trực tuyến
Chương trình số 3: Ngày 4 - Tụng kinh kính mừng Phật đản | 08/4/Quý Mão

Thứ Hai, 05/6/2023

tức 18/4 Quý Mão

Tết nguyên đán là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa Tết nguyên đán

14/12/2022

Chia sẻ :

Tết Nguyên Đán (hay còn gọi là Tết cổ truyền) gắn liền với đời sống tâm linh cũng như giá trị tình cảm trong mỗi người...

14/12/2022

Chia sẻ :

Tết Nguyên Đán (hay còn gọi là Tết cổ truyền) được xem là dịp lễ truyền thống quan trọng nhất trong năm của người dân Việt Nam; bởi nó gắn liền với đời sống tâm linh cũng như giá trị tình cảm trong mỗi người. Và đây cũng là dịp để các thành viên trong gia đình sum vầy sau một năm bận rộn; quây quần bên mâm cỗ đoàn viên.

Vậy theo quan điểm của đạo Phật, Tết cổ truyền có ý nghĩa như thế nào? Chùa Ba Vàng xin gửi tới quý độc giả bài viết sau qua lời chia sẻ của Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh.

Tết Nguyên Đán là gì?

“Tết” là nghĩa của chữ “Tiết”, “Nguyên” là khởi nguồn, là bắt đầu, là nguyên vẹn, “Đán” nghĩa là buổi sáng sớm. Vậy thì “Tết Nguyên Đán” có nghĩa là tiết khởi đầu, ngày mới đầu tiên của một năm.

Theo lịch vạn niên, mùng 1 Tết Quý Mão sẽ rơi vào Chủ nhật ngày 22/01/2023.

>> Xem thêm: Tổng hợp tất tần tật các bài văn khấn tết 2023

Tết Nguyên Đán - một nét đẹp cổ truyền của dân tộc Việt Nam (ảnh minh họa)

Tết Nguyên Đán - một nét đẹp cổ truyền của dân tộc Việt Nam (ảnh minh họa)

Ý nghĩa Tết Nguyên Đán

1. Dịp gia đình sum họp, cúng lễ tiên tổ

Đối với dân tộc Việt Nam, ngày Tết đã trở thành một ngày sum họp, ngày đoàn viên, ngày lễ tâm linh quan trọng trong mỗi gia đình. Bởi khi con cháu đi làm ăn, công tác xa đều chọn ngày Tết để trở về với quê hương của mình. Nơi có tổ tiên, ông bà, cha mẹ để cùng ăn Tết; cúng lễ tổ tiên rồi quây quần bên nhau, ngồi lại sau một năm bôn ba vất vả kiếm miếng cơm, manh áo, tất tả ngược xuôi; tổng kết một năm cũ, đón chào một năm mới, dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp.

Gia đình đoàn viên, sum họp, quây quần trong thời khắc đón chào năm mới

Gia đình đoàn viên, sum họp, quây quần trong thời khắc đón chào năm mới

2. Là mốc đánh dấu sự đổi mới trong cuộc đời

Bên cạnh ý nghĩa gia đình sum họp, cúng lễ tiên tổ, Tết còn mang ý nghĩa đặc biệt, đánh dấu sự đổi mới trong cuộc đời mỗi con người.Đạo Phật quan niệm đời người giống như một dòng sông trôi chảy và thời gian cũng trôi chảy như thế. Có rất nhiều điều mà con người muốn thay đổi nhưng phải có mốc thời gian nào đó để họ phát tâm, phát nguyện. Có những người từng mắc lỗi lầm trong quá khứ nhưng giờ họ muốn thay đổi nhưng còn chần chừ chưa biết mình sẽ thay đổi như thế nào, vào thời gian nào? Cũng có những người muốn sang năm mới mong muốn sẽ có một điều gì đó thay đổi nên họ phát nguyện lấy ngày mùng một Tết là ngày mình sẽ sống mới, đổi mới.

Cùng với đó, đạo Phật với tinh thần “Tùy thuận chúng sinh, nhi vi lợi ích”, tức là sự việc nào làm lớn mạnh cho thiện Pháp, làm cho con người được hoàn thiện, được an lạc, hạnh phúc hơn thì đều là những việc tốt đẹp, cần duy trì.

