Chương trình tu tập kỷ niệm ngày vía đức Phổ Hiền Bồ Tát thành đạo
03/6/2021
Đức Phổ Hiền Bồ Tát là vị Bồ Tát Đẳng Giác có năng lực hiện thân khắp mười phương pháp giới, tùy mong cầu của chúng sinh mà hiện thân hóa độ.
03/6/2021
Mục Lục [Ẩn]
Lời Dẫn
Kính thưa quý Phật tử!
Đức Phổ Hiền Bồ Tát là vị Bồ Tát Đẳng Giác có năng lực hiện thân khắp mười phương pháp giới, tùy mong cầu của chúng sinh mà hiện thân hóa độ. (“Phổ” là biến khắp, “Hiền” là Đẳng Giác Bồ Tát)
Đức Phổ Hiền Bồ Tát là một trong hai vị Đại Bồ Tát trợ tá cho Đức Phật Thích Ca để hoằng dương giáo Pháp ở cõi Sa Bà. Ngài cưỡi trên một con voi sáu ngà, tay cầm quyển sách, chiếc bút. Sáu ngà chính là biểu trưng cho “lục độ” (bố thí, nhẫn nhục, trì giới, tinh tấn, thiền định và trí tuệ), tức là Đức Phổ Hiền cưỡi con voi lục độ đi vào cuộc đời, làm lợi ích cho tất cả tha nhân.
Kính thưa quý Phật tử! Chúng ta thường phát nguyện thực hành mười hạnh của Đức Phổ Hiền Bồ Tát, cho nên chúng ta cần học hiểu về hạnh nguyện, công đức phát nguyện của Ngài và cũng từ đó, chúng ta sẽ được hiểu hơn về hạnh nguyện công đức của các Bồ Tát.
Việc tu tập này khiến chúng ta hiểu rõ về công đức phát nguyện thực hành hạnh Bồ Tát của Đức Phổ Hiền. Và khi chúng ta có duyên nhớ nghĩ hay đọc tụng về mười hạnh nguyện của Ngài, tâm chúng ta sẽ khởi sinh sự cảm kích, tán thán Ngài; giây phút đó phúc báu sẽ phát sinh đến cho chúng ta. Và đặc biệt hơn, sự tu tập này sẽ gieo được hạt giống tinh tấn Bồ Đề vào tâm thức của chúng ta, giúp chúng ta được nhiều lợi ích to lớn trên con đường cầu Vô Thượng Bồ Đề của chính mình. Sự tu tập này còn giúp chúng ta ngay trong hiện tại có được sức khiêm hạ đem đến lợi ích trong giao tiếp, quan hệ,... và đoạn trừ được tâm chấp công, ngã mạn,… đang thiêu đốt chúng ta khi chúng ta làm các việc thiện phận sự công đức.
Nhân ngày vía Đức Phổ Hiền Bồ Tát thành đạo, chúng ta tu tập, tán dương công đức của Ngài và phát nguyện thực hành theo hạnh nguyện của Ngài tại phần nghi lễ tu tập dưới đây (Nội dung nghi lễ được trích tại kinh Kinh Bi Hoa, Phẩm thứ tư - Phần I; II: Bồ Tát Thọ Ký).
Kính chúc quý Phật tử luôn luôn tinh tấn!
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!
A. Hướng Dẫn
– Thời gian tu tập trong 3 ngày từ: 23/4 đến 25/4 Âm lịch hàng năm
– Khi cúng khấn, dùng chuông, mõ, khánh hay không dùng đều được.
(Đọc kỹ trước khi thực hành)
Quý Phật tử tùy duyên tải và in chương trình tu tập tại đây (ấn vào tên bài): Chương trình tu tập nhân kỷ niệm ngày vía đức Phổ Hiền Bồ Tát thành đạo - cập nhật sau
B. Nghi Thức Tu Tập
1. Nguyện Hương
Có hai mục văn nguyện hương: (a) Dùng hương đốt, hương trầm,…; (b) Dùng tâm hương.
(Quỳ)
a) Dùng hương đốt, hương trầm,...
