trực tuyến
Phóng sinh đầu tháng 2 nhuận/Quý Mão | Chùa Ba Vàng, ngày 01/02 nhuận/Quý Mão

Thứ Tư, 29/3/2023

tức 8/2 Quý Mão

Tháng 7 cô hồn và những kiêng kỵ trong dân gian có đúng không?

01/7/2022

Chia sẻ :

Tháng cô hồn theo quan điểm dân gian là tháng của ma quỷ, không đem lại điều may mắn, tốt lành...“Cô” là cô đơn, cô độc; “hồn” là vong hồn, linh hồn, vong linh.

01/7/2022

Chia sẻ :

Tháng cô hồn theo quan điểm dân gian là tháng của ma quỷ, không đem lại điều may mắn, tốt lành. Chính vì thế, người ta thường truyền tai nhau về rất nhiều những điều kiêng kỵ trong tháng này như: Không treo chuông gió đầu giường bởi tiếng chuông sẽ đánh động những linh hồn quỷ dữ; không đi chơi đêm; không nhổ lông chân;...

Vậy thực hư về tháng 7 cô hồn này như thế nào? Những điều kiêng kỵ trên là đúng hay sai? Kính mời quý vị cùng tìm câu trả lời qua lời chia sẻ của Thầy Thích Trúc Thái Minh.

Cô hồn là gì?

“Cô” là cô đơn, cô độc; “hồn” là vong hồn, linh hồn, vong linh. “Cô hồn” chính là vong linh cô đơn, cô độc. Bởi người chết ra đi một mình chẳng ai đi cùng họ cho nên gọi là cô hồn. 

Thầy Thích Trúc Thái Minh giảng về tháng 7 cô hồn. (Ảnh minh họa)

Thầy Thích Trúc Thái Minh giảng về tháng 7 cô hồn. (Ảnh minh họa)

Tháng cô hồn là tháng mấy?

Theo quan điểm trong dân gian, tháng cô hồn là tháng 7 âm lịch hằng năm.

Nguồn gốc của tháng 7 cô hồn 

Tháng cô hồn có nguồn gốc từ kinh điển Phật giáo. Cụ thể là từ câu chuyện Tôn giả Mục Kiều Liên cứu mẹ thoát khỏi kiếp ngạ quỷ trong Kinh Vu Lan và từ truyền thống an cư kiết hạ và tự tứ cuối mùa an cư. 

#1 Xuất phát từ câu chuyện Ngài Mục Kiều Liên cứu mẹ

Chuyện kể rằng, khi còn sống, mẹ Ngài Mục Kiền Liên - bà Thanh Đề không có lòng tin kính, phỉ báng Tam Bảo, keo rít bỏn xẻn, lại thường xúc phạm chúng Tăng dù lúc đó Ngài đã xuất gia và trở thành một vị Thánh Tăng. Khi mẹ mất, vì thương xót mẹ nên Ngài Mục Kiều Liên đã dùng thiên nhãn soi khắp cõi người, cõi Trời để tìm mẹ mà không thấy.

Đến khi Ngài nhìn xuống cõi ngạ quỷ thì thấy mẹ đang đọa là một con quỷ đói, bụng to như trống mà cổ nhỏ như cây kim, rất khổ sở. Vì thương xót mẹ, Tôn giả đi khất thực xin một bát cơm đầy rồi dùng thần thông xuống cõi ngạ quỷ dâng cơm cho mẹ. Khi thấy bát cơm, bà Thanh Đề sợ chúng ngạ quỷ xung quanh cướp mất nên vội vàng lấy tay che bát cơm lại trực ăn một mình. Nhưng bất ngờ, bát cơm lập tức biến thành than hồng khiến bà không thể ăn được. 