Chính vì vậy, đối với Phật giáo, nhất là Phật giáo Việt Nam thì ngày Tết Nguyên Đán là một lễ hội truyền thống rất đáng quý nên chúng ta cần giữ gìn và phát huy, làm sao cho ngày Tết có nhiều ý nghĩa hơn, đặc biệt là ý nghĩa về giáo dục truyền thống gia đình.

Những phong tục Tết cổ truyền Việt Nam qua lăng kính Phật giáo

Từ lâu đời, trong dịp Tết cổ truyền, người Việt Nam có rất nhiều phong tục tập quán ý nghĩa, thể hiện đặc điểm văn hóa phong phú. Những phong tục tập quán nổi bật nhất có thể kể đến là:

1. Cúng Ông Công Ông Táo

Theo quan niệm dân gian, ngày 23 tháng Chạp hằng năm là ngày ông Công ông Táo về chầu trời để báo cáo những việc tốt xấu của gia chủ với Ngọc Hoàng trong một năm qua.

Chính vì vậy, trong ngày này, mọi người thường chú trọng tới việc sửa soạn nhà cửa, bày trí mâm lễ để tiễn ông Công, ông Táo với mong muốn năm mới được nhiều điều may mắn, tốt đẹp.

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách cúng ông công ông Táo đơn giản và lợi ích nhất

Phong tục cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp

Phong tục cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp

2. Tỉa chân nhang

Theo quan niệm dân gian, hằng năm, các gia đình thường tỉa chân nhang vào ngày ông Công ông Táo (23 tháng Chạp). Tuy nhiên, theo quan điểm đạo Phật, việc tỉa chân nhang hoàn toàn có thể làm hằng ngày, không cần đợi đến ngày ông Công ông Táo, bởi nếu chân nhang đầy sẽ gây ra hỏa hoạn.

>> Xem thêm: Cách tỉa chân nhang đúng nhất

Tỉa chân nhang và lau dọn bàn thờ nên làm hằng ngày để giữ cho bàn thờ luôn được trang nghiêm, sạch sẽ

Tỉa chân nhang và lau dọn bàn thờ nên làm hằng ngày để giữ cho bàn thờ luôn được trang nghiêm, sạch sẽ

3. Cúng giao thừa

Đêm giao thừa là khoảnh khắc thiêng liêng đối với mỗi người bởi đó là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Chính vì vậy, mọi gia đình đều chú trọng tới việc cúng lễ đêm giao thừa với hy vọng một năm mới thật nhiều may mắn và tốt đẹp.

>> Xem thêm: Chuẩn bị mâm cúng giao thừa thế nào để được “phát tài”, “phát lộc” theo góc nhìn nhà Phật

4. Lì xì Tết

Việc cha mẹ giáo dục cho con trẻ hiểu được ý nghĩa tốt đẹp của việc lì xì ngày Tết, cách đón nhận tiền mừng tuổi là điều rất quan trọng. Bởi khi con trẻ hiểu và biết trân trọng tấm lòng của những người tặng cho mình thì phong tục này sẽ trở nên tốt đẹp và ý nghĩa hơn rất nhiều.

>> Xem thêm: https://chuabavang.com/phap-am/phat-phap-ung-dung/giao-duc-con-cai-hieu-y-nghia-viec-li-xi-ngay-tet-d3250.html

5. Chúc Tết

Vào dịp Tết, người Việt thường tặng nhau những lời chúc tốt đẹp nhất, mong sao cho người thân, bạn bè của mình được an lành, hạnh phúc, thành công. Đặc biệt, những lời chúc chân thành, yêu thương thì sẽ phát sinh ra phúc báu, may mắn tới mỗi người.

>> Xem thêm: https://chuabavang.com/phap-am/phat-phap-ung-dung/chuc-tet-dau-nam-sao-cho-nhan-duoc-nhieu-phuoc-bau-d3259.html

Hy vọng qua bài viết này, quý độc giả sẽ có thêm những hiểu biết về Tết Nguyên đán và áp dụng những phong tục ngày Tết theo quan điểm đạo Phật để được lợi ích và may mắn nhất.

Một mùa xuân mới sắp sang, chúc cho những nguyện cầu, thiện lành của mỗi người được thành tựu.

