Mục Lục [Ẩn]
Những điều kiêng kỵ ngày Tết khiến nhiều người vô cùng lo sợ, nếu không kiêng kỵ thì rất sợ giông cả năm, gặp đen đủi. Thậm chí, họ cũng cảm thấy thật gò bó, mệt mỏi, áp lực khi phải kiêng kỵ đủ điều: kiêng quét nhà; kiêng cho lửa, nước; kiêng dao thớt;... vào những ngày đầu năm mới.
Với mong muốn ai cũng được đón một cái Tết thật thư giãn bên gia đình, bạn bè; được gặp nhiều may mắn trong cuộc sống; Thầy Thích Trúc Thái Minh sẽ giải đáp những điều kiêng kỵ thường gặp trong năm mới qua bài viết sau.
1. Kiêng quét nhà vào sáng mùng 1?
Thường vào sáng mùng 1 Tết, sau khi đốt pháo các cụ cấm con cháu không được quét nhà vì cho rằng nếu quét nhà thì sẽ bị mất hết tài lộc.
Lại có nơi cho rằng, sáng mùng 1 ra giếng, ra sông để gánh nước về nhà lấy lộc. Tuy nhiên, nếu làm như vậy mà được lộc thì mấy bà con ven sông, anh em thuyền chài đều rất giàu có.
Cho nên, chúng ta thấy những quan niệm đó không có lý, không có căn cứ. Vì thế, chúng ta cứ an tâm quét nhà để nhà cửa sạch sẽ, vui vẻ đón khách vào sáng mùng 1 Tết.
>>> Xem thêm: Trong ngày Tết có nên kiêng kỵ những điều này?

2. Kiêng ăn cá mực?
Vì sợ mực đen tối nên chúng ta kiêng ăn cá mực vào những ngày đầu năm. Cũng là mực, thế nhưng bút và mực là thứ rất tốt để tặng cho học trò. Nó là thứ để giúp con người thành tài. Vậy tại sao lại sợ, lại kiêng mực hay kiêng ăn cá mực vì sợ đen tối? Đó là điều hoàn toàn không đúng!
3. Không cho lửa, cho nước đầu năm?
Nhiều gia đình có quan niệm đầu năm kiêng cho lửa, cho nước. Họ cho rằng cho lửa, cho nước là mất hơi ấm gia đình, mất lộc.
Nhưng chúng ta biết rằng, lửa nấu được cơm, giúp sưởi ấm; tuy nhiên lửa có thể đốt cháy nhà, làm phỏng da. Nước cũng vậy, quan điểm cho nước thì mất lộc là không chuẩn; nước có thể nấu cơm, tắm rửa nhưng nước cũng có thể làm cho chúng ta bị chết đuối, lũ lụt, trôi hết nhà cửa.
Cho nên, cả lửa và nước đều không phải tốt hẳn hay xấu hẳn. Chính vì thế, việc kiêng cho lửa, cho nước vào đầu năm để không bị mất lộc là không đúng, mê tín.
4. Kiêng mua dao, thớt, chày, cối?
Nhiều gia đình kiêng mua dao, thớt, chày, cối vào đầu năm; sợ rằng dao thớt băm chặt nhau, mang đến những điều xui xẻo cho gia đình. Tuy nhiên, gia đình nhà nào cũng có dao, có thớt và thậm chí trong ngày Tết đều phải dùng đến dao, thớt, chày, cối để nấu nướng. Bởi vậy cho nên, việc kiêng mua dao, thớt, chày, cối là vô lý, không đúng.

5. Nhà có tang kiêng đi chúc Tết?
Với đạo Phật, nhà có tang mà đi chúc Tết thì không có vấn đề gì; bởi ai rồi cũng phải chết. Cho nên cái chết không phải điều xấu, đen đủi. Khi gia đình có tang sự thì chúng ta đi thăm nom, chúc Tết là điều bình thường.
