trực tuyến
Chu kỳ 1, Phần 5: Thời khóa tụng kinh Chương trình tu mùa hạ | Ngày 21/5/Ất Tỵ

Thứ Năm, 03/7/2025

tức 9/6 Ất Tỵ

Bài học từ con khỉ mà một vị Tỳ-kheo cần học - Thầy Thích Trúc Thái Minh

20/12/2019

Qua buổi Pháp thoại với chủ đề: “Học về con khỉ” và sự chỉ dạy khúc chiết của Sư Phụ, toàn thể đại chúng đã rút ra được bài học từ con khỉ là...

20/12/2019

-
aa
+

Tỳ-kheo Na Tiên cũng giảng: “Loài khỉ thường tìm về chỗ ngụ của mình vào lúc hoàng hôn. Các vị Tỳ-kheo trong hàng ngũ sa-môn cũng phải nên làm như thế. Nghĩa là một ngày, lúc hoàng hôn xuống cũng phải biết trở về trú xứ vắng lặng của mình như rừng, nghĩa địa... để nghỉ qua đêm. Khỉ không bao giờ rời bỏ cây ấy lúc ban đêm - thì vị Tỳ-kheo cũng không bao giờ rời bỏ pháp tu Tứ niệm xứ của mình. Suốt đêm, dù đi, đứng, ngồi, nằm cũng hằng phải chánh niệm tỉnh giác".
Ngày 9/12/2019 (tức ngày 14/11/Kỷ Hợi), hàng ngàn Phật tử đã gác lại những bộn bề công việc để cùng vân tập về ngôi già lam Ba Vàng lắng nghe những lời Pháp nhũ quý báu từ Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh. Qua buổi Pháp thoại với chủ đề: “Học về con khỉ” trong kinh Mi Tiên vấn đáp, thông qua cuộc tranh luận giữa Tỳ-kheo Na Tiên và Đức vua Mi Lan Đà cùng sự chỉ dạy khúc chiết của Sư Phụ, toàn thể đại chúng đã rút ra được những bài học quý báu cho bản thân trên lộ trình tu học Phật.

Tuy rằng thời tiết mùa đông rất lạnh nhưng hàng ngàn Phật tử vẫn tinh tấn về chùa nghe Sư Phụ giảng Pháp

Tuy rằng thời tiết mùa đông rất lạnh nhưng hàng ngàn Phật tử vẫn tinh tấn về chùa nghe Sư Phụ giảng Pháp

4 yếu tố không thể thiếu để chọn thầy đối với người tu học Phật

Trên bước đường học Phật, điều quan trọng bậc nhất của người hành giả là tìm cho mình người thầy hướng đạo. Sự nghiệp tu hành của vị hành giả thành hay bại phần lớn phụ thuộc vào sự hướng dẫn của người thầy. Nhiều người ban đầu học Phật, thấy giáo Pháp của Phật rất mầu nhiệm, nhưng sau một thời gian tìm thầy học đạo, tìm phải vị thầy không mẫu mực nên chính vị hành giả ấy cũng mất cả một đường tu.
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những phẩm hạnh cần có của vị thầy xứng đáng để nương tựa với sự hướng dẫn của Tỳ-kheo Na Tiên với bài kinh dưới đây.
Tỳ-kheo Na Tiên đã giảng giải cho Đức Vua Mi Lan Đà: “Con khỉ hằng lựa tìm những cội cây rất to, có rất nhiều cành nhánh vững chắc và xanh tốt, sum suê để làm chỗ ở. Các vị Tỳ-kheo cũng hằng nên như thế, phải lựa tìm những bậc phạm hạnh có đạo cao đức cả - như là gốc cây đại thụ vậy - để nhờ nương, làm chỗ ở cho mình. Bậc phạm hạnh có cành nhánh vững chắc và tàng lá sum suê, xanh tốt, ấy là đầy đủ: giới đức, có tàm quý, nhiều pháp lành, đa văn, là người giữ gìn pháp, nâng đỡ pháp; có ngôn ngữ từ ái, tự mình tinh tấn và dìu dắt mọi người tinh tấn đi theo con đường phạm hạnh”.

