt lên rằng: “Thật hy hữu thay, bạch Thế Tôn! Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho người bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, chánh pháp đã được Thế Tôn dùng nhiều phương tiện trình bày, giải thích. Bạch Thế Tôn, con xin quy y Thế Tôn, quy y Pháp và quy y Tỳ-kheo Tăng. Mong con được xuất gia với Thế Tôn. Con xin thọ đại giới. Mong đức Thế Tôn chấp thuận!”

Sau đó, Đức Thế Tôn chỉ dạy cho Tu Bạt Đà La nếu muốn xuất gia và thọ đại giới thì cần phải sống biệt trú bốn tháng mới được Tăng già xem xét. Tu Bạt Đà La lòng đầy hoan hỷ, dũng mãnh bạch với Thế Tôn sẵn sàng biệt trú.

Khi ấy, Đức Phật quay sang nói với Ngài A Nan: “Này A Nan, ông Tu Bạt Đà La tuy là ngoại đạo, mà thiện căn của ông ấy thành thục, duy có Như Lai biết được. Vậy nên, sau khi Như Lai nhập Niết bàn nếu có người ngoại đạo muốn xin xuất gia trong giáo Pháp của Như Lai, các ông không nên thuận ngay cho họ. Trước tiên yêu cầu họ phải tụng tập kinh sách trong bốn tháng, xem ý tính của họ là hư hay thực. Nếu thấy họ chân thực thực hành, nhu hòa và thực có ý muốn tu hành thì mới ưng thuận cho họ xuất gia. Này A Nan, hãy xuất gia cho Tu Bạt Đà La! Ông ấy là vị đệ tử cuối cùng được Như Lai thế độ.”

Ngài Tu Bạt Đà La đảnh lễ Đức Phật và cất giọng đầy cung kính: “Thật là lợi ích, thật là thiện lợi, được thọ lễ quán đảnh làm đệ tử trước mặt bậc Đạo Sư!”

Hình ảnh Tu Bạt Đà La cùng các du sĩ ngoại đạo sau khi được Đức Phật thế độ xuất gia làm Sa-môn

Hình ảnh Tu Bạt Đà La cùng các du sĩ ngoại đạo sau khi được Đức Phật thế độ xuất gia làm Sa-môn

Du sĩ ngoại đạo Tu Bạt Đà La sau khi được Đức Thế Tôn thế độ cho xuất gia, thọ đại giới thì không bao lâu, Ngài đã chứng được vô thượng phạm hạnh ngay trong hiện tại, tự giác chứng và an trú. Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những gì nên làm đã làm, sau đời này sẽ không có đời sống khác nữa.

Những thông điệp ý nghĩa qua vở hoạt kịch “Ngoại đạo với sự kiện Đức Phật nhập Niết bàn”

Vở kịch “Ngoại đạo với sự kiện Đức Phật nhập Niết Bàn” nói lên câu chuyện Đức Thế Tôn trong giây phút cuối cùng của cuộc đời, Ngài vẫn cứu độ chúng sinh, mà ở đây là thế độ cho du sĩ ngoại đạo Tu Bạt Đà La.

Qua câu chuyện, chúng ta thấy được tâm đại bi vô lượng của Đức Phật (mở rộng ra là đạo Phật). Từ cung trời Đâu Suất đến với thế giới Sa Bà này, Ngài mang một bản hoài rộng lớn là cứu độ chúng sinh, tìm ra con đường cho chúng sinh thoát khổ.