Đặc biệt, chúng ta phải hình thành cho mình tư tưởng, quan niệm rằng: Nếu gia đình bạn bè, người thân có tang mà đến nhà chúc Tết đầu năm thì mình vẫn hoan hỷ, vui vẻ chào đón. Chúng ta phải loại bỏ quan niệm nhà có tang kiêng đi chúc Tết, bởi đó là quan niệm hoàn toàn mê tín.
>>> Xem thêm: 10 điều kiêng kỵ ngày Tết lý giải qua lăng kính đạo Phật
Theo quan niệm của đạo Phật, có những việc phải kiêng kỵ, gìn giữ chứ không phải việc gì cũng có thể làm. Cho nên câu nói “Có kiêng có lành” là đúng, nhưng cũng cần phải xem xét kiêng điều gì thì tốt lành, kiêng điều gì là không đúng.
Kiêng làm việc xấu, kiêng nghĩ xấu, kiêng nói lời xấu là điều đúng đắn, tốt lành. Những việc cần kiêng đó là: sát sinh, trộm cắp, ngoại tình, gian dối lọc lừa, bê tha nghiện ngập, bất hiếu bất kính, vong ơn bội nghĩa, kiêu mạn khinh khi,...
Những điều kiêng kỵ này không phải chỉ kiêng những ngày đầu năm mà phải kiêng suốt cả năm, cả đời. Những ai mà kiêng được những điều này thì đảm bảo là những người đó sẽ gặp được rất nhiều điều tốt, rất nhiều may mắn. Đó chính là nhân quả, đó gọi là chính tín của đạo Phật.
Đức Phật dạy: Xấu hay tốt gốc là ở chính nơi thân tâm (thân, khẩu, ý) của chúng ta, không phải ở vật bên ngoài; không phải tại dao thớt, hay lửa nước,...
Hành động, lời nói, ý nghĩ (thân, khẩu, ý) thiện chắc chắn đem lại điều lành, điều tốt cho mình. Ngược lại, hành động, ý nghĩ, lời nói xấu ác sẽ đem đến bất hạnh, xui xẻo, đau khổ cho mình.
Những điều kiêng kỵ như một “hàng rào” bủa vây khiến chúng ta cảm thấy rất mệt mỏi. Bởi nỗi lo mỗi sáng mùng 1 Tết mà lỡ đổ vỡ, lỡ quét nhà hay lỡ cho lửa, cho nước,... làm điều gì cũng e dè, sợ sệt khi phạm vào kiêng kỵ đầu năm mới nên cuộc sống không có tự do, không có an lạc.
Vì vậy, chúng ta cần hiểu được những điều kiêng kỵ chân chính, kiêng đúng đạo lý thì sẽ thấy thoải mái, sống an lành, mang lại hạnh phúc và may mắn. Hãy chia sẻ tới người thân, bạn bè bài viết này nhé!
Chúc quý vị năm mới Tết đến thân tâm thường an lạc, gia đình hạnh phúc, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.
Bài viết🞄 26/5/2023
Với nhiều hoạt động ý nghĩa, chuỗi sự kiện Phật đản tại chùa Ba Vàng đã nhận được nhiều sự quan tâm của các trang báo, trang thông tin điện tử.
Bài viết 🞄 26/5/2023
Với nhiều hoạt động ý nghĩa, chuỗi sự kiện Phật đản tại chùa Ba Vàng đã nhận được nhiều sự quan tâm của các trang báo, trang thông tin điện tử.
Bài viết🞄 25/5/2023
Đại lễ Phật đản chùa Ba Vàng năm 2023 đã kết thúc nhưng tất cả đã để lại những dấu ấn khó phai trong lòng người tham dự. Đó không chỉ là những con số ấn tượng, những bộ trang phục đẹp...
Bài viết 🞄 25/5/2023
Đại lễ Phật đản chùa Ba Vàng năm 2023 đã kết thúc nhưng tất cả đã để lại những dấu ấn khó phai trong lòng người tham dự. Đó không chỉ là những con số ấn tượng, những bộ trang phục đẹp...
