Tóm lược cuộc đời Đức Phật: Hành trình giác ngộ và hoằng Pháp (Phần 1)
06/6/2024
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - nguyên là một vị hoàng tử tên là Tất Đạt Đa, được sinh ra vào năm 624 (Tây Lịch), là một nhân vật lịch sử có thật...
06/6/2024
Mục Lục [Ẩn]
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - nguyên là một vị hoàng tử tên là Tất Đạt Đa, được sinh ra vào năm 624 (Tây Lịch), là một nhân vật lịch sử có thật trong lịch sử Ấn Độ. Ngài là người khai sáng ra đạo Phật, mang trí tuệ, lòng từ bi, ánh sáng nhiệm màu của Phật giáo để hóa độ chúng sinh.
Hãy cùng tìm hiểu về cuộc đời của Đức Phật Thích Ca được tái hiện qua những bức tranh dưới đây!
Sự đản sinh diệu kỳ của Thái tử Tất Đạt Đa
Thuở xưa, vào năm 624 (Tây Lịch) tại thành Ca Tỳ La Vệ (nay thuộc phía Bắc - Ấn Độ, giáp với Nepal), có một vị vua tên là Tịnh Phạn. Ngài có hai người vợ, là hai chị em ruột: vợ cả là hoàng hậu Ma Da; vợ thứ tên là Ma Ha Ba Xà Ba Đề.
Lấy nhau đã lâu nhưng nhà vua và hoàng hậu vẫn không có con. Đức vua và hoàng hậu rất mong có con, nên họ cầu lễ khắp nơi, phát tâm làm việc thiện, bố thí cho dân nghèo và làm các việc phúc.
Một hôm, sau một buổi lễ bố thí cho người nghèo, hoàng hậu nằm mơ thấy một con voi trắng như tuyết xuất hiện, cưỡi mây từ trên trời bay xuống. Con voi có sáu ngà, vòi ngậm một bông sen rất đẹp; chui vào hông bên phải của hoàng hậu. Bà bỗng thấy một hương thơm kỳ lạ thoảng qua và bà tỉnh giấc.
Hoàng hậu kể cho đức vua Tịnh Phạn về giấc mơ. Nhà vua liền cho các nhà tiên tri tới để đoán về giấc mộng của hoàng hậu. Họ tiên đoán rằng, hoàng hậu sẽ thọ thai một hoàng tử vô cùng đặc biệt.
Quả nhiên, một thời gian sau hoàng hậu thụ thai. Trong thời gian mang thai, thân tâm hoàng hậu rất thơ thới và an lạc, tâm của hoàng hậu lúc nào cũng an vui, từ bi.
Theo tục lệ của đất nước, con gái bắt buộc phải về nhà mẹ đẻ để sinh nở; khi sắp đến ngày sinh, hoàng hậu cũng về quê mẹ. Trên đường về , đến một khu rừng rất đẹp (nay là vườn Lâm Tỳ Ni), hoàng hậu chuyển dạ. Bà xuống xe, vịn một tay lên cây hoa vô ưu và liền hạ sinh Thái tử.
Lúc Thái tử chào đời, chim ca hót líu lo, muôn hoa đua nở; mây trời tuyệt đẹp; trên trời vang lên những khúc nhạc rất hay chào đón sự đản sinh của Thái tử.
Khi vừa mới hạ sinh, Thái tử bỗng bước đi bảy bước, mỗi bước đều có hoa sen đỡ chân. Đến bước cuối cùng, Ngài một tay chỉ trời, một tay chỉ đất, cất tiếng: “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn”.
Xem thêm: Đức Phật kiêu mạn không khi tuyên bố “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn”?
Sau đó, các cung phi đưa Thái tử lên xe và rước về cung. Nghe tin, đức vua Tịnh Phạn mừng vui khôn xiết, lệnh cho dân chúng mở tiệc ăn mừng Thái tử ra đời.
Lời tiên đoán trở thành bậc vĩ nhân
Sau khi đón Thái tử về cung, đức vua cho mời các vị tiên tri đoán tướng Thái tử. Đầu tiên là một vị đạo sĩ tu lâu năm ở núi Hy Mã Lạp Sơn, tên A Tư Đà.