Dù rất thương mẹ nhưng Tôn giả Mục Kiều Liên dùng hết sức thần thông của mình cũng không thể cứu được bà nên Ngài đã về bạch Phật. Đức Phật chỉ dạy Ngài rằng đến tháng bảy, ngày chư Tăng tự tứ thì sắm sửa vật thực cúng dường Trai Tăng. Và lấy phước báu đó cùng sự chú nguyện của chư Tăng hồi hướng cho mẹ thì mẹ sẽ hết tội và được sinh thiên. 

Vâng lời Đức Phật, vào ngày chư Tăng tự tứ, Ngài Mục Kiều Liên đã thiết lễ cúng dường trai Tăng. Ngài cũng thỉnh chư Tăng chú nguyện hồi hướng công đức phúc báu cho mẹ. Nhờ đó, bà Thanh Đề cùng rất nhiều ngạ quỷ và tội nhân trong địa ngục ngày hôm đó được sinh thiên.

Quan điểm về tháng 7 cô hồn bắt nguồn từ câu chuyện Tôn giả Mục Kiều Liên cứu mẹ

Quan điểm về tháng 7 cô hồn bắt nguồn từ câu chuyện Tôn giả Mục Kiều Liên cứu mẹ

#2 Xuất phát từ truyền thống an cư kiết hạ và tự tứ cuối mùa an cư

Theo truyền thống từ thời Đức Phật còn tại thế, một năm chư Tăng có 3 tháng an cư vào mùa mưa, do mùa mưa thì côn trùng, giun, dế, cóc, nhái sinh ra rất nhiều và chúng bò khắp nơi trên đường phố. Cho nên Đức Phật chế ra 3 tháng an cư này để chư Tăng không đi khất thực mà tập trung ở yên tại một trú xứ. 

Cũng trong 3 tháng này, chư Tăng tinh tấn tu tập, trau dồi giới đức, thúc liễm thân tâm, sách tấn nhau tu học, kiểm điểm cho nhau,... Bởi vậy, 3 tháng an cư rất quan trọng đối với người xuất gia. Đạo Phật lấy 3 tháng an cư tính tuổi cho người tu, có thể người này đi tu nhiều năm nhưng không chịu an cư thì cũng không được tính tuổi hạ. 

Đến cuối mùa an cư, gọi là ngày “tự tứ”. “Tự tứ” có nghĩa là tự bộc bạch hết lỗi lầm của mình ra trước đại chúng, thỉnh đại chúng soi sáng và chỉ lỗi. Để cho mình biết được lỗi lầm mà sám hối, sửa đổi. 

Hiện nay, ở Việt Nam có hai truyền thống Phật giáo chính là Phật giáo Bắc Tông và Phật giáo Nam Tông. Phật giáo Bắc Tông bắt đầu mùa an cư từ ngày 16/4 gọi là tiền an cư hoặc 16/5 gọi là hậu an cư. Kết thúc 3 tháng an cư sẽ rơi vào khoảng Rằm tháng 7 hoặc Rằm tháng 8.

Còn đối với Phật giáo Nam Tông thì mùa an cư bắt đầu từ ngày 16/6 đến Rằm tháng 9 - gọi là tiền an cư hoặc bắt đầu từ 16/7 đến Rằm tháng 10 - gọi là hậu an cư. 

Tóm lại, dù là Phật giáo Bắc Tông hay Phật giáo Nam Tông thì mùa an cư của chư Tăng đều có tháng 7 trong đó.

Chư Tăng chùa Ba Vàng tham gia lễ tác pháp khóa an cư kết hạ PL.2566 - DL.2022 tại Trụ sở Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh - Chùa Trình - Yên Tử

Chư Tăng chùa Ba Vàng tham gia lễ tác pháp khóa an cư kết hạ PL.2566 - DL.2022 tại Trụ sở Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh - Chùa Trình - Yên Tử

Vì vậy, khi nghĩ đến tháng 7 hay Rằm tháng 7, người ta biết đó chính là ngày chư Tăng tự tứ. Vào ngày chư Tăng tự tứ thì khắp pháp giới đều hoan hỷ, kể cả những tội nhân trong ngục tù cũng hoan hỷ và họ sinh ra thiện tâm. Chính vì thế nên họ được vua Diêm La ân xá, giảm tội hoặc được tha tội, hết tội và được tái sinh chuyển kiếp. Vì thế trong dân gian, người ta quan niệm rằng tháng 7 là tháng xá tội vong nhân, tháng cô hồn. 