Bài viết🞄 21/5/2023
Một trong những điểm cực kỳ ấn tượng của đêm văn nghệ chính là các bài hát song ngữ, được sáng tác dựa trên nền tảng kinh Phật bởi Phật tử Phạm Thị Yến - Chủ nhiệm CLB Cúc Vàng.
Bài viết 🞄 21/5/2023
Một trong những điểm cực kỳ ấn tượng của đêm văn nghệ chính là các bài hát song ngữ, được sáng tác dựa trên nền tảng kinh Phật bởi Phật tử Phạm Thị Yến - Chủ nhiệm CLB Cúc Vàng.
Bài viết🞄 16/5/2023
Hiếm có ngôi chùa nào lại có công trình kiến trúc "độc lạ" như ở cung thờ Phật Phụ - Phật Mẫu chùa Ba Vàng. Đây là nơi thờ Đức vua Tịnh Phạn
Bài viết 🞄 16/5/2023
Hiếm có ngôi chùa nào lại có công trình kiến trúc "độc lạ" như ở cung thờ Phật Phụ - Phật Mẫu chùa Ba Vàng. Đây là nơi thờ Đức vua Tịnh Phạn
Hoạt động Phật sự🞄 07/5/2023
Đại lễ Phật đản không chỉ là cơ hội để mọi người được cầu bình an, may mắn cho bản thân, gia đình; mà còn là khoảng thời gian được tìm hiểu về Phật giáo...
Hoạt động Phật sự 🞄 07/5/2023
Đại lễ Phật đản không chỉ là cơ hội để mọi người được cầu bình an, may mắn cho bản thân, gia đình; mà còn là khoảng thời gian được tìm hiểu về Phật giáo...
Nhân vật Phật giáo🞄 02/5/2023
Có phải Hoàng hậu Ma Da hết phước khi sinh Đức Phật nên mới qua đời? Bà là người như thế nào? Liệu có phải là người mẹ đặc biệt nhất thế gian như trong kinh điển thường nói?
Nhân vật Phật giáo 🞄 02/5/2023
Có phải Hoàng hậu Ma Da hết phước khi sinh Đức Phật nên mới qua đời? Bà là người như thế nào? Liệu có phải là người mẹ đặc biệt nhất thế gian như trong kinh điển thường nói?
Bài viết🞄 02/5/2023
Chuyến hoằng Pháp của Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh, chư Tăng chùa Ba Vàng và Cô Phạm Thị Yến - chủ nhiệm CLB Cúc Vàng tại Nhật đã kết thúc. Dù vậy, những câu chuyện về “hành trình tích lũy phước báu” của các Phật tử xa xứ vẫn đang được kể.
Bài viết 🞄 02/5/2023
Chuyến hoằng Pháp của Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh, chư Tăng chùa Ba Vàng và Cô Phạm Thị Yến - chủ nhiệm CLB Cúc Vàng tại Nhật đã kết thúc. Dù vậy, những câu chuyện về “hành trình tích lũy phước báu” của các Phật tử xa xứ vẫn đang được kể.
Bài viết🞄 22/4/2023
“Thiên thượng” là trên trời; “thiên hạ” là dưới trời; “duy ngã” là chỉ có ta là tôn quý nhất; “độc” nghĩa là độc nhất, tôn quý nhất. “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn” có nghĩa là “Trên trời dưới trời, chỉ có ta là tôn quý nhất”.
Bài viết 🞄 22/4/2023
“Thiên thượng” là trên trời; “thiên hạ” là dưới trời; “duy ngã” là chỉ có ta là tôn quý nhất; “độc” nghĩa là độc nhất, tôn quý nhất. “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn” có nghĩa là “Trên trời dưới trời, chỉ có ta là tôn quý nhất”.
Bài viết🞄 22/4/2023
Phật đản là ngày Tết của mỗi người con Phật. Vào ngày này, mọi người có thể gửi lời chúc ý nghĩa dành tặng cho gia đình, bạn bè, người yêu,...