Nguyện đem lòng thành kính
Gửi theo đám mây hương
Phảng phất khắp mười phương
Cúng dường ngôi Tam Bảo
Thề trọn đời giữ đạo
Theo tự tính làm lành
Cùng pháp giới chúng sinh
Cầu Phật từ gia hộ
Tâm Bồ Đề kiên cố
Chí tu đạo vững bền
Xa biển khổ nguồn mê
Chóng quay về bờ giác
Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát
Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát
Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát Ma Ha Tát! (3 chuông)
b) Dùng tâm hương
Nguyện ý thành, tâm kính
Biến mãn khắp mười phương
Cúng dường ngôi Tam Bảo
Thề trọn đời giữ đạo
Theo tự tính làm lành
Cùng pháp giới chúng sinh
Cầu Phật từ gia hộ
Tâm Bồ Đề kiên cố
Chí tu đạo vững bền
Xa biển khổ nguồn mê
Chóng quay về bờ giác
Nam mô Hương Tâm Cúng Dường Bồ Tát
Nam mô Hương Tâm Cúng Dường Bồ Tát
Nam mô Hương Tâm Cúng Dường Bồ Tát Ma Ha Tát! (3 chuông)
2. Văn Khấn
(Quỳ gối, chắp tay bạch)
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Chúng con kính bạch chư Phật, chư Bồ Tát, Đức Bồ Tát Phổ Hiền, cùng chư Thánh Hiền Tăng chứng minh và gia hộ cho chúng con.
Chúng con được biết, Đức Phổ Hiền Bồ Tát khi được Đức Phật Bảo Tạng thọ ký, Ngài đã phát nguyện lớn hành hạnh Bồ Tát, để trang nghiêm cõi Phật, lợi ích chúng sinh.
Hôm nay là ngày… tháng… năm… nhân kỷ niệm ngày của đức Phổ Hiền Bồ Tát thành đạo. Chúng con xin tác lễ tán dương, tụng kinh thiền quán, để học hiểu về hạnh nguyện của Bồ Tát. Chúng con nguyện mong phát khởi được đại tâm, học theo hạnh nguyện của đức Bồ Tát Phổ Hiền. Chúng con xin thỉnh quý Ngài chứng minh và gia hộ cho chúng con.
Chúng con xin thỉnh mời chư Thiên, chư Thần Linh, Thổ Địa, đẳng đẳng chư Thần quang giáng nơi đàn tràng pháp hội cùng chúng con tu tập và ủng hộ cho chúng con.
Chúng con xin nương oai lực Tam Bảo, hạnh nguyện độ sinh, độ cho hương linh của chư Tăng chùa Ba Vàng thỉnh mời tất cả chư vị hương linh (gia tiên, hương linh trên đất và oan gia trái chủ…)… về đây hoan hỉ nghe kinh thính Pháp được giác ngộ phát tâm tu hành cầu Vô Thượng Bồ Đề.
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (1 chuông. 1 lễ)
3. Tán Lễ
(Tùy duyên lễ quỳ hoặc đứng; chắp tay đọc; pháp khí: khánh)
Bồ Tát Phổ Hiền
Phát đại nguyện lớn
Hành hạnh cao thượng
Vào tất cả cõi
Giáo hóa chúng sinh
Kính tín Tam Bảo
Hộ trì Phật Pháp
Thường trụ lâu dài
Phát tâm Bồ Đề
Trụ trong chính Pháp
Chí bất thoái chuyển
Cầu vô thượng đạo.