Bài liên quan
Chia sẻ :
Chia sẻ :
Xem thêm

23 bài báo của Thái Lan đưa tin, Đại lễ Phật đản chùa Ba Vàng gây ấn tượng với truyền thông Quốc tế

Bài viết🞄 26/5/2023

Với nhiều hoạt động ý nghĩa, chuỗi sự kiện Phật đản tại chùa Ba Vàng đã nhận được nhiều sự quan tâm của các trang báo, trang thông tin điện tử.

Bài viết 🞄 26/5/2023

Với nhiều hoạt động ý nghĩa, chuỗi sự kiện Phật đản tại chùa Ba Vàng đã nhận được nhiều sự quan tâm của các trang báo, trang thông tin điện tử.

2 ngày, 13 quốc gia, khoảng 70.000 người - một đại lễ Phật đản đáng nhớ

Bài viết🞄 25/5/2023

Đại lễ Phật đản chùa Ba Vàng năm 2023 đã kết thúc nhưng tất cả đã để lại những dấu ấn khó phai trong lòng người tham dự. Đó không chỉ là những con số ấn tượng, những bộ trang phục đẹp...

Bài viết 🞄 25/5/2023

Đại lễ Phật đản chùa Ba Vàng năm 2023 đã kết thúc nhưng tất cả đã để lại những dấu ấn khó phai trong lòng người tham dự. Đó không chỉ là những con số ấn tượng, những bộ trang phục đẹp...

Ấn tượng những bản nhạc song ngữ trong Đêm văn nghệ kính mừng Đức Phật đản sinh

Bài viết🞄 21/5/2023

Một trong những điểm cực kỳ ấn tượng của đêm văn nghệ chính là các bài hát song ngữ, được sáng tác dựa trên nền tảng kinh Phật bởi Phật tử Phạm Thị Yến - Chủ nhiệm CLB Cúc Vàng.

Bài viết 🞄 21/5/2023

Một trong những điểm cực kỳ ấn tượng của đêm văn nghệ chính là các bài hát song ngữ, được sáng tác dựa trên nền tảng kinh Phật bởi Phật tử Phạm Thị Yến - Chủ nhiệm CLB Cúc Vàng.

Trải nghiệm thú vị tại công trình kiến trúc độc đáo: Cung Phật Phụ - Phật Mẫu chùa Ba Vàng

Bài viết🞄 16/5/2023

Hiếm có ngôi chùa nào lại có công trình kiến trúc "độc lạ" như ở cung thờ Phật Phụ - Phật Mẫu chùa Ba Vàng. Đây là nơi thờ Đức vua Tịnh Phạn

Bài viết 🞄 16/5/2023

Hiếm có ngôi chùa nào lại có công trình kiến trúc "độc lạ" như ở cung thờ Phật Phụ - Phật Mẫu chùa Ba Vàng. Đây là nơi thờ Đức vua Tịnh Phạn

Cha của Đức Phật là ai? Cuộc đời và nỗi lo khi làm cha của Đức Phật

Bài viết🞄 15/5/2023

Đức vua Tịnh Phạn chính là người đặc biệt và duy nhất được Đức Phật chọn làm cha trước khi giáng sinh.

Bài viết 🞄 15/5/2023

Đức vua Tịnh Phạn chính là người đặc biệt và duy nhất được Đức Phật chọn làm cha trước khi giáng sinh.

Sắp diễn ra | Đại lễ Phật đản 2023 tại chùa Ba Vàng - mang lại nhiều lợi ích cho người tham gia

Hoạt động Phật sự🞄 07/5/2023

Đại lễ Phật đản không chỉ là cơ hội để mọi người được cầu bình an, may mắn cho bản thân, gia đình; mà còn là khoảng thời gian được tìm hiểu về Phật giáo...

Hoạt động Phật sự 🞄 07/5/2023

Đại lễ Phật đản không chỉ là cơ hội để mọi người được cầu bình an, may mắn cho bản thân, gia đình; mà còn là khoảng thời gian được tìm hiểu về Phật giáo...

Lý giải về hoàng hậu Ma Da - người mẹ đặc biệt nhất thế gian

Nhân vật Phật giáo🞄 02/5/2023

Có phải Hoàng hậu Ma Da hết phước khi sinh Đức Phật nên mới qua đời? Bà là người như thế nào? Liệu có phải là người mẹ đặc biệt nhất thế gian như trong kinh điển thường nói?