Bài viết 🞄 22/4/2023
Phật đản là ngày Tết của mỗi người con Phật. Vào ngày này, mọi người có thể gửi lời chúc ý nghĩa dành tặng cho gia đình, bạn bè, người yêu,...
Bài viết🞄 09/4/2023
Tôn giả Ma Ha Ca Diếp được biết đến là vị Thánh tăng đệ nhất đầu đà trong 10 đại đệ tử của Đức Phật. Khi còn ở thế tục, Ngài có tên là Tất Bát La Da Na.
Bài viết 🞄 09/4/2023
Tôn giả Ma Ha Ca Diếp được biết đến là vị Thánh tăng đệ nhất đầu đà trong 10 đại đệ tử của Đức Phật. Khi còn ở thế tục, Ngài có tên là Tất Bát La Da Na.
Chuyển hóa nghiệp🞄 06/4/2023
Ngồi thoải mái trên ghế sofa, chị Danh chợt nhớ lại những ngày tháng bị mất ngủ và mắc bệnh trĩ trước đây. Chị Danh bị những căn bệnh này hành hạ...
Chuyển hóa nghiệp 🞄 06/4/2023
Ngồi thoải mái trên ghế sofa, chị Danh chợt nhớ lại những ngày tháng bị mất ngủ và mắc bệnh trĩ trước đây. Chị Danh bị những căn bệnh này hành hạ...
Bài viết🞄 02/4/2023
Lễ Tết Thanh minh không có ngày cố định. Thời gian sẽ bắt đầu sau ngày Lập Xuân 45 ngày, khoảng từ ngày 04 - 05/04 (sau khi kết thúc tiết xuân phân)...
Bài viết 🞄 02/4/2023
Lễ Tết Thanh minh không có ngày cố định. Thời gian sẽ bắt đầu sau ngày Lập Xuân 45 ngày, khoảng từ ngày 04 - 05/04 (sau khi kết thúc tiết xuân phân)...
Bài viết🞄 20/3/2023
Nhiều người đã khỏi bệnh lâu năm: 30 năm viêm xoang, gần 30 năm đau buốt chân tay, hen suyễn bẩm sinh, viêm đại tràng mãn tính,... nhờ tham gia đàn lễ Ngũ Bách Danh.
Bài viết 🞄 20/3/2023
Nhiều người đã khỏi bệnh lâu năm: 30 năm viêm xoang, gần 30 năm đau buốt chân tay, hen suyễn bẩm sinh, viêm đại tràng mãn tính,... nhờ tham gia đàn lễ Ngũ Bách Danh.
Bài viết🞄 10/3/2023
Tôi ít đi chùa - nơi dành cho người già, người thất tình muốn xa lánh cuộc đời,... Ít nhất là trong suy nghĩ của tôi, chùa chán chường như vậy. Thế nhưng định kiến ấy đã thay đổi hoàn toàn sau khi tôi...
Bài viết 🞄 10/3/2023
Tôi ít đi chùa - nơi dành cho người già, người thất tình muốn xa lánh cuộc đời,... Ít nhất là trong suy nghĩ của tôi, chùa chán chường như vậy. Thế nhưng định kiến ấy đã thay đổi hoàn toàn sau khi tôi...
Tin tức🞄 04/3/2023
Đức Phật đã nhập Niết bàn cách đây gần 26 thế kỷ, nhưng với lòng từ bi vô lượng, Ngài để lại kim thân Xá Lợi để nhân dân, Phật tử sau này có cơ hội được đảnh lễ, cúng dường, thừa hưởng phúc báu.
Tin tức 🞄 04/3/2023
Đức Phật đã nhập Niết bàn cách đây gần 26 thế kỷ, nhưng với lòng từ bi vô lượng, Ngài để lại kim thân Xá Lợi để nhân dân, Phật tử sau này có cơ hội được đảnh lễ, cúng dường, thừa hưởng phúc báu.