Ngay khi vừa nhìn thấy Thái tử, ông đã lễ sụp xuống, ngạc nhiên vì vẻ đẹp của Thái tử với 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp cùng nước da sáng vàng. Ông tâu với nhà vua rằng đây sẽ là bậc vĩ nhân: Nếu còn ở tại gia sẽ là bậc Chuyển luân Thánh vương; còn nếu đi xuất gia sẽ tu hành thành Phật, cứu độ cho tất cả chúng sinh.
Vẫn còn nghi ngờ về lời tiên đoán của đạo sĩ A Tư Đà, đức vua cho triệu năm vị tướng sư thuộc dòng dõi Bà La Môn vào cung để tiếp tục xem tướng cho Thái tử. Và cả năm vị tướng sư đều nói đây là bậc vĩ nhân đặc biệt nhất thế gian. Một vị tên là Kiều Trần Như khẳng định rằng, y khi Thái tử lớn lên, Ngài chắc chắn sẽ đi xuất gia. Nghe những lời này, đức vua Tịnh Phạn vô cùng bàng hoàng, lo lắng.
Sau khi các vị tướng sư đoán tướng, đức vua đặt tên cho Thái tử là Tất Đạt Đa, có nghĩa là thành tựu tất cả ước nguyện của mình. Cùng với đó, nhà vua bắt đầu lên kế hoạch để ngăn cản ý chí xuất gia của Thái tử sau này. Đức vua cho xây ba cung điện theo ba mùa: cung điện mùa nắng, cung điện mùa mưa và cung điện mùa đông. Vào mùa nắng, trong cung có hồ sen xanh; mùa mưa là hoa sen đỏ; còn mùa đông là hoa sen trắng. Trong cung đều có cung nữ phục vụ, hát ca cho Thái tử. Vua Tịnh Phạn muốn Thái tử được sống trong cảnh dục lạc sung sướng, không phải tiếp xúc với những sự khổ bên ngoài. Ngài nghĩ, chỉ có cách này mới có thể giúp Thái tử mãi mãi ở lại hoàng tộc.
Sau khi hạ sinh Thái tử 7 ngày, hoàng hậu Ma Da băng hà. Thái tử được dì ruột Ma Ha Ba Xà Ba Đề - cũng là người vợ thứ hai của Đức vua nhận nuôi. Bà hết lòng yêu thương Thái tử như chính con ruột của mình.
Tư chất của Thái tử
Càng lớn, Thái tử càng biểu lộ nhiều đức tính khác người. Thái tử rất tinh anh, văn võ song toàn, tài trí hơn người; học ai thì cũng trong một thời gian ngắn đã học hết được kiến thức của thầy.
Một hôm, nhân ngày lễ Hạ Điền - ngày lễ cúng thần nông đầu mùa để cầu mong một mùa màng bội thu, Thái tử theo đức vua ra đồng. Trong không khí tươi vui, hoa lá tươi tốt, muôn chim hót vang, tiết xuân nắng ấm, Thái tử còn nhỏ nhưng không ham thích khung cảnh tưng bừng của buổi lễ. Ngài lặng lẽ quan sát cảnh vật, chim muông,...
Khi mọi người cày đất, những con giun ngoi lên, nằm quằn quại; những chú chim bay xuống để mổ giun; lại có một chú thợ săn giương cung để bắn chim. Chứng kiến cảnh đó, Thái tử trầm tư, nghĩ rằng thế gian này thật khổ đau, Ngài khởi lên sự thương xót chúng sinh; kẻ mạnh ăn hiếp kẻ yếu; chúng sinh ăn nuốt, ác hại lẫn nhau,...
Trong tư duy non trẻ của Ngài hiện lên nét suy tư về muôn loài. Ngài chọn một bóng cây, ngồi bắt chéo chân, lặng lẽ, lắng nghe hơi thở, định tâm và trú vào định sơ thiền. Khi đó, kỳ lạ thay khi mặt trời đã ngả xế, mà bóng đại thụ của cội hồng táo vẫn đứng yên, phủ bóng quanh Thái tử như một tản lọng vĩ đại. Trông Thái tử rất an nhiên, uy nghi như một tiểu đạo sĩ.