Những điều kiêng kỵ tháng cô hồn bạn cần hiểu đúng

Vì dân gian quan niệm rằng tháng 7 là tháng cô hồn, người âm người dương sống lẫn với nhau, cho nên họ phải cảnh giác, kiêng kỵ nhiều thứ. Có thể kể đến một số điều như sau:

- Thứ nhất, kiêng không đi chơi đêm trong tháng cô hồn vì sợ đi chơi đêm gặp phải các vong hồn vất vưởng theo về nhà, bám vào mình cho nên sẽ nguy hiểm. 

- Thứ hai, không nên phơi quần áo vào ban đêm vì sợ ma quỷ sẽ mượn quần áo của mình để mặc hay vẽ vời lên trên đó khiến quần áo ố và phai.

- Thứ ba, không được gào thét, gọi tên nhau giữa đêm khuya vì gọi như vậy ma quỷ nhớ được tên, nó sẽ đi theo mình. 

- Thứ tư, không được tùy tiện đốt vàng mã. Bởi người ta sợ vong linh sẽ bu bám vào người mình vì tháng này ma đói, quỷ đói đi lang thang rất nhiều. 

- Thứ năm, không được ăn vụng đồ khi cúng cô hồn vì rất nhiều cô hồn đến, lấy đồ của họ thì họ sẽ tức, họ sẽ hại mình.

- Thứ sáu, không được đứng gần cây đa, cây đề. Vì “quỷ ở gốc đa, ma ở gốc đề” cho nên tháng này cô hồn bám vào gốc cây đa, cây đề nhiều, đứng vào đấy là nó bám theo mình. 

- Thứ bảy, không được treo chuông gió ở đầu giường vì tiếng chuông sẽ gọi ma, gọi quỷ đến. 

- Thứ tám, không được nhổ lông chân ở trong tháng cô hồn vì một sợi lông chân thì quản lý ba con quỷ cho nên nếu nhổ lông chân thì cô hồn sẽ bị xui xẻo, nó sẽ hại mình, công việc làm ăn không được tốt. 

- Thứ chín, không được đi bơi lội ở trong tháng cô hồn vì sợ cô hồn cũng đi bơi, nó xuống nước thấy mình bơi thì nó dìm mình. 

- Thứ mười, không được dọa người. Dọa người khiến cho người sợ hồn bay, phách lạc thì vong hồn sẽ bắt hồn của người ta. 

- Thứ mười một, không được đến chỗ vắng vẻ và đi đến chỗ vắng vẻ không được quay trở lại nhìn đằng sau vì nếu nhìn đằng sau thì sẽ có ma quỷ rủ về cõi âm. 

- Thứ mười hai, không được thức khuya. Vì thức khuya thì cơ thể suy nhược cho nên rất dễ bị quỷ nhập vào. 

- Thứ mười ba, không được nhặt tiền rơi ở trong tháng cô hồn. Vì tiền đã rơi ra ngoài đường là cô hồn cũng đã bám vào, mình nhặt tiền là cô hồn đi theo về nhà. 

- Thứ mười bốn, không được mài dao, mài kéo vì sợ cô hồn đến nghĩ sắp sửa có gì để ăn hoặc cô hồn nhập vào con dao cái kéo, nó sẽ tác động làm cho mình sinh ra tâm ác. 

- Thứ mười năm, không nên ký những hợp đồng lớn hay những việc lớn như cưới hỏi, chuyển nhà, xây nhà, cất nóc, đào móng,... 

- Thứ mười sáu, không được thề thốt trong tháng này vì khi thề thốt có vong hồn đứng nhìn thấy sẽ đi theo để chứng kiến thề có đúng không, nếu mình làm sai thì vong hồn sẽ phạt. 