1. Người thầy phải có giới đức và biết tàm quý

Theo Đại đức Na-Tiên người thầy trước hết phải có đầy đủ giới đức và biết tàm quý. Đức Phật trước khi nhập Niết Bàn, đã dặn dò các đệ tử phải “lấy giới làm Thầy”. Người đệ tử Phật trong mọi suy nghĩ, cử chỉ, lời nói đều phải quán chiếu, thực hành theo đúng giới luật. Giới hạnh là tiền đề sinh ra định lực, có định lực mới phát sinh trí tuệ. Người thầy nếu không có giới đức không thể dạy đệ tử biết giữ gìn giới đức; từ đó không thể thành tựu thiền định phát sinh trí tuệ.

Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh trở về Thiền viện thăm Hòa thượng Ân Sư thượng Thanh hạ Từ 

Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh trở về Thiền viện thăm Hòa thượng Ân Sư thượng Thanh hạ Từ 

Cũng vậy, người thầy không biết tàm quý, cũng không thể dạy đệ tử biết tàm quý. Tàm là biết xấu hổ, hối lỗi khi làm phạm một sai lầm. Quý là biết sợ hãi với những ác nghiệp mình gây ra. Do biết sợ hãi, hổ thẹn với tội lỗi mà chúng ta mới biết sám hối, sửa đổi lỗi lầm, từ đó mới thực hành được giới luật. Ngược lại, người không biết sợ hãi, không biết hổ thẹn với tội lỗi thì không thể đoạn tuyệt các ác pháp, hướng tới thiện pháp được.

Chư Tăng Ni, Phật tử trang nghiêm trong thời khóa Sám hối 

Chư Tăng Ni, Phật tử trang nghiêm trong thời khóa Sám hối 

2. Người thầy phải có nhiều Pháp lành, đa văn

Trong Phật Pháp, không chỉ có giới đức, biết tàm quý; người thầy còn phải có nhiều Pháp lành, đa văn, có nhiều thiện xảo phương tiện để dẫn dắt mọi người đến với chính Pháp. Người thầy phải là người học rộng nghe nhiều, có đủ trí, đủ phương tiện để hóa độ đệ tử. Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh là tấm gương sáng về tinh thần học rộng, nghe nhiều với trí tuệ uyên bác, hiểu biết trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Các bài giảng của Sư Phụ dễ hiểu, khúc chiết, luôn gắn với những ví dụ thực tế đời thường khiến người nghe dù là tầng lớp trí thức hay công nhân, giáo sư, bác sĩ hay học sinh, sinh viên... đều thấu hiểu và có thể ứng dụng thực hành.

Buổi giao lưu gặp mặt giữa Thầy Thích Trúc Thái Minh với CLB Doanh nhân dòng họ Võ - Vũ Việt Nam

Buổi giao lưu gặp mặt giữa Thầy Thích Trúc Thái Minh với CLB Doanh nhân dòng họ Võ - Vũ Việt Nam

3. Người thầy phải giữ gìn Pháp, nâng đỡ Pháp

Tỳ-kheo Na Tiên nhắc nhở người thầy phải “là người biết giữ gìn pháp, nâng đỡ pháp; có ngôn ngữ từ ái”. Người thầy hướng đạo cho ta phải là người biết yêu kính giáo Pháp và có thể hi sinh vì Phật Pháp. Từ thời đất nước còn chiến tranh, đã có nhiều tấm gương vô cùng lỗi lạc, hi sinh vì Phật Pháp. Như Bồ Tát Thích Quảng Đức - người đã vị Pháp thiêu thân để phản đối sự đàn áp Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm. Ngài cũng để lại cho thế gian nói chung và Việt Nam nói riêng một báu vật vô giá đó chính là trái tim bất diệt - trái tim vẫn vẹn nguyên dù được thiêu ở 4000 độ C. Ngài là vị Bồ Tát - người Thầy vĩ đại của hàng đệ tử Phật nói riêng và toàn nhân loại nói chung. Sự kiện lịch sử đó đã góp phần chấn hưng và củng cố lòng tin cho các thế hệ Phật tử về sự mầu nhiệm vi diệu của Phật Pháp.