Nhà vua Tịnh Phạn thấy hình bóng Thái tử uy nghi, thoát tục, Ngài tự quỳ xuống và đảnh lễ con trai mình.
Lần khác, trong một cuộc thi bắn cung, các vị xạ thủ tài giỏi nhất cũng chưa bắn xuyên được ba lớp mâm đồng. Trong khi đó, Thái tử bắn một mũi tên xuyên qua bảy lớp mâm đồng.
Một con người tài giỏi là thế, nhưng Ngài còn là một người giàu lòng từ bi, thương người và yêu quý muôn loài; là một người vừa có tài vừa có đức.
Thời gian trôi qua, Thái tử lớn lên trong tình yêu thương của mọi người. Còn Đức vua Tịnh Phạn vẫn tiếp tục thực hiện kế hoạch ngăn cản Thái tử đi xuất gia. Ngài không cho Thái tử gặp cảnh khổ thế gian. Những ai bị bệnh, già, chết, đức vua ban lệnh không được phép ở cung thành. Thái tử có một cuộc sống sung sướng, hạnh phúc và xa hoa.
Cuộc hôn nhân của Thái tử
Năm Thái tử 16 tuổi, đức vua Tịnh Phạn nhận ra con mình ngày càng ủ dột và lạ thường. Ngài vô cùng lo lắng. Vua Tịnh Phạn quyết định cưới vợ cho Thái tử.
Ngài chọn được công chúa Da Du Đà La - một người con gái dung sắc vẹn toàn, đức hạnh hơn người, phù hợp và xứng đôi với Thái tử Tất Đạt Đa. Và rồi, Thái tử kết hôn với công chúa Da Du Đà La, có một cuộc sống êm đềm, sung sướng trong hoàng cung.
Thái tử Tất Đạt Đa và chuyến thăm bốn cổng thành
Trước lời tiên đoán của tiên nhân A Tư Đà, Đức vua Tịnh Phạn lo lắng Thái tử sẽ xuất gia nên đã ngăn cấm Ngài rời khỏi thành. Thấu hiểu mong nguyện của Thái tử, công chúa Da Du Đà La đã xin cho Ngài dạo chơi bốn cổng thành.
Một ngày nọ, Thái tử Tất Đạt Đa cùng cận hầu - tên là Xa Nặc dạo chơi ngoài hoàng cung. Ở cửa thành phía Bắc, Thái tử gặp một người với dáng vẻ lom khom, làn da nhăn nheo, râu tóc bạc phơ chống gậy đi qua. Ngài ngạc nhiên hỏi Xa Nặc. Khi biết đó là người già, sau này ai cũng già như vậy, Thái tử trầm tư suy nghĩ. Rồi Ngài cho xe ngựa trở về hoàng cung.
Vào một lần khác, Thái tử đến cửa thành phía Đông và thấy bên đường có một người nằm cạnh vũng máu đờm, ho sù sụ. Xa Nặc tâu với Thái tử, rằng đây là người bệnh lao phổi; khi chúng ta đang sống thì cơ thể tự nhiên sinh ra bệnh. Nếu bị bệnh thì sẽ rất đau đớn.
Điều này đã làm Thái tử Tất Đạt Đa tiếp tục suy tư. Ngài nhận ra sau này mình rồi cũng sẽ bị bệnh. Hai người lại trở về hoàng cung.
Một tuần sau, Thái tử đi đến cửa thành phía Nam. Tại đây, Thái tử chứng kiến một đám người mặc áo trắng, khiêng một cái cán phủ khăn trắng, khóc lóc thảm thiết. Khi hỏi Xa Nặc, Ngài mới biết đó là một đám tang đang đưa người chết đi hỏa thiêu bên bờ sông.
Thái tử theo đoàn người đến bờ sông, khi họ hạ cáng xuống và bỏ chiếc khăn trắng ra, Thái tử nhìn thấy một xác chết. Ngài lại hỏi Xa Nặc về cái chết. Chết là bỏ lại cha mẹ, anh em, vợ con; chết là rời bỏ cung vàng. Thái tử chưa bao giờ nghĩ, rồi một ngày mình cũng phải chết đi, nằm bất động như vậy.