Nhân vật Phật giáo 🞄 02/5/2023

Có phải Hoàng hậu Ma Da hết phước khi sinh Đức Phật nên mới qua đời? Bà là người như thế nào? Liệu có phải là người mẹ đặc biệt nhất thế gian như trong kinh điển thường nói?

Tinh thần phụng sự của Phật tử Nhật Bản: Sự tinh tấn đến từ tâm Bồ đề

Bài viết🞄 02/5/2023

Chuyến hoằng Pháp của Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh, chư Tăng chùa Ba Vàng và Cô Phạm Thị Yến - chủ nhiệm CLB Cúc Vàng tại Nhật đã kết thúc. Dù vậy, những câu chuyện về “hành trình tích lũy phước báu” của các Phật tử xa xứ vẫn đang được kể.

Bài viết 🞄 02/5/2023

Chuyến hoằng Pháp của Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh, chư Tăng chùa Ba Vàng và Cô Phạm Thị Yến - chủ nhiệm CLB Cúc Vàng tại Nhật đã kết thúc. Dù vậy, những câu chuyện về “hành trình tích lũy phước báu” của các Phật tử xa xứ vẫn đang được kể.

Đức Phật kiêu mạn không khi tuyên bố “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn”?

Bài viết🞄 22/4/2023

“Thiên thượng” là trên trời; “thiên hạ” là dưới trời; “duy ngã” là chỉ có ta là tôn quý nhất; “độc” nghĩa là độc nhất, tôn quý nhất. “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn” có nghĩa là “Trên trời dưới trời, chỉ có ta là tôn quý nhất”.

Bài viết 🞄 22/4/2023

“Thiên thượng” là trên trời; “thiên hạ” là dưới trời; “duy ngã” là chỉ có ta là tôn quý nhất; “độc” nghĩa là độc nhất, tôn quý nhất. “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn” có nghĩa là “Trên trời dưới trời, chỉ có ta là tôn quý nhất”.

Lời chúc lễ Phật đản ý nghĩa nhất dành cho tất cả mọi người

Bài viết🞄 22/4/2023

Phật đản là ngày Tết của mỗi người con Phật. Vào ngày này, mọi người có thể gửi lời chúc ý nghĩa dành tặng cho gia đình, bạn bè, người yêu,...

Bài viết 🞄 22/4/2023

Phật đản là ngày Tết của mỗi người con Phật. Vào ngày này, mọi người có thể gửi lời chúc ý nghĩa dành tặng cho gia đình, bạn bè, người yêu,...

TOP bài hát mừng lễ Phật đản hay nhất!

Bài viết🞄 18/4/2023

Dưới đây là tổng hợp các bài hát Phật đản hay, mới nhất, lời bài hát dễ nghe dễ thuộc nhân kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời.

Bài viết 🞄 18/4/2023

Dưới đây là tổng hợp các bài hát Phật đản hay, mới nhất, lời bài hát dễ nghe dễ thuộc nhân kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời.

Tôn giả Đại Ca Diếp - Đại đệ tử của Đức Phật với hạnh đầu đà đệ nhất

Bài viết🞄 09/4/2023

Tôn giả Ma Ha Ca Diếp là một vị Tỳ-kheo gương mẫu với phẩm hạnh đầu đà đệ nhất trong 10 vị đại đệ tử của Đức Phật.

Bài viết 🞄 09/4/2023

Tôn giả Ma Ha Ca Diếp là một vị Tỳ-kheo gương mẫu với phẩm hạnh đầu đà đệ nhất trong 10 vị đại đệ tử của Đức Phật.

Cuộc đời Tôn giả Ma Ha Ca Diếp: Từ lúc hạ sinh đến khi thành bậc đầu đà đệ nhất

Bài viết🞄 09/4/2023

Tôn giả Ma Ha Ca Diếp được biết đến là vị Thánh tăng đệ nhất đầu đà trong 10 đại đệ tử của Đức Phật. Khi còn ở thế tục, Ngài có tên là Tất Bát La Da Na.