Bồ Tát Thích Quảng Đức tự thiêu mình để bảo vệ chính Pháp

Bồ Tát Thích Quảng Đức tự thiêu mình để bảo vệ chính Pháp

Bên cạnh đó, người thầy cần phải mô phạm trong từng lời ăn tiếng nói. Lời nói của người thầy phải trang nghiêm, từ hòa, vừa nghiêm khắc vừa yêu thương. Ví như Đức Phật của chúng ta, Ngài là một tấm gương tiêu biểu nhất về ngôn ngữ từ ái. Đức Phật rất nghiêm khắc nhưng trong từng lời nói của Ngài, chúng ta thấy được tình yêu thương vô bờ bến. Vị thầy để chúng ta nương tựa tu học cũng phải có được phẩm chất cao quý này.

4. Người Thầy phải tự mình tinh tấn và dìu dắt mọi người trên con đường phạm hạnh

Người thầy trước khi nhận đệ tử thì bản thân người đó phải tinh tấn thực hành phạm hạnh. Nếu thầy không phạm hạnh thì sao có thể dẫn dắt các học trò đi trên con đường phạm hạnh cao quý được. Sư phụ cũng chỉ dạy: “Một người thầy phải tự mình tinh tấn, sách tấn bản thân. Tự mình phải làm gương, đi trước dẫn đường cho mọi người cùng đi theo con đường phạm hạnh”. Người thầy nếu không tự mình tinh tấn thực hành Pháp, không những không thể giải thoát cho mình mà còn có thể khiến các đệ tử đọa lạc. Nếu một người có chí nguyện xuất trần, lại chọn phải một người không mẫu mực thì sự nghiệp tu hành của người đó cũng không thể tươi sáng tốt đẹp được.

Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh trong thời khóa giảng Pháp

Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh trong thời khóa giảng Pháp

Dưới đây là bốn điều y cứ mà Đức Phật dạy cho người tu cần nương tựa. Đó cũng là thước đo đạo hạnh của người thầy, cách nhận biết một vị sa-môn mẫu mực xứng đáng để chúng sinh cung kính, nương tựa.
Y Pháp bất y nhân: Người Thầy để chúng ta nương tựa phải y cứ vào Giáo pháp của Phật tu hành, chứ không nương tựa, chấp mắc vào một người nào cả.
Y nghĩa bất y ngữ: Người thầy ấy phải nắm được yếu nghĩa những lời Phật dạy, không chấp mắc vào câu chữ.
Y trí bất y thức: Người thầy phải căn cứ theo trí tuệ Phật, không theo phàm thức, tình thức phân biệt, yêu ghét, sở học của mình để dạy cho đệ tử.
Y liễu nghĩa bất y bất liễu nghĩa: Biết y cứ vào những điều chân lý tuyệt đối, người thầy phải nắm được cái gốc của Phật Pháp thì mới có thể dẫn dắt người đệ tử được.

Người tu học Phật không được xa rời Pháp hành

Tỳ-kheo Na Tiên cũng giảng: “Loài khỉ thường tìm về chỗ ngụ của mình vào lúc hoàng hôn. Các vị Tỳ-kheo trong hàng ngũ sa-môn cũng phải nên làm như thế. Nghĩa là một ngày, lúc hoàng hôn xuống cũng phải biết trở về trú xứ vắng lặng của mình như rừng, nghĩa địa... để nghỉ qua đêm. Khỉ không bao giờ rời bỏ cây ấy lúc ban đêm - thì vị Tỳ-kheo cũng không bao giờ rời bỏ pháp tu Tứ niệm xứ của mình. Suốt đêm, dù đi, đứng, ngồi, nằm cũng hằng phải chánh niệm tỉnh giác".
Trong buổi giảng, Sư Phụ cũng nhắc nhở đại chúng cùng chú ý tới việc thực tập Pháp hành. Người tu không thực hành Pháp thì không được lợi ích, nghiệp không chuyển, phước không tăng, trí tuệ không thể mở.
Dưới sự giáo dưỡng của Sư Phụ, chư Tăng, Ni tại chùa Ba Vàng đang ngày đêm thực hành giáo Pháp của Phật. Tỳ-kheo hành trì 250 giới. Tỳ-kheo Ni hành trì 348 giới. Dù ở giữa đại chúng hay khi tu tập một mình vẫn luôn tỉnh giác. Mọi hành động, cử chỉ, lời nói cho tới đi đứng, nằm, ngồi đều giữ gìn oai nghi theo đúng giới luật.