Khi về hoàng cung, Thái tử trăn trở rất nhiều. Nhiều câu hỏi vẩn vơ trong tiềm thức, khiến Ngài cảm thấy bất an, không thể vui vẻ được. Khi thấy con mình tự nhiên buồn bã, trầm tư, Đức vua Tịnh Phạn lại càng tổ chức nhiều bữa tiệc, tạo nhiều trò vui. Nhưng dù cho thế nào thì nét mặt của thái tử vẫn u buồn.
Ba tuần sau đó, Thái tử quyết định tiếp tục đi đến cửa thành phía Tây. Từ xa, Ngài trông thấy một người mặc áo màu vàng đang ngồi dưới gốc cây. Thái tử liền đến hỏi thăm. Vị này giới thiệu mình là một tu sĩ, đang đi tu để dứt tất cả phiền não, thoát khỏi những đau khổ của cuộc đời.
Thái tử như gặp một điều gì đó chạm tới con tim, toàn thân người như chấn động. Khi trở về, Ngài bắt đầu nung nấu một quyết định cho mình, rằng sẽ trở thành một tu sĩ, bước đi trên con đường để thoát khổ.
Thái tử Tất Đạt Đa rời hoàng cung - vượt thành xuất gia
Đến năm Thái tử Tất Đạt Đa 19 tuổi, công chúa Da Du Đà La mang thai và hạ sinh một người con trai. Thái tử rất yêu thương con; nhưng Ngài cũng biết rằng, nếu có con thì đó sẽ là một cản trở lớn cho con đường tu hành. Thái tử đã đặt tên cho con trai là La Hầu La - nghĩa là chướng ngại. Thái tử nhận ra, nếu không đi tu thì sợi dây ràng buộc sẽ ngày càng chặt lại. Cứ thế, tâm mong muốn xuất gia của Ngài càng mãnh liệt hơn; và Ngài quyết định phải rời đi.
Đêm ngày mùng 8 tháng 2, đức vua mở tiệc lớn trong hoàng cung. Sau bữa tiệc, Thái tử thấy cảnh cung nữ ngủ mê man trên sàn, phấn son nhòe đi trông càng bợt bạt. Thấy vậy, Ngài càng kinh sợ vì nhớ lại hình ảnh xác chết đã từng nhìn thấy khi đi dạo bốn cửa thành. Thái tử quyết phải ra đi.
Trước đó, công chúa Da Du Đà La - một người vợ thấu hiểu được chí xuất gia tìm cầu giải thoát của Thái tử, đã đoán được mong nguyện của Ngài. Nàng đã âm thầm cho Xa Nặc sắp xếp xe ngựa, yên cương; rồi quay về phòng nghỉ.
Thái tử lẳng lặng trở về phòng, nhìn vợ và con thơ lần cuối. Khi ấy, công chúa Da Du Đà La nằm quay mặt vào phía trong, giả vờ ngủ say, tạo cơ hội cho Thái tử dũng mãnh ra đi. Nàng tin tưởng chàng sẽ thành tựu được chí nguyện của mình.
Và rồi, trên con ngựa Kiền Trắc, Thái tử vượt thành, rời bỏ hoàng cung cùng Xa Nặc. Đến dòng sông A Nô Ma, Ngài dừng lại, cởi bỏ tất cả những gì thuộc về hoàng cung: trang phục, con ngựa Kiền Trắc,... nhờ Xa Nặc mang về và báo cho vua cha biết Ngài đã đi tu.
Cuối cùng, Thái tử Tất Đạt Đa đã từ giã hoàng cung, tài sản, vợ con, để đi tìm hạnh phúc tối thượng.
Con đường ấy chắc chắn sẽ còn nhiều gian nan, thử thách. Hãy cùng chúng tôi đón đọc những câu chuyện trong cuộc đời Đức Phật (phần 2) qua bài viết tiếp theo!
Nhân vật Phật giáo🞄 12/5/2024
Vậy xin mời quý vị cùng theo dõi câu chuyện cứu đàn hổ trong tiền kiếp của Đức Phật và những lý giải của Đại Đức Thích Trúc Thái Minh qua bài viết dưới đây!