4. Đảnh Lễ
Chí tâm đảnh lễ: Thấy chúng sinh khổ, lục đạo trôi lăn, luân hồi bất tận, nguyện bánh xe pháp, mãi chuyển không dừng, cứu vớt chúng sinh, lên bờ giác ngộ, Bồ Tát Phổ Hiền Vương. (1 chuông. 1 lễ)
Chí tâm đảnh lễ: Thệ nguyện rộng sâu hành hạnh Bồ Tát, a tăng kỳ kiếp nhiều hơn số cát sông Hằng lợi ích chúng sinh. Bồ Tát Phổ Hiền Vương. (1 chuông. 1 lễ)
Chí tâm đảnh lễ: Thệ nguyện rộng sâu được đức Như Lai Bảo Tạng thọ ký. Bồ Tát Phổ Hiền Vương. (1 chuông. 1 lễ)
Chí tâm đảnh lễ: Thệ nguyện rộng sâu, được đức Như Lai Bảo Tạng thọ ký “Trong khoảng sau cuối của số a-tăng-kỳ kiếp lần thứ hai, trải qua số cõi Phật nhiều như số cát của sáu mươi con sông Hằng, sẽ thành tựu A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề”. Bồ Tát Phổ Hiền Vương. (1 chuông. 1 lễ)
Chí tâm đảnh lễ: Đức Như Lai Bảo Tạng thọ ký ở nơi thế giới tên là Tri Thủy Thiện Tịnh Công Đức, thành tựu A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề. Bồ Tát Phổ Hiền Vương. (1 chuông. 1 lễ)
Chí tâm đảnh lễ: Trí Cang Hống Tự Tại Tướng Vương Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn. Bồ Tát Phổ Hiền Vương. (1 chuông. 1 lễ)
Chí tâm đảnh lễ: Bồ Tát Phổ Hiền Vương. (3 chuông. 1 lễ)
5. Tán Pháp
(Ngồi; khai chuông mõ; pháp khí: mõ)
Pháp Phật sâu mầu chẳng gì hơn,
Trăm ngàn muôn kiếp khó được gặp.
Nay con nghe thấy vâng gìn giữ,
Nguyện hiểu nghĩa chân đức Thế Tôn.
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (3 lần. 3 chuông)
Kinh tụng
(Qúy Phật tử ấn vào tên bài kinh để mở)
Ngày 1 và ngày 3: Bài kinh: Bồ Tát Phổ Hiền quyết định được thọ ký
Ngày 2: Bài kinh: Hạnh nguyện Bồ Đề của Bồ Tát Sư Tử Hương
6. Cúng Cơm
(Dành cho Phật tử kết hợp tu bài số 8. Nếu đạo hữu nào không tu bài 8 – không cúng cơm, thì bỏ qua phần này)
(Quỳ gối; chắp tay bạch)
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Con xin được dâng vật thực cúng dường:
Thượng: Con xin dâng lên cúng dường thập phương chư Phật chứng minh.
Trung: Con xin cúng dường lên chư Bồ Tát, chư Thánh Hiền Tăng chứng minh.
Hạ: Con xin cúng dường cho chư Thiên, chư Thần Linh, Thổ Địa tại nơi đây.
Sau: Con xin được nương oai lực Tam Bảo, hiến cúng cho tất cả các hương linh đã thỉnh mời. Nguyện cho các hương linh được nương sự bố thí trong đàn lễ cúng này của con mà được thọ thực no đủ.
(Ngồi; đọc chú Biến thực, Biến thủy; pháp khí: mõ, chuông)
Biến thực chân ngôn: Nam mô tát phạ đát tha, nga đá phả rô chỉ đế, ám tam bạt ra, tam bạt ra hồng. (7 lần. 1 chuông)
Biến thủy chân ngôn: Nam mô tô rô bà ra, đát tha nga đá ra, đát điệt tha, án tô rô tô rô, bát ra tô rô, bát ra tô rô sa bà ha. (7 lần. 1 chuông)
Phổ cúng dường: Án nga nga nẵng tam bà phạ phiệt nhật ra hồng. (7 lần. 3 chuông)
7. Thiền Quán
(Ngồi; chắp tay bạch)
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Giờ này con xin phép ngồi thiền, theo đề mục (đọc đề mục quán theo ngày tu tập, đọc đề mục xong thì xuống dưới đọc tiếp):
Ngày 1: Đề mục quán: Thấy được công đức hạnh nguyện rất rộng sâu của Bồ Tát Phổ Hiền để cho mình phát nguyện vì lợi ích chúng sinh, cầu vô thượng Bồ Đề.
Ngày 2: Đề mục quán:
1. Tư duy về công đức phát nguyện của Đức Phổ Hiền Bồ Tát.
2. Mong nguyện bao giờ được Đức Phật thọ ký thì sẽ phát được đại nguyện như Đức Phổ Hiền Bồ Tát.
Ngày 3: Đề mục quán:
1. Quán chiếu sự phát nguyện của Bồ tát Phổ Hiền và của các vị Bồ Tát.
2. Quán chiếu sự phát nguyện của chính mình từ trước đến nay: vì mong cầu cho mình hay vì mong cầu cho Phật Pháp, cho chúng sinh.