- Thứ mười bảy, không mua xe cộ, không được cắm đũa vào bát cơm vì cô hồn tưởng là cúng cơm cho nó. 

- Thứ mười tám, không chụp ảnh vào ban đêm. Vì sợ ma quỷ thích chụp ảnh, nó sẽ ra ghé vào chụp chung với mình. 

Và còn rất nhiều những điều kiêng kỵ khác nữa... 

Tuy nhiên, theo quan điểm của nhà Phật thì những điều kiêng kỵ trên hoàn toàn không đúng. Bởi tháng 7 không phải là tháng cô hồn được ra khỏi địa ngục và đi lang thang. Ngày xá tội vong nhân không phải là vong nhân được ra khỏi địa ngục và đi tự do trên trần gian. 

Cô hồn hay cõi ngạ quỷ thì lúc nào cũng có, tháng nào cũng có và như trong kinh Đức Phật dạy thì ở chỗ nào cũng có quỷ thần. 

Tuy nhiên, có một vài điều kiêng kỵ là đúng, ví dụ thức khuya là không nên, nửa đêm mà gọi nhau í ới, ầm ĩ là không nên. Đốt vàng đốt mã là không nên. Và trong tháng 7, chúng ta vẫn có thể tổ chức cưới hỏi, cất nóc, đào móng, hay xây nhà, mua xe, khởi công, lập nghiệp bình thường, không phải kiêng kỵ. 

Đốt vàng mã cho người đã mất là quan niệm không đúng, không đem lại lợi ích

Đốt vàng mã cho người đã mất là quan niệm không đúng, không đem lại lợi ích

Vậy điều chúng ta cần phải kiêng kỵ ở đây là gì? Đó là không làm việc ác, thay vào đó, chúng ta làm các việc tốt lành. 

Đối với người dân Việt Nam, theo truyền thống, tháng 7 là tháng Vu Lan báo hiếu, là tháng chúng ta nhắc nhau nhớ về tâm hiếu. Nếu còn cha, còn mẹ thì chăm sóc, báo hiếu cha mẹ thật tốt, giúp cho cha mẹ biết đến Phật Pháp, quy y Tam Bảo. Còn nếu cha mẹ, ông bà đã mất thì con cháu  đến chùa thiết lập trai đàn, hoặc cúng dường chúng Tăng, lấy phước báu hồi hướng cho cha mẹ, ông bà, tiên tổ đã quá vãng thì được rất nhiều phước báu. 

Các Phật tử thành kính dâng phẩm vật cúng dường Tăng chúng nhân tháng an cư để hồi hướng phúc báu đến cha mẹ, gia tiên

Các Phật tử thành kính dâng phẩm vật cúng dường Tăng chúng nhân tháng an cư để hồi hướng phúc báu đến cha mẹ, gia tiên

Và chúng ta nên nhớ, khi chúng ta sống tốt, làm việc tốt, ba nghiệp thiện lành, thì chắc chắn không có vong hồn, ác quỷ nào ác hại chúng ta được. Chúng ta sẽ được Thiện Thần hộ trì. Cho nên, dù là tháng 7 hay không phải là tháng 7, chúng ta sống thiện, hành thiện, tu tập thật tốt ba nghiệp thân - khẩu - ý thì sẽ nhận được những điều tốt đẹp, được chư Thiên, chư Thần hộ trì. 

Hy vọng, qua bài viết trên, quý vị sẽ có những tri kiến đúng đắn về tháng cô hồn. Từ đó, chúng ta sẽ xây dựng cho mình những lời nói, việc làm, thiện lành trong tháng 7 âm lịch như: báo hiếu hai đấng sinh thành; cúng dường đến chúng Tăng tu hành thanh tịnh,... để luôn được an vui, hạnh phúc. 

Cùng chia sẻ với Ban Quản Trị trang tại phần bình luận những việc làm ý nghĩa mà bạn và gia đình dự định cùng nhau làm trong tháng 7 Vu Lan năm nay nhé!