Nhân vật Phật giáo 🞄 12/5/2024
Vậy xin mời quý vị cùng theo dõi câu chuyện cứu đàn hổ trong tiền kiếp của Đức Phật và những lý giải của Đại Đức Thích Trúc Thái Minh qua bài viết dưới đây!
Bài viết🞄 09/12/2023
Một người vừa lên ngôi vua đã đánh bại đội quân Nguyên Mông hùng mạnh nhất thời bấy giờ, từ bỏ đỉnh cao danh vọng để xuất gia - đó là Phật hoàng Trần Nhân Tông.
Bài viết 🞄 09/12/2023
Một người vừa lên ngôi vua đã đánh bại đội quân Nguyên Mông hùng mạnh nhất thời bấy giờ, từ bỏ đỉnh cao danh vọng để xuất gia - đó là Phật hoàng Trần Nhân Tông.
Bài viết🞄 04/12/2023
Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông là một ngôi sao sáng trong lịch sử dân tộc. Ngài không chỉ là bậc minh quân mà còn là nhà tu hành chân chính, lỗi lạc.
Bài viết 🞄 04/12/2023
Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông là một ngôi sao sáng trong lịch sử dân tộc. Ngài không chỉ là bậc minh quân mà còn là nhà tu hành chân chính, lỗi lạc.
Nhân vật Phật giáo🞄 29/11/2023
Mời quý Phật tử và các bạn cùng theo dõi video: Vì sao tôn giả Mục Kiều Liên - Thần thông đệ nhất bị đánh đập đến chết?
Nhân vật Phật giáo 🞄 29/11/2023
Mời quý Phật tử và các bạn cùng theo dõi video: Vì sao tôn giả Mục Kiều Liên - Thần thông đệ nhất bị đánh đập đến chết?
Nhân vật Phật giáo🞄 07/11/2023
Chuyện vị thần nữ cản trở sự cúng dường và bài học từ lòng tín tâm kiên cố của ông Cấp Cô Độc
Nhân vật Phật giáo 🞄 07/11/2023
Chuyện vị thần nữ cản trở sự cúng dường và bài học từ lòng tín tâm kiên cố của ông Cấp Cô Độc
Bài viết🞄 21/9/2023
Vua Ashoka (hay còn gọi là A Dục Vương) là vị vua thứ ba của vương triều Maurya thời Ấn Độ xưa, trị vì từ năm 273 - 232 Tây Lịch....
Bài viết 🞄 21/9/2023
Vua Ashoka (hay còn gọi là A Dục Vương) là vị vua thứ ba của vương triều Maurya thời Ấn Độ xưa, trị vì từ năm 273 - 232 Tây Lịch....
Nhân vật Phật giáo🞄 04/9/2023
Kính mời quý vị và các bạn cùng thưởng thức vở kịch Mục Liên cứu mẹ được trình diễn tại đêm văn nghệ Vu Lan báo hiếu thâm ân, ngày 4 tháng 7 năm Quý Mão
Nhân vật Phật giáo 🞄 04/9/2023
Kính mời quý vị và các bạn cùng thưởng thức vở kịch Mục Liên cứu mẹ được trình diễn tại đêm văn nghệ Vu Lan báo hiếu thâm ân, ngày 4 tháng 7 năm Quý Mão
Nhân vật Phật giáo🞄 03/9/2023
Bí ẩn đằng sau hành động Đức Phật xả thân cứu mẹ con hổ đói. Mời quý Phật tử và các bạn cùng theo dõi video.
Nhân vật Phật giáo 🞄 03/9/2023
Bí ẩn đằng sau hành động Đức Phật xả thân cứu mẹ con hổ đói. Mời quý Phật tử và các bạn cùng theo dõi video.
Nhân vật Phật giáo🞄 26/8/2023
Câu chuyện: Quang Mục cứu mẹ - Hiếu duyên Bồ tát Địa Tạng Vương phát nguyện Bồ Đề | Chuyện nhân quả Phật giáo rất hay
Nhân vật Phật giáo 🞄 26/8/2023
Câu chuyện: Quang Mục cứu mẹ - Hiếu duyên Bồ tát Địa Tạng Vương phát nguyện Bồ Đề | Chuyện nhân quả Phật giáo rất hay
Nhân vật Phật giáo🞄 02/5/2023
Hoàng hậu Ma Da là mẹ của Thái tử Tất Đạt Đa (tức Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sau này). Đức Phật là bậc có phước báu lớn nhất thế gian, không ai sánh bằng;...