3. Quán chiếu về sự khác biệt giữa phát nguyện của Bồ tát và chúng sinh thông qua phát nguyện cũ của mình: Phát nguyện của Bồ Tát là vô ngã, Ba la mật vì lợi ích chúng sinh; còn phát nguyện của chúng ta vì bản ngã: tôi và của tôi.
4. Mong nguyện mình sớm đủ duyên phát nguyện Bồ Đề như các bậc Bồ Tát.
(đọc tiếp)
Con xin được sự gia trì của Tam Bảo, chư Thiên, chư Thần Linh và xin thỉnh các chúng có hữu duyên nơi đàn tràng này cùng tùy duyên tu tập. Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (1 chuông)
Thời gian ngồi thiền: Tùy duyên phù hợp với đạo hữu.
8. Xả Thiền
(Ba tiếng chuông; chắp tay)
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Đệ tử con xin xả thiền.
9. Mười Hạnh Phổ Hiền
(Quỳ, pháp khí mõ)
Đệ tử chúng con tùy thuận tu tập mười nguyện lớn của đức Phổ Hiền Bồ Tát:
Một là kính lễ chư Phật
Hai là xưng tán Như Lai
Ba là rộng tu cúng dường
Bốn là sám hối nghiệp chướng
Năm là tùy hỷ công đức
Sáu là thỉnh Phật chuyển Pháp
Bảy là thỉnh Phật trụ thế
Tám là thường theo học Phật
Chín là hằng thuận chúng sinh
Mười là hồi hướng khắp tất cả.
10. Phục Nguyện
(Quỳ)
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Đức Phổ Hiền Bồ Tát, nay chúng con xin hồi hướng công đức này về Vô Thượng Bồ Đề. Đời nào kiếp nào sinh ra chúng con cũng gặp được các bậc thiện tri thức, được phát tâm Bồ Đề và giúp cho thực hành các công hạnh Bồ Đề cho tới ngày thành Phật.
Đệ tử chúng con xin hồi hướng công đức, và thỉnh nguyện Đức Phổ Hiền Bồ Tát, nơi hạnh nguyện của Ngài từ bi cứu khổ gia hộ cho (tên)… được (đọc mong cầu)…
Chúng con cũng hồi hướng nguyện cầu cho tất cả các chúng chư Thiên, chư Thần Linh, chư hương linh mà đã về đây tham dự pháp hội này, được kết duyên pháp lữ với chúng con, đời đời kiếp kiếp trợ duyên cho nhau tu hành cho tới ngày thành Phật.
Chúng con lại xin hồi hướng và thỉnh nguyện Đức Phổ Hiền Bồ Tát từ bi cứu khổ gia hộ cho tất cả gia đình chúng con…, được đủ duyên giác ngộ Phật Pháp, cùng nhau tinh tấn tu hành theo chính Pháp của Phật, cho tới ngày liễu thoát luân hồi sinh tử.
Chúng con lại nguyện hồi hướng công đức và thỉnh đức Bồ Tát Phổ Hiền gia trì cho nhân dân đất nước Việt Nam, nhanh chóng thoát khỏi nạn dịch covid, nạn dịch covid được chấm dứt trên toàn thế giới.
Nam mô Phổ Hiền Vương Bồ Tát!