Bài liên quan
Chia sẻ :
Chia sẻ :
Xem thêm

Thoát khỏi những căn bệnh lâu năm nhờ lễ Ngũ Bách Danh

Tin tức🞄 20/3/2023

Nhiều người đã khỏi bệnh lâu năm: 30 năm viêm xoang, gần 30 năm đau buốt chân tay, hen suyễn bẩm sinh, viêm đại tràng mãn tính,... nhờ tham gia đàn lễ Ngũ Bách Danh.

Tin tức 🞄 20/3/2023

Nhiều người đã khỏi bệnh lâu năm: 30 năm viêm xoang, gần 30 năm đau buốt chân tay, hen suyễn bẩm sinh, viêm đại tràng mãn tính,... nhờ tham gia đàn lễ Ngũ Bách Danh.

Bệnh thiểu năng tuần hoàn máu não: Hành trình giải thoát khỏi việc đau đớn nằm im bất động

Bài viết🞄 15/3/2023

Nằm bất động trên giường, đầu tôi đau dữ dội đến mức các dây thần kinh nổi phồng trên trán.

Bài viết 🞄 15/3/2023

Nằm bất động trên giường, đầu tôi đau dữ dội đến mức các dây thần kinh nổi phồng trên trán.

Phật Pháp không gò bó, xa lánh, già cả như tôi thường nghĩ…

Bài viết🞄 10/3/2023

Tôi ít đi chùa - nơi dành cho người già, người thất tình muốn xa lánh cuộc đời,... Ít nhất là trong suy nghĩ của tôi, chùa chán chường như vậy. Thế nhưng định kiến ấy đã thay đổi hoàn toàn sau khi tôi...

Bài viết 🞄 10/3/2023

Tôi ít đi chùa - nơi dành cho người già, người thất tình muốn xa lánh cuộc đời,... Ít nhất là trong suy nghĩ của tôi, chùa chán chường như vậy. Thế nhưng định kiến ấy đã thay đổi hoàn toàn sau khi tôi...

Phước báu to lớn khi đảnh lễ và cúng dường Xá Lợi Phật

Tin tức🞄 04/3/2023

Đức Phật đã nhập Niết bàn cách đây gần 26 thế kỷ, nhưng với lòng từ bi vô lượng, Ngài để lại kim thân Xá Lợi để nhân dân, Phật tử sau này có cơ hội được đảnh lễ, cúng dường, thừa hưởng phúc báu.

Tin tức 🞄 04/3/2023

Đức Phật đã nhập Niết bàn cách đây gần 26 thế kỷ, nhưng với lòng từ bi vô lượng, Ngài để lại kim thân Xá Lợi để nhân dân, Phật tử sau này có cơ hội được đảnh lễ, cúng dường, thừa hưởng phúc báu.

|Có thể bạn chưa biết| Hội trại Lục Hòa lần đầu tiên diễn ra tại chùa Ba Vàng

Bài viết🞄 01/3/2023

Các Phật tử chùa Ba Vàng đang vô cùng háo hức, mong ngóng trở về Nhà Lớn vào cuối tuần này. Bởi Hội trại Lục Hòa sắp diễn ra tới đây hứa hẹn có nhiều mới lạ, sôi động và hấp dẫn.

Bài viết 🞄 01/3/2023

Các Phật tử chùa Ba Vàng đang vô cùng háo hức, mong ngóng trở về Nhà Lớn vào cuối tuần này. Bởi Hội trại Lục Hòa sắp diễn ra tới đây hứa hẹn có nhiều mới lạ, sôi động và hấp dẫn.

Vượt qua “cánh cửa tử thần” - Phép màu kỳ diệu của cuộc đời

Bài viết🞄 28/02/2023

Ám ảnh chị Lương Thị Tuyết gần phân nửa đời người là những cơn đau nhức nhối, khó chịu không dứt...