Cho nên nói rằng Đức Phật ra đời là vì hạnh phúc cho nhân Thiên và muôn loài chúng sinh, tâm bi mẫn của Ngài bao trùm tất cả, toàn thân Đức Thế Tôn là độ chúng sinh, nhất cử nhất động của Ngài cũng đều vì chúng sinh, không một giây một phút nào là không như vậy. Ngay cả khi đến giây phút cuối cùng của cuộc đời, có tiếng khổ, có người cần giúp đỡ, Ngài vẫn tận tâm tận tình thế độ cho Tu Bạt Đà La trước khi nhập Niết bàn. Quả thực, cuộc đời của Đức Phật từ khi Ngài xuất hiện cho đến lúc Ngài viên tịch là một cuộc đời độ sinh, trọn vẹn một đời cống hiến, phụng sự cho tất thảy quần sinh.

Cũng trong đêm cuối cùng, Đức Thế Tôn đã để lại di chúc tối hậu cho tất cả Tăng Ni, Phật tử, chúng ta phải thấy được thế gian này rất vô thường, rất mong manh, mạng sống rất ngắn ngủi. Vì thế, cần phải tinh tấn, nhớ niệm vô thường, phải nương tựa vào giới, vào Pháp để làm sao ứng dụng Phật Pháp, giữ gìn Phật Pháp được lâu dài, để cứu độ chúng sinh như tâm nguyện Bồ Đề: “Phát tâm Bồ Đề, hộ trì Tam Bảo, chuyển tải Phật Pháp, rộng khắp thế gian”.

>>> 10 lý do phát tâm Bồ đề người đọc Phật cần hiểu

Nay Đức Thế Tôn bây giờ đã Niết bàn, nhưng giáo Pháp của Ngài còn để lại và chư Tăng Ni, Phật tử tinh tấn, nguyện đi theo bước chân Ngài, nguyện dấn thân vào trong biển Pháp để những lời dạy của Ngài không bị hoại diệt, được lưu giữ lâu dài để làm lợi cho chúng sinh.

Nối tiếp bước chân và mong nguyện của Đức Thế Tôn, ngày nay, chư Tăng Ni chùa Ba Vàng đã và đang hành trì theo giáo Pháp mà Ngài để lại: miên mật tu tập pháp hạnh đầu đà, sống thiểu dục tri túc, làm bạn với núi rừng, chịu nắng, gió, rét, buốt,... thậm chí là sự đe dọa của các loài động vật và côn trùng nhưng các Thầy phải nhẫn chịu và vượt qua tất cả để thành tựu sở nguyện vô thượng Bồ đề, giữ gìn Phật Pháp lâu dài ở thế gian.

>>> 13 hạnh đầu đà mà Đức Phật tán dương là gì?

Chư Tăng chùa Ba Vàng ngày đêm miên mật tu hành pháp hạnh đầu đà nơi rừng già hoang vắng

Chư Tăng chùa Ba Vàng ngày đêm miên mật tu hành pháp hạnh đầu đà nơi rừng già hoang vắng

Tài sản duy nhất của các Thầy duy chỉ có ba tấm y và một bình bát đi gieo duyên hóa độ ngàn nhà. Các Thầy ngày ăn một bữa, tối ngủ trong rừng dưới gốc cây không quá ba đêm để đoạn trừ tâm ham ngủ, luyến ái. Bất kể ngày hay đêm, chư Tăng đều cần giữ chính niệm, an trú sống hạnh độc cư, thiền định tỉnh giác để xứng đáng là ruộng phước cho nhân Thiên và loài người.

Vậy nên, với lòng tôn kính Tam Bảo, tôn kính chúng Tăng thực hành pháp hạnh đầu đà, nhân dân Phật tử thập phương hằng gieo trồng hạt giống thiện lành vào phước điền thế gian bằng các thiện phận sự: bố thí, cúng dường, hộ trì, cung kính,... để tích lũy phúc báu, mang lại an lạc trong hiện đời và nhiều đời nhiều kiếp về sau.

Hy vọng rằng, qua vở hoạt kịch, chúng ta cảm niệm được ân đức cao tột, lòng từ bi vô hạn của Đức Thế Tôn cũng như hạnh nguyện độ sinh của Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh và chư Tăng chùa Ba Vàng.