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (1 chuông. 1 lễ)
11. Hồi Hướng
(Đứng)
Công phu công đức có bao nhiêu,
Con xin lấy đó hồi hướng về,
Nguyện khắp pháp giới các chúng sinh,
Thảy đều thể nhập vô sinh nhẫn. (1 chuông)
Nguyện tiêu ba chướng sạch phiền não,
Nguyện được trí tuệ thật sáng ngời,
Nguyện các tội chướng thảy tiêu trừ,
Đời đời thường hành Bồ Tát đạo. (1 chuông)
Nguyện đem công đức tu hành này,
Chan rải mười phương khắp tất cả,
Hết thảy chúng con cùng các loài,
Đồng được lên ngôi Vô Thượng giác. (1 chuông)
12. Tam Quy
(Tùy duyên lễ quỳ hoặc đứng; pháp khí: khánh)
Tự quy y Phật, xin nguyện chúng sinh hiểu rõ đạo lớn, phát tâm Bồ Đề. (1 chuông. 1 lễ)
Tự quy y Pháp, xin nguyện chúng sinh vào sâu kinh tạng, trí tuệ như biển. (1 chuông. 1 lễ)
Tự quy y Tăng, xin nguyện chúng sinh, thống lý đại chúng, hết thảy không ngại. (3 chuông. 1 lễ)
HẾT
Chương trình tu tập 🞄 10/8/2024
Đại Thế Chí Bồ Tát cùng với Bồ Tát Quán Thế Âm là hai vị cận sự luôn luôn ở hai bên trái, phải của đức Phật A Di Đà – cả ba Ngài được gọi chung là “Tây Phương Tam Thánh”.
Chương trình tu tập 🞄 10/8/2024
Đại Thế Chí Bồ Tát cùng với Bồ Tát Quán Thế Âm là hai vị cận sự luôn luôn ở hai bên trái, phải của đức Phật A Di Đà – cả ba Ngài được gọi chung là “Tây Phương Tam Thánh”.
Chương trình tu tập 🞄 24/7/2024
Tâm Bồ đề rất quan trọng đối với người đệ tử Phật. “Thân người khó được, Phật Pháp khó nghe”, quý Phật tử nay có duyên biết đến Phật Pháp, thì nên lập nguyện phát Bồ đề tâm vì sự giải thoát của chính mình và lợi ích chúng sinh.
Chương trình tu tập 🞄 24/7/2024
Tâm Bồ đề rất quan trọng đối với người đệ tử Phật. “Thân người khó được, Phật Pháp khó nghe”, quý Phật tử nay có duyên biết đến Phật Pháp, thì nên lập nguyện phát Bồ đề tâm vì sự giải thoát của chính mình và lợi ích chúng sinh.
Chương trình tu tập 🞄 01/7/2024
Kính chúc quý Phật tử tinh tấn và luôn ghi nhớ "Tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật".
Chương trình tu tập 🞄 01/7/2024
Kính chúc quý Phật tử tinh tấn và luôn ghi nhớ "Tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật".
Nghi lễ🞄 18/5/2024
Sau khi Đức Phật thành tựu đạo quả Chính Đẳng Chính Giác, Ngài đã ở lại dưới cội Bồ đề để chiêm nghiệm...
Nghi lễ 🞄 18/5/2024
Sau khi Đức Phật thành tựu đạo quả Chính Đẳng Chính Giác, Ngài đã ở lại dưới cội Bồ đề để chiêm nghiệm...
Chương trình tu tập 🞄 06/3/2024
Đây là cơ hội cho chúng ta chuyên tâm tu tập để thâm nhập Phật Pháp, khai mở tri kiến, tăng trưởng trí tuệ, phát sinh nhân duyên nhiều đời nhiều kiếp về sau, được thân cận nương tựa Tam Bảo, xuất gia tu đạo.
Chương trình tu tập 🞄 06/3/2024
Đây là cơ hội cho chúng ta chuyên tâm tu tập để thâm nhập Phật Pháp, khai mở tri kiến, tăng trưởng trí tuệ, phát sinh nhân duyên nhiều đời nhiều kiếp về sau, được thân cận nương tựa Tam Bảo, xuất gia tu đạo.
Chương trình tu tập 🞄 01/3/2024
Kính thưa quý Phật tử! Ngày 6/3 là ngày vía của tôn giả Ca Diếp. Tôn giả Ca Diếp là đệ nhất đầu đà.
Chương trình tu tập 🞄 01/3/2024
Kính thưa quý Phật tử! Ngày 6/3 là ngày vía của tôn giả Ca Diếp. Tôn giả Ca Diếp là đệ nhất đầu đà.