Chư Ni ghi chép lại những lời chỉ dạy của Sư Phụ trong buổi học Pháp

Chư Ni ghi chép lại những lời chỉ dạy của Sư Phụ trong buổi học Pháp

Chư Tăng trang nghiêm nghe Pháp và ghi chép lại những lời giảng của Sư Phụ

Chư Tăng trang nghiêm nghe Pháp và ghi chép lại những lời giảng của Sư Phụ

Đại chúng đồng lòng tri ân Sư Phụ và phát nguyện sẽ nương tựa thật vững chắc vào Sư Phụ và Tăng đoàn chùa Ba Vàng, hộ trì Tam bảo để cho chính Pháp trường tồn mãi ở thế gian

Đại chúng đồng lòng tri ân Sư Phụ và phát nguyện sẽ nương tựa thật vững chắc vào Sư Phụ và Tăng đoàn chùa Ba Vàng, hộ trì Tam bảo để cho chính Pháp trường tồn mãi ở thế gian

Qua bài Pháp của Sư Phụ, toàn thể đại chúng đã có thêm tư lương quý báu trên bước đường học Phật. Từ bài giảng, đại chúng được trau dồi những kiến thức để tìm cho mình một vị thầy chân chính nương tựa, an ổn tu tập. Thứ nữa, Tăng chúng cùng các Phật tử biết được tầm quan trọng trong việc hành trì Phật pháp. Mong rằng những người đầy đủ nhân duyên được nghe bài Pháp của Sư Phụ có thể tìm cho mình được một vị thầy khả kính để nương tựa và tinh tấn trên bước đường tu nhân học Phật.

Minh Tâm

Xem thêm

Hơn 32 ngày Xá lợi Phật hiện diện tại Việt Nam: Lòng thương tưởng từ GHPGVN và tinh thần phụng sự của người con Phật

Bài viết🞄 17/6/2025

Sau 1 tháng tôn trí và chiêm bái tại 9 tỉnh, thành phố trên dải đất hình chữ S Việt Nam, Xá lợi Đức Phật đã để lại dấu ấn tâm linh sâu sắc trong lòng hàng triệu người con Phật.

Bài viết 🞄 17/6/2025

Sau 1 tháng tôn trí và chiêm bái tại 9 tỉnh, thành phố trên dải đất hình chữ S Việt Nam, Xá lợi Đức Phật đã để lại dấu ấn tâm linh sâu sắc trong lòng hàng triệu người con Phật.

Ý nghĩa Tết Đoan Ngọ - Những điều nên làm để cầu bình an cho gia đình

Bài viết🞄 30/5/2025

Theo quan niệm dân gian, Tết Đoan Ngọ có nghĩa là ăn Tết vào giờ Ngọ; thường được tổ chức vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch.

Bài viết 🞄 30/5/2025

Theo quan niệm dân gian, Tết Đoan Ngọ có nghĩa là ăn Tết vào giờ Ngọ; thường được tổ chức vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch.

Tết Đoan Ngọ cúng gì? Bài cúng Tết Đoan ngọ và hướng dẫn cách bày lễ

Bài viết🞄 30/5/2025

Các gia đình thường chuẩn bị mâm cúng Tết Đoan Ngọ để bày tỏ lòng thành dâng lên cúng Phật, các vị Thần linh và gia tiên.

Bài viết 🞄 30/5/2025

Các gia đình thường chuẩn bị mâm cúng Tết Đoan Ngọ để bày tỏ lòng thành dâng lên cúng Phật, các vị Thần linh và gia tiên.

Ngày Phật đản: Cơ hội để tích lũy phúc báu, đón nhận phúc lành và may mắn

Tin tức🞄 01/5/2025

Lễ Phật đản là ngày kỷ niệm Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời. Đây là sự kiện trọng đại đối với hàng vạn tín đồ Phật tử trong nước cũng như trên thế giới.

Tin tức 🞄 01/5/2025

Lễ Phật đản là ngày kỷ niệm Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời. Đây là sự kiện trọng đại đối với hàng vạn tín đồ Phật tử trong nước cũng như trên thế giới.