Nhân vật Phật giáo 🞄 02/5/2023
Hoàng hậu Ma Da là mẹ của Thái tử Tất Đạt Đa (tức Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sau này). Đức Phật là bậc có phước báu lớn nhất thế gian, không ai sánh bằng;...
Bài viết🞄 09/4/2023
Tôn giả Ma Ha Ca Diếp được biết đến là vị Thánh tăng đệ nhất đầu đà trong 10 đại đệ tử của Đức Phật. Khi còn ở thế tục, Ngài có tên là Tất Bát La Da Na.
Bài viết 🞄 09/4/2023
Tôn giả Ma Ha Ca Diếp được biết đến là vị Thánh tăng đệ nhất đầu đà trong 10 đại đệ tử của Đức Phật. Khi còn ở thế tục, Ngài có tên là Tất Bát La Da Na.
Nhân vật Phật giáo🞄 22/02/2023
Thái tử Tất Đạt Đa (Đức Phật) - một con người đặc biệt, một sự từ bỏ vĩ đại
Nhân vật Phật giáo 🞄 22/02/2023
Thái tử Tất Đạt Đa (Đức Phật) - một con người đặc biệt, một sự từ bỏ vĩ đại
Bài viết🞄 14/12/2022
Vào đêm thứ 49 - đêm cuối cùng trước khi Đức Phật thành đạo, Thiên Ma Ba Tuần đã kéo quân đến quấy phá Đức Phật, nhằm cản trở Ngài đạt đạo.
Bài viết 🞄 14/12/2022
Vào đêm thứ 49 - đêm cuối cùng trước khi Đức Phật thành đạo, Thiên Ma Ba Tuần đã kéo quân đến quấy phá Đức Phật, nhằm cản trở Ngài đạt đạo.
Nhân vật Phật giáo🞄 03/4/2022
Niêm hoa vi tiếu là một câu chuyện đặc biệt trong Phật giáo, là nguồn khởi duyên to lớn và thù thắng cho việc Ngài Ca Diếp lưu giữ pháp hạnh đầu đà
Nhân vật Phật giáo 🞄 03/4/2022
Niêm hoa vi tiếu là một câu chuyện đặc biệt trong Phật giáo, là nguồn khởi duyên to lớn và thù thắng cho việc Ngài Ca Diếp lưu giữ pháp hạnh đầu đà
Nhân vật Phật giáo🞄 28/3/2022
Trong giây phút cuối của cuộc đời, dù thân tứ đại Đức Thế Tôn đang đớn đau vô cùng bởi cơn bạo bệnh, Ngài vẫn thế độ cho vị tu sĩ ngoại đạo Tu Bạt Đà La.
Nhân vật Phật giáo 🞄 28/3/2022
Trong giây phút cuối của cuộc đời, dù thân tứ đại Đức Thế Tôn đang đớn đau vô cùng bởi cơn bạo bệnh, Ngài vẫn thế độ cho vị tu sĩ ngoại đạo Tu Bạt Đà La.
Nhân vật Phật giáo🞄 16/3/2022
Angulimala khẩn cầu: Kính lạy Đức Thế Tôn! Con đã biết tội của mình rồi! Ngài đã đích thân ngự đến khu rừng này là vì hạnh phúc an vui lâu dài...
Nhân vật Phật giáo 🞄 16/3/2022
Angulimala khẩn cầu: Kính lạy Đức Thế Tôn! Con đã biết tội của mình rồi! Ngài đã đích thân ngự đến khu rừng này là vì hạnh phúc an vui lâu dài...
Nhân vật Phật giáo🞄 16/3/2022
Kính mời quý Phật tử cùng theo dõi video sau đây,
Nhân vật Phật giáo 🞄 16/3/2022
Kính mời quý Phật tử cùng theo dõi video sau đây,