Chương trình tu tập 🞄 29/02/2024
Đức Phật đản sinh là sự kiện thiêng liêng và vô cùng hy hữu
Chương trình tu tập 🞄 29/02/2024
Đức Phật đản sinh là sự kiện thiêng liêng và vô cùng hy hữu
Nghi lễ🞄 01/02/2024
kinh Dược Sư do Hòa Thượng Thích Huyền Dung dịch để cho những người khi mắc bệnh tật thực hành theo lời Phật dạy trong kinh như cung kính Tam Bảo, sám hối, bố thí, trì trai, giữ giới, ấn tống kinh sách, phát nguyện tu hành,... sẽ chuyển hóa nghiệp chướng của mình.
Nghi lễ 🞄 01/02/2024
kinh Dược Sư do Hòa Thượng Thích Huyền Dung dịch để cho những người khi mắc bệnh tật thực hành theo lời Phật dạy trong kinh như cung kính Tam Bảo, sám hối, bố thí, trì trai, giữ giới, ấn tống kinh sách, phát nguyện tu hành,... sẽ chuyển hóa nghiệp chướng của mình.
Chương trình tu tập 🞄 10/01/2024
Nghi thức tu kỷ niệm ngày Thái Tử Tất Đạt Đa (Đức Phật) xuất gia
Chương trình tu tập 🞄 10/01/2024
Nghi thức tu kỷ niệm ngày Thái Tử Tất Đạt Đa (Đức Phật) xuất gia
Chương trình tu tập 🞄 02/01/2024
Đức Phật trụ thế 80 năm và vào ngày rằm tháng hai, Đức Phật đã nhập Niết Bàn. Sự kiện Đức Phật nhập Niết Bàn, trời người luyến tiếc và là người đệ tử Phật, chúng ta cần tìm học những lời dạy cuối cùng của Đức Phật, cũng như các công đức liên quan tới lễ trà tỳ kim thân của Đức Phật, các công đức liên quan tới Xá lợi kim thân của Đức Phật.
Chương trình tu tập 🞄 02/01/2024
Đức Phật trụ thế 80 năm và vào ngày rằm tháng hai, Đức Phật đã nhập Niết Bàn. Sự kiện Đức Phật nhập Niết Bàn, trời người luyến tiếc và là người đệ tử Phật, chúng ta cần tìm học những lời dạy cuối cùng của Đức Phật, cũng như các công đức liên quan tới lễ trà tỳ kim thân của Đức Phật, các công đức liên quan tới Xá lợi kim thân của Đức Phật.
Chương trình tu tập 🞄 01/01/2024
Công đức tu tập Bát quan trai giới một ngày một đêm là công đức cắt trừ tham ái, là duyên để thành tựu công đức của cõi trời, của Thánh quả và ngay hiện đời giúp cho chúng ta chuyển hóa nghiệp khổ.
Chương trình tu tập 🞄 01/01/2024
Công đức tu tập Bát quan trai giới một ngày một đêm là công đức cắt trừ tham ái, là duyên để thành tựu công đức của cõi trời, của Thánh quả và ngay hiện đời giúp cho chúng ta chuyển hóa nghiệp khổ.
Chương trình tu tập 🞄 26/12/2023
Từ khi chưa học, tu theo Đức Phật, chúng ta với ác tâm, ngu si mà đã sát hại chúng sinh bằng nhiều hình thức, chúng ta chẳng bao giờ để tâm đến sự đau đớn, oán hận của chúng sinh.
Chương trình tu tập 🞄 26/12/2023
Từ khi chưa học, tu theo Đức Phật, chúng ta với ác tâm, ngu si mà đã sát hại chúng sinh bằng nhiều hình thức, chúng ta chẳng bao giờ để tâm đến sự đau đớn, oán hận của chúng sinh.
Chương trình tu tập 🞄 18/12/2023
Lễ Ngũ Bách Danh là thực hành lễ 500 lễ Hồng Danh công hạnh của Đức Quán Thế Âm được diễn ra tại chùa Ba Vàng trong 3 ngày từ 17/2 đến 19/2 (âm lịch)
Chương trình tu tập 🞄 18/12/2023
Lễ Ngũ Bách Danh là thực hành lễ 500 lễ Hồng Danh công hạnh của Đức Quán Thế Âm được diễn ra tại chùa Ba Vàng trong 3 ngày từ 17/2 đến 19/2 (âm lịch)
Chương trình tu tập 🞄 01/12/2023
Hướng dẫn chung dành cho các nghi thức tu tập trong năm
Chương trình tu tập 🞄 01/12/2023
Hướng dẫn chung dành cho các nghi thức tu tập trong năm
Chương trình tu tập 🞄 09/9/2023
Bậc toàn giác Phật Thích Ca Mâu Ni, Ngài thấy rõ chúng sinh được an ổn hạnh phúc là do biết trồng các căn lành phúc thiện và với chúng sinh đang gặp cảnh khổ, cần phải học để giác ngộ chân lý, bỏ ác hành thiện trên ba nơi là thân, khẩu và ý.