Hướng dẫn đăng ký quy y Tam Bảo chùa Ba Vàng trực tiếp và trực tuyến

Bài viết🞄 06/4/2025

Lễ quy y Tam Bảo chùa Ba Vàng được tổ chức hàng tháng theo nguyện vọng của Nhân dân. Nhân dân, Phật tử có thể tham gia theo hình thức trực tuyến hay trực tiếp

Bài viết 🞄 06/4/2025

Lễ quy y Tam Bảo chùa Ba Vàng được tổ chức hàng tháng theo nguyện vọng của Nhân dân. Nhân dân, Phật tử có thể tham gia theo hình thức trực tuyến hay trực tiếp

Lời chúc mùa Phật Đản: Lan tỏa yêu thương và an lạc đến mọi người

Bài viết🞄 29/3/2025

Dưới đây là những lời chúc lễ Phật đản ý nghĩa dành tặng cho gia đình, bạn bè, người yêu,... giúp mang lại phúc lành, phát sinh trí tuệ, thoát khỏi khổ đau.

Bài viết 🞄 29/3/2025

Dưới đây là những lời chúc lễ Phật đản ý nghĩa dành tặng cho gia đình, bạn bè, người yêu,... giúp mang lại phúc lành, phát sinh trí tuệ, thoát khỏi khổ đau.

Danh sách những bài hát về Phật đản ý nghĩa mà bạn không thể bỏ qua

Bài viết🞄 29/3/2025

Những bản nhạc Phật đản đầy ý nghĩa không chỉ tán dương sự đản sinh cao quý của Đức Phật mà còn giúp tăng trưởng thiện tâm và mang lại an lạc cho người nghe.

Bài viết 🞄 29/3/2025

Những bản nhạc Phật đản đầy ý nghĩa không chỉ tán dương sự đản sinh cao quý của Đức Phật mà còn giúp tăng trưởng thiện tâm và mang lại an lạc cho người nghe.

Lâm Tỳ Ni: Thánh tích linh thiêng ghi dấu sự đản sinh của Đức Phật

Bài viết🞄 28/3/2025

Vườn Lâm Tỳ Ni là nơi Đức Phật đản sinh, nằm tại quận Rupandehi (Nepal) - một trong tứ Thánh tích linh thiêng bậc nhất của Phật giáo.

Bài viết 🞄 28/3/2025

Vườn Lâm Tỳ Ni là nơi Đức Phật đản sinh, nằm tại quận Rupandehi (Nepal) - một trong tứ Thánh tích linh thiêng bậc nhất của Phật giáo.

Bồ Tát Hộ Minh là ai? 8 nhân duyên đầy đủ để Bồ Tát quyết định đản sinh

Bài viết🞄 28/3/2025

Bồ Tát Hộ Minh (sau này là Đức Phật Thích Ca) quán sát đầy đủ nhân duyên về dòng họ, quốc độ, chúng sinh,... thì mới đản sinh xuống nhân gian.

Bài viết 🞄 28/3/2025

Bồ Tát Hộ Minh (sau này là Đức Phật Thích Ca) quán sát đầy đủ nhân duyên về dòng họ, quốc độ, chúng sinh,... thì mới đản sinh xuống nhân gian.

8 đặc tính quý báu của hoa sen trong Phật giáo

Bài viết🞄 28/3/2025

Hoa sen trong Phật giáo mang 8 đặc tính cao quý. Đây là biểu tượng thanh khiết gắn liền với chư Phật, Bồ tát, thể hiện sự giải thoát giữa trần ai.

Bài viết 🞄 28/3/2025

Hoa sen trong Phật giáo mang 8 đặc tính cao quý. Đây là biểu tượng thanh khiết gắn liền với chư Phật, Bồ tát, thể hiện sự giải thoát giữa trần ai.

Tôn giả Ma Ha Ca Diếp: Từ bỏ phú quý - Tu hành thành bậc đầu đà đệ nhất

Bài viết🞄 24/3/2025

Ngài Ca Diếp là vị Thánh tăng đệ nhất đầu đà trong 10 đại đệ tử của Đức Phật. Dù sinh ra trong gia đình quyền quý nhưng Ngài đã từ bỏ mọi dục lạc, dấn thân xuất gia.

Bài viết 🞄 24/3/2025

Ngài Ca Diếp là vị Thánh tăng đệ nhất đầu đà trong 10 đại đệ tử của Đức Phật. Dù sinh ra trong gia đình quyền quý nhưng Ngài đã từ bỏ mọi dục lạc, dấn thân xuất gia.