Từ đó, phát nguyện chính mình sẽ là ngọn đuốc để thắp lên giáo Pháp bất diệt, cao quý của Đức Thế Tôn ở nơi mình và tỏa sáng cho tất cả mọi người, đem đến những an vui, hạnh phúc.

Bài liên quan
Xem thêm

Vua Trần Nhân Tông: Những đóng góp vĩ đại của vị vua Phật đặc biệt nhất trong lịch sử Việt Nam

Bài viết🞄 09/12/2023

Một con người vừa lên ngôi vua đã đánh bại được đội quân Nguyên Mông hùng mạnh nhất thời bấy giờ; một con người đã đưa thời Trần trở thành thời kỳ hưng thịnh bậc nhất trong lịch sử;...

Bài viết 🞄 09/12/2023

Một con người vừa lên ngôi vua đã đánh bại được đội quân Nguyên Mông hùng mạnh nhất thời bấy giờ; một con người đã đưa thời Trần trở thành thời kỳ hưng thịnh bậc nhất trong lịch sử;...

Vua Trần Nhân Tông: Bật mí về cuộc đời và sự nghiệp tu hành có một không hai trong lịch sử

Bài viết🞄 04/12/2023

Đức vua Trần Nhân Tông tên húy là Khâm, sinh ngày 11/11/Mậu Ngọ (tức 07/12/1258), là con trưởng của vua Trần Thánh Tông và Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng hậu...

Bài viết 🞄 04/12/2023

Đức vua Trần Nhân Tông tên húy là Khâm, sinh ngày 11/11/Mậu Ngọ (tức 07/12/1258), là con trưởng của vua Trần Thánh Tông và Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng hậu...

Vì sao tôn giả Mục Kiều Liên - Thần thông đệ nhất bị đánh đập đến chết?

Nhân vật Phật giáo🞄 29/11/2023

Mời quý Phật tử và các bạn cùng theo dõi video: Vì sao tôn giả Mục Kiều Liên - Thần thông đệ nhất bị đánh đập đến chết?

Nhân vật Phật giáo 🞄 29/11/2023

Mời quý Phật tử và các bạn cùng theo dõi video: Vì sao tôn giả Mục Kiều Liên - Thần thông đệ nhất bị đánh đập đến chết?

Chuyện vị thần nữ cản trở sự cúng dường và bài học từ lòng tín tâm kiên cố của ông Cấp Cô Độc

Nhân vật Phật giáo🞄 07/11/2023

Chuyện vị thần nữ cản trở sự cúng dường và bài học từ lòng tín tâm kiên cố của ông Cấp Cô Độc

Nhân vật Phật giáo 🞄 07/11/2023

Chuyện vị thần nữ cản trở sự cúng dường và bài học từ lòng tín tâm kiên cố của ông Cấp Cô Độc

A Dục Vương: Vị vua xây dựng 8 vạn 4 ngàn Tháp Thánh vương xá lợi Phật

Bài viết🞄 21/9/2023

Vua Ashoka (hay còn gọi là A Dục Vương) là vị vua thứ ba của vương triều Maurya thời Ấn Độ xưa, trị vì từ năm 273 - 232 Tây Lịch....

Bài viết 🞄 21/9/2023

Vua Ashoka (hay còn gọi là A Dục Vương) là vị vua thứ ba của vương triều Maurya thời Ấn Độ xưa, trị vì từ năm 273 - 232 Tây Lịch....