Bài viết 🞄 09/4/2023

Tôn giả Ma Ha Ca Diếp được biết đến là vị Thánh tăng đệ nhất đầu đà trong 10 đại đệ tử của Đức Phật. Khi còn ở thế tục, Ngài có tên là Tất Bát La Da Na.

Thoát khỏi nỗi ám ảnh của bệnh trĩ nhờ đàn lễ Ngũ Bách Danh

Chuyển hóa nghiệp🞄 06/4/2023

Ngồi thoải mái trên ghế sofa, chị Danh chợt nhớ lại những ngày tháng bị mất ngủ và mắc bệnh trĩ trước đây. Chị Danh bị những căn bệnh này hành hạ...

Chuyển hóa nghiệp 🞄 06/4/2023

Ngồi thoải mái trên ghế sofa, chị Danh chợt nhớ lại những ngày tháng bị mất ngủ và mắc bệnh trĩ trước đây. Chị Danh bị những căn bệnh này hành hạ...

Thanh minh là gì? Tết thanh minh năm 2023 là ngày nào?

Bài viết🞄 02/4/2023

Lễ Tết Thanh minh không có ngày cố định. Thời gian sẽ bắt đầu sau ngày Lập Xuân 45 ngày, khoảng từ ngày 04 - 05/04 (sau khi kết thúc tiết xuân phân)...

Bài viết 🞄 02/4/2023

Lễ Tết Thanh minh không có ngày cố định. Thời gian sẽ bắt đầu sau ngày Lập Xuân 45 ngày, khoảng từ ngày 04 - 05/04 (sau khi kết thúc tiết xuân phân)...

Thoát khỏi những căn bệnh lâu năm nhờ lễ Ngũ Bách Danh

Bài viết🞄 20/3/2023

Nhiều người đã khỏi bệnh lâu năm: 30 năm viêm xoang, gần 30 năm đau buốt chân tay, hen suyễn bẩm sinh, viêm đại tràng mãn tính,... nhờ tham gia đàn lễ Ngũ Bách Danh.

Bài viết 🞄 20/3/2023

Nhiều người đã khỏi bệnh lâu năm: 30 năm viêm xoang, gần 30 năm đau buốt chân tay, hen suyễn bẩm sinh, viêm đại tràng mãn tính,... nhờ tham gia đàn lễ Ngũ Bách Danh.

Bệnh thiểu năng tuần hoàn máu não: Hành trình giải thoát khỏi việc đau đớn nằm im bất động

Bài viết🞄 15/3/2023

Nằm bất động trên giường, đầu tôi đau dữ dội đến mức các dây thần kinh nổi phồng trên trán.

Bài viết 🞄 15/3/2023

Nằm bất động trên giường, đầu tôi đau dữ dội đến mức các dây thần kinh nổi phồng trên trán.

Phật Pháp không gò bó, xa lánh, già cả như tôi thường nghĩ…

Bài viết🞄 10/3/2023

Tôi ít đi chùa - nơi dành cho người già, người thất tình muốn xa lánh cuộc đời,... Ít nhất là trong suy nghĩ của tôi, chùa chán chường như vậy. Thế nhưng định kiến ấy đã thay đổi hoàn toàn sau khi tôi...

Bài viết 🞄 10/3/2023

Tôi ít đi chùa - nơi dành cho người già, người thất tình muốn xa lánh cuộc đời,... Ít nhất là trong suy nghĩ của tôi, chùa chán chường như vậy. Thế nhưng định kiến ấy đã thay đổi hoàn toàn sau khi tôi...

Phước báu to lớn khi đảnh lễ và cúng dường Xá Lợi Phật

Tin tức🞄 04/3/2023

Đức Phật đã nhập Niết bàn cách đây gần 26 thế kỷ, nhưng với lòng từ bi vô lượng, Ngài để lại kim thân Xá Lợi để nhân dân, Phật tử sau này có cơ hội được đảnh lễ, cúng dường, thừa hưởng phúc báu.

Tin tức 🞄 04/3/2023

Đức Phật đã nhập Niết bàn cách đây gần 26 thế kỷ, nhưng với lòng từ bi vô lượng, Ngài để lại kim thân Xá Lợi để nhân dân, Phật tử sau này có cơ hội được đảnh lễ, cúng dường, thừa hưởng phúc báu.