Cúng thí thực là gì? Ý nghĩa và cách thực hành để được phước lành

Bài viết🞄 22/3/2025

Nhiều người sợ rằng, cúng thí thực sẽ bị cô hồn theo và quấy nhiễu. Nhưng nếu cúng đúng cách theo lời Phật dạy, bản thân và gia đình sẽ được bình an.

Bài viết 🞄 22/3/2025

Nhiều người sợ rằng, cúng thí thực sẽ bị cô hồn theo và quấy nhiễu. Nhưng nếu cúng đúng cách theo lời Phật dạy, bản thân và gia đình sẽ được bình an.

Nguồn gốc và ý nghĩa lễ tắm Phật

Bài viết🞄 22/3/2025

Thực hiện nghi lễ dâng nước cúng dường tắm Phật với đầy đủ tâm thành kính sẽ tạo lập được vô lượng công đức, phước báu.

Bài viết 🞄 22/3/2025

Thực hiện nghi lễ dâng nước cúng dường tắm Phật với đầy đủ tâm thành kính sẽ tạo lập được vô lượng công đức, phước báu.

“Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn” là gì? Lý giải Đức Phật không kiêu mạn

Bài viết🞄 22/3/2025

Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn là câu nói hoàn toàn xác đáng; xét đầy đủ công hạnh, đây chính là lời tuyên ngôn, chứ không phải là kiêu mạn.

Bài viết 🞄 22/3/2025

Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn là câu nói hoàn toàn xác đáng; xét đầy đủ công hạnh, đây chính là lời tuyên ngôn, chứ không phải là kiêu mạn.

Lễ Ngũ Bách Danh chùa Ba Vàng: Sám hối, tu tập cầu an, chuyển hóa thân tâm

Bài viết🞄 14/3/2025

Lễ Ngũ Bách Danh chùa Ba Vàng là cơ hội để quý Nhân dân, Phật tử được thực hành sám hối, tu tập giúp tăng trưởng phúc báu, mang lại bình an cho gia đình.

Bài viết 🞄 14/3/2025

Lễ Ngũ Bách Danh chùa Ba Vàng là cơ hội để quý Nhân dân, Phật tử được thực hành sám hối, tu tập giúp tăng trưởng phúc báu, mang lại bình an cho gia đình.

6 lưu ý khi đi chùa giúp được phước, thuận lợi, bình an hơn

Bài viết🞄 14/3/2025

Mỗi khi đi chùa, nhiều người thường băn khoăn về những điều kiêng kỵ vì sợ phạm vào sai lầm. Dưới đây là 6 lưu ý quan trọng cho người đi lễ chùa.

Bài viết 🞄 14/3/2025

Mỗi khi đi chùa, nhiều người thường băn khoăn về những điều kiêng kỵ vì sợ phạm vào sai lầm. Dưới đây là 6 lưu ý quan trọng cho người đi lễ chùa.

Tứ diệu đế là gì? Bốn chân lý màu nhiệm giúp con người thoát khổ đau

Bài viết🞄 14/3/2025

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về Tứ diệu đế cũng như phương pháp để thoát khỏi mọi khổ đau, được an lành, hạnh phúc.

Bài viết 🞄 14/3/2025

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về Tứ diệu đế cũng như phương pháp để thoát khỏi mọi khổ đau, được an lành, hạnh phúc.

Niết bàn: Đích đến tối thượng giúp thoát khổ, được an lạc tuyệt đối

Bài viết🞄 13/3/2025

Niết bàn không phải một cõi giới hay trú xứ, mà là trạng thái tâm của chúng ta khi đã diệt hết các phiền não. Có bốn loại Niết bàn.

Bài viết 🞄 13/3/2025

Niết bàn không phải một cõi giới hay trú xứ, mà là trạng thái tâm của chúng ta khi đã diệt hết các phiền não. Có bốn loại Niết bàn.

Xá lợi: Những đặc tính nhiệm màu và công đức to lớn khi chiêm bái

Bài viết🞄 12/3/2025

Xá lợi Phật là kết tinh từ năng lực tu hành của Đức Phật, thành tựu từ vô lượng công đức của Giới - Định - Tuệ...

Bài viết 🞄 12/3/2025

Xá lợi Phật là kết tinh từ năng lực tu hành của Đức Phật, thành tựu từ vô lượng công đức của Giới - Định - Tuệ...