Bài viết 🞄 28/02/2023

Ám ảnh chị Lương Thị Tuyết gần phân nửa đời người là những cơn đau nhức nhối, khó chịu không dứt...

“Rời phố về chùa” - Hành trình tìm về sự bình yên

Bài viết🞄 24/02/2023

“Rời phố về chùa” - hơn cả một điểm đến, đó là một cuộc hành trình với những nhân duyên đầy quý báu...

Bài viết 🞄 24/02/2023

“Rời phố về chùa” - hơn cả một điểm đến, đó là một cuộc hành trình với những nhân duyên đầy quý báu...

Vì sao Thái tử Tất Đạt Đa quyết định khước từ tất cả để đi xuất gia cầu đạo?

Bài viết🞄 17/02/2023

Con người đặc biệt ấy không hề ngủ quên trên đỉnh hào quang của quyền uy; mà Ngài đã sẵn sàng dứt bỏ tất cả để xuất gia. Lý do tại sao, mời quý vị đọc bài viết sau.

Bài viết 🞄 17/02/2023

Con người đặc biệt ấy không hề ngủ quên trên đỉnh hào quang của quyền uy; mà Ngài đã sẵn sàng dứt bỏ tất cả để xuất gia. Lý do tại sao, mời quý vị đọc bài viết sau.

Ngôi chùa linh thiêng phải đến ít nhất một lần để cầu nguyện

Bài viết🞄 10/02/2023

Sự linh thiêng và cảm giác bình yên ngôi chùa này mang lại đã khiến ký ức thơ bé của tôi trở về, khiến cho tôi hiểu vì sao mẹ tôi năm nào cũng đi chùa...

Bài viết 🞄 10/02/2023

Sự linh thiêng và cảm giác bình yên ngôi chùa này mang lại đã khiến ký ức thơ bé của tôi trở về, khiến cho tôi hiểu vì sao mẹ tôi năm nào cũng đi chùa...

Tái hiện các khu chợ tại chùa Ba Vàng: Tinh thần Phật giáo đồng hành cùng dân tộc

Bài viết🞄 02/02/2023

Đến với chợ quê, quý du khách sẽ có cơ hội được thưởng thức các loại trái cây thơm ngon, những thức quà dân dã như bánh chưng, bánh giầy, cơm nắm muối vừng,... hoàn toàn miễn phí

Bài viết 🞄 02/02/2023

Đến với chợ quê, quý du khách sẽ có cơ hội được thưởng thức các loại trái cây thơm ngon, những thức quà dân dã như bánh chưng, bánh giầy, cơm nắm muối vừng,... hoàn toàn miễn phí

Chốn bình yên - Hồ Tịnh Tâm chùa Ba Vàng

Tin tức🞄 31/01/2023

Cuộc sống với biết bao bộn bề lo toan, chúng ta cần lắm một chốn bình yên, với không gian tĩnh lặng để trải lòng mình thì hồ Tịnh Tâm, chùa Ba Vàng là một địa điểm không thể bỏ lỡ.

Tin tức 🞄 31/01/2023

Cuộc sống với biết bao bộn bề lo toan, chúng ta cần lắm một chốn bình yên, với không gian tĩnh lặng để trải lòng mình thì hồ Tịnh Tâm, chùa Ba Vàng là một địa điểm không thể bỏ lỡ.

Khu thiền tập chùa Ba Vàng - Cùng trải nghiệm trên vùng đất bình yên

Bài viết🞄 28/01/2023

Khu thiền tập chùa Ba Vàng được tạo dựng từ tâm nguyện của Thầy Trụ trì; để nhân dân, Phật tử đến chùa dịp xuân này có thể thực tập thiền, có được những giây phút quay về với thân và tâm...

Bài viết 🞄 28/01/2023

Khu thiền tập chùa Ba Vàng được tạo dựng từ tâm nguyện của Thầy Trụ trì; để nhân dân, Phật tử đến chùa dịp xuân này có thể thực tập thiền, có được những giây phút quay về với thân và tâm...