Chương trình tu tập 🞄 09/9/2023
Bậc toàn giác Phật Thích Ca Mâu Ni, Ngài thấy rõ chúng sinh được an ổn hạnh phúc là do biết trồng các căn lành phúc thiện và với chúng sinh đang gặp cảnh khổ, cần phải học để giác ngộ chân lý, bỏ ác hành thiện trên ba nơi là thân, khẩu và ý.
Chương trình tu tập 🞄 16/4/2023
Giáo Pháp của Phật có năng lực chuyển hóa to lớn đối với nghiệp của chúng sinh. Nhiều người nghe kinh mà đắc đạo. Thậm chí đến cả súc sinh nghe kinh mà còn tiêu nghiệp được sinh thiên. Như thế chúng ta đủ biết sự lợi ích của việc tụng đọc kinh Phật. Trong các chương trình tu tập chuyển nghiệp và hóa giải oán kết của chùa Ba Vàng đều có khóa lễ tụng kinh.
Chương trình tu tập 🞄 16/4/2023
Giáo Pháp của Phật có năng lực chuyển hóa to lớn đối với nghiệp của chúng sinh. Nhiều người nghe kinh mà đắc đạo. Thậm chí đến cả súc sinh nghe kinh mà còn tiêu nghiệp được sinh thiên. Như thế chúng ta đủ biết sự lợi ích của việc tụng đọc kinh Phật. Trong các chương trình tu tập chuyển nghiệp và hóa giải oán kết của chùa Ba Vàng đều có khóa lễ tụng kinh.
Nghi lễ🞄 22/02/2023
Chùa Ba Vàng hướng dẫn cho Phật tử và nhân dân tu tập theo nhân quả để chuyển hóa được các nghiệp khổ. Đức Phật dạy nhân quả, nếu chúng ta tạo các nghiệp ác
Nghi lễ 🞄 22/02/2023
Chùa Ba Vàng hướng dẫn cho Phật tử và nhân dân tu tập theo nhân quả để chuyển hóa được các nghiệp khổ. Đức Phật dạy nhân quả, nếu chúng ta tạo các nghiệp ác
Chương trình tu tập 🞄 11/01/2023
Đức Phật thành đạo là một sự kiện hy hữu, mở ra con đường thoát khổ cho chúng sinh. Những ai được sinh ra vào thời có Đức Phật tại thế và theo Ngài tu học, chứng đắc giải thoát, thì người đó không thể thiếu nhân duyên đã từng hoan hỷ với sự kiện các Đức Phật thành đạo trong các kiếp sinh tử về trước...
Chương trình tu tập 🞄 11/01/2023
Đức Phật thành đạo là một sự kiện hy hữu, mở ra con đường thoát khổ cho chúng sinh. Những ai được sinh ra vào thời có Đức Phật tại thế và theo Ngài tu học, chứng đắc giải thoát, thì người đó không thể thiếu nhân duyên đã từng hoan hỷ với sự kiện các Đức Phật thành đạo trong các kiếp sinh tử về trước...
Chương trình tu tập 🞄 20/6/2020
Trường hợp người nuôi Kumanthong, đã rơi vào tình trạng không kiểm soát được, quậy phá gia đình..., thì người nhà làm thay. Trường hợp người nuôi Kumanthong đó không cho làm lễ...
Chương trình tu tập 🞄 20/6/2020
Trường hợp người nuôi Kumanthong, đã rơi vào tình trạng không kiểm soát được, quậy phá gia đình..., thì người nhà làm thay. Trường hợp người nuôi Kumanthong đó không cho làm lễ...