Vở kịch: Mục Liên cứu mẹ | Vu Lan 2023 | Chùa Ba Vàng

Nhân vật Phật giáo🞄 04/9/2023

Kính mời quý vị và các bạn cùng thưởng thức vở kịch Mục Liên cứu mẹ được trình diễn tại đêm văn nghệ Vu Lan báo hiếu thâm ân, ngày 4 tháng 7 năm Quý Mão

Nhân vật Phật giáo 🞄 04/9/2023

Kính mời quý vị và các bạn cùng thưởng thức vở kịch Mục Liên cứu mẹ được trình diễn tại đêm văn nghệ Vu Lan báo hiếu thâm ân, ngày 4 tháng 7 năm Quý Mão

Cảm động tiền thân Đức Phật xả thân cứu mẹ con hổ đói

Nhân vật Phật giáo🞄 03/9/2023

Bí ẩn đằng sau hành động Đức Phật xả thân cứu mẹ con hổ đói. Mời quý Phật tử và các bạn cùng theo dõi video.

Nhân vật Phật giáo 🞄 03/9/2023

Bí ẩn đằng sau hành động Đức Phật xả thân cứu mẹ con hổ đói. Mời quý Phật tử và các bạn cùng theo dõi video.

Câu chuyện tiền kiếp của Bồ Tát Địa Tạng - Quang Mục cứu mẹ [RẤT HAY]

Nhân vật Phật giáo🞄 26/8/2023

Câu chuyện: Quang Mục cứu mẹ - Hiếu duyên Bồ tát Địa Tạng Vương phát nguyện Bồ Đề | Chuyện nhân quả Phật giáo rất hay

Nhân vật Phật giáo 🞄 26/8/2023

Câu chuyện: Quang Mục cứu mẹ - Hiếu duyên Bồ tát Địa Tạng Vương phát nguyện Bồ Đề | Chuyện nhân quả Phật giáo rất hay

Lý giải về hoàng hậu Ma Da - người mẹ đặc biệt nhất thế gian

Nhân vật Phật giáo🞄 02/5/2023

Hoàng hậu Ma Da là mẹ của Thái tử Tất Đạt Đa (tức Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sau này). Đức Phật là bậc có phước báu lớn nhất thế gian, không ai sánh bằng;...

Nhân vật Phật giáo 🞄 02/5/2023

Hoàng hậu Ma Da là mẹ của Thái tử Tất Đạt Đa (tức Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sau này). Đức Phật là bậc có phước báu lớn nhất thế gian, không ai sánh bằng;...

Tôn giả Đại Ca Diếp - Đại đệ tử của Đức Phật với hạnh đầu đà đệ nhất

Bài viết🞄 09/4/2023

Tôn giả Ma Ha Ca Diếp là một vị Tỳ-kheo gương mẫu với phẩm hạnh đầu đà đệ nhất trong 10 vị đại đệ tử của Đức Phật.

Bài viết 🞄 09/4/2023

Tôn giả Ma Ha Ca Diếp là một vị Tỳ-kheo gương mẫu với phẩm hạnh đầu đà đệ nhất trong 10 vị đại đệ tử của Đức Phật.

Cuộc đời Tôn giả Ma Ha Ca Diếp: Từ lúc hạ sinh đến khi thành bậc đầu đà đệ nhất

Bài viết🞄 09/4/2023

Tôn giả Ma Ha Ca Diếp được biết đến là vị Thánh tăng đệ nhất đầu đà trong 10 đại đệ tử của Đức Phật. Khi còn ở thế tục, Ngài có tên là Tất Bát La Da Na.

Bài viết 🞄 09/4/2023

Tôn giả Ma Ha Ca Diếp được biết đến là vị Thánh tăng đệ nhất đầu đà trong 10 đại đệ tử của Đức Phật. Khi còn ở thế tục, Ngài có tên là Tất Bát La Da Na.

Thái tử Tất Đạt Đa (Đức Phật) - một con người đặc biệt, một sự từ bỏ vĩ đại

Nhân vật Phật giáo🞄 22/02/2023

Thái tử Tất Đạt Đa (Đức Phật) - một con người đặc biệt, một sự từ bỏ vĩ đại

Nhân vật Phật giáo 🞄 22/02/2023

Thái tử Tất Đạt Đa (Đức Phật) - một con người đặc biệt, một sự từ bỏ vĩ đại

Thiên Ma Ba Tuần là ai? Tại sao Thiên ma Ba Tuần phá Phật thành đạo

Bài viết🞄 14/12/2022

Vào đêm thứ 49 - đêm cuối cùng trước khi Đức Phật thành đạo, Thiên Ma Ba Tuần đã kéo quân đến quấy phá Đức Phật, nhằm cản trở Ngài đạt đạo.