Rừng thiền Ba Vàng: Về chùa là về với bình yên

Bài viết🞄 28/01/2023

Ngay khi bước vào cổng chùa, quý vị đã có thể bắt gặp khu rừng thiền với không gian mở...

Bài viết 🞄 28/01/2023

Ngay khi bước vào cổng chùa, quý vị đã có thể bắt gặp khu rừng thiền với không gian mở...

Giàn điều ước: Hé lộ những bí kíp biến ước mơ thành sự thật qua lời Đức Phật dạy

Bài viết🞄 26/01/2023

Vậy thì một điểm đến du khách không nên bỏ qua, chính là khu nguyện ước tại chùa Ba Vàng. Ở đây có điều gì đặc biệt, hãy cùng khám phá nhé!

Bài viết 🞄 26/01/2023

Vậy thì một điểm đến du khách không nên bỏ qua, chính là khu nguyện ước tại chùa Ba Vàng. Ở đây có điều gì đặc biệt, hãy cùng khám phá nhé!

Không gian đặc biệt giới thiệu về đời sống tu tập trong rừng của chư Tăng chùa Ba Vàng

Bài viết🞄 25/01/2023

Nhiều Phật tử và du khách thập phương đã không khỏi ấn tượng với khu vực giới thiệu về đời sống tu tập của chư Tăng chùa Ba Vàng mang tên “Tu sĩ và núi rừng” nằm phía trong dãy hành lang La Hán

Bài viết 🞄 25/01/2023

Nhiều Phật tử và du khách thập phương đã không khỏi ấn tượng với khu vực giới thiệu về đời sống tu tập của chư Tăng chùa Ba Vàng mang tên “Tu sĩ và núi rừng” nằm phía trong dãy hành lang La Hán

Cây Bồ đề linh thiêng: Sự xuất hiện lạ kỳ giữa rừng thông

Bài viết🞄 19/01/2023

Giữa rừng thông trên đỉnh núi Ba Vàng có một cây Bồ đề duy nhất tự mọc lên...

Bài viết 🞄 19/01/2023

Giữa rừng thông trên đỉnh núi Ba Vàng có một cây Bồ đề duy nhất tự mọc lên...

Phía sau những bình yên ngày Tết, có những người cha xa nhà

Bài viết🞄 17/01/2023

Họ đã gác lại cái Tết của riêng mình để toàn tâm toàn ý bảo vệ sự bình yên, sum vầy cho bà con nhân dân trong những ngày Tết đến xuân về…

Bài viết 🞄 17/01/2023

Họ đã gác lại cái Tết của riêng mình để toàn tâm toàn ý bảo vệ sự bình yên, sum vầy cho bà con nhân dân trong những ngày Tết đến xuân về…

Khối đá tôn tượng bàn chân Phật - sự linh ứng từ tâm thành kính của vua A Dục

Bài viết🞄 14/01/2023

Khối đá bàn chân Phật tại chùa Ba Vàng được mô phỏng lại từ nguyên mẫu ở Thánh địa Bồ đề đạo tràng...

Bài viết 🞄 14/01/2023

Khối đá bàn chân Phật tại chùa Ba Vàng được mô phỏng lại từ nguyên mẫu ở Thánh địa Bồ đề đạo tràng...

Giếng thần - mạch nước ngọt linh thiêng trên núi Ba Vàng

Bài viết🞄 14/01/2023

Tương truyền, vào đêm giao thừa, ai có duyên uống nước Giếng Thần thì cả năm sẽ được an vui, hạnh phúc. Trong dân gian cũng có truyền tụng rằng nước Giếng Thần có khả năng chữa được bệnh tật (kể cả bệnh nan y).

Bài viết 🞄 14/01/2023

Tương truyền, vào đêm giao thừa, ai có duyên uống nước Giếng Thần thì cả năm sẽ được an vui, hạnh phúc. Trong dân gian cũng có truyền tụng rằng nước Giếng Thần có khả năng chữa được bệnh tật (kể cả bệnh nan y).