Bài viết 🞄 14/12/2022

Vào đêm thứ 49 - đêm cuối cùng trước khi Đức Phật thành đạo, Thiên Ma Ba Tuần đã kéo quân đến quấy phá Đức Phật, nhằm cản trở Ngài đạt đạo.

Ý nghĩa về bài kệ “Cư trần lạc đạo” của Phật Hoàng Trần Nhân Tông

Bài viết🞄 17/11/2022

Tại sao thông qua bài kệ, người đọc có thể hiểu và áp dụng được những phương pháp tu tâm ngay giữa chốn trần gian phiền não?...

Bài viết 🞄 17/11/2022

Tại sao thông qua bài kệ, người đọc có thể hiểu và áp dụng được những phương pháp tu tâm ngay giữa chốn trần gian phiền não?...

Thực hư câu chuyện Niêm hoa vi tiếu và sự khởi duyên lưu truyền Pháp hạnh đầu đà ở thế gian của ngài Đại Ca Diếp

Nhân vật Phật giáo🞄 03/4/2022

Niêm hoa vi tiếu là một câu chuyện đặc biệt trong Phật giáo, là nguồn khởi duyên to lớn và thù thắng cho việc Ngài Ca Diếp lưu giữ pháp hạnh đầu đà

Nhân vật Phật giáo 🞄 03/4/2022

Niêm hoa vi tiếu là một câu chuyện đặc biệt trong Phật giáo, là nguồn khởi duyên to lớn và thù thắng cho việc Ngài Ca Diếp lưu giữ pháp hạnh đầu đà

Angulimala: Từ một tên tướng cướp giết 999 mạng người cho đến bậc A la hán đắc Thánh quả

Nhân vật Phật giáo🞄 16/3/2022

Angulimala khẩn cầu: Kính lạy Đức Thế Tôn! Con đã biết tội của mình rồi! Ngài đã đích thân ngự đến khu rừng này là vì hạnh phúc an vui lâu dài...

Nhân vật Phật giáo 🞄 16/3/2022

Angulimala khẩn cầu: Kính lạy Đức Thế Tôn! Con đã biết tội của mình rồi! Ngài đã đích thân ngự đến khu rừng này là vì hạnh phúc an vui lâu dài...

Hoạt kịch: Bát cháo sữa của nàng Sujata và sự kiện Đức Phật thành đạo

Nhân vật Phật giáo🞄 19/01/2022

Từ khi rời bỏ hoàng thành xuất gia, sau 5 năm tầm sư học đạo, không thể giải đáp được ý nghĩa vĩnh cửu cho nhân sinh

Nhân vật Phật giáo 🞄 19/01/2022

Từ khi rời bỏ hoàng thành xuất gia, sau 5 năm tầm sư học đạo, không thể giải đáp được ý nghĩa vĩnh cửu cho nhân sinh

Bát cháo sữa của Sujata - Sự cúng dường tối thượng trước khi Đức Phật Thích Ca thành đạo

Nhân vật Phật giáo🞄 18/01/2022

Trong lịch sử Phật giáo có ghi lại câu chuyện nàng Sujata dâng bát cháo sữa cúng dường Thái tử Tất Đạt Đa - sau này là Đức Phật Thích Ca.

Nhân vật Phật giáo 🞄 18/01/2022

Trong lịch sử Phật giáo có ghi lại câu chuyện nàng Sujata dâng bát cháo sữa cúng dường Thái tử Tất Đạt Đa - sau này là Đức Phật Thích Ca.