trực tuyến
Chương trình số 3: Ngày 4 - Tụng kinh kính mừng Phật đản | 08/4/Quý Mão

Chủ Nhật, 28/5/2023

tức 10/4 Quý Mão

Tìm hiểu về ngũ giới và cách tu tập vượt thắng ngũ giới để cuộc sống được hạnh phúc, an vui

11/5/2020

Chia sẻ :

Khi chính thức trở thành một người Phật tử thì chúng ta cần phải thọ nhận và thực hành ngũ giới...năm điều căn bản giúp có cuộc sống được hạnh phúc...

11/5/2020

Chia sẻ :

Khi chính thức trở thành một người Phật tử, là đệ tử của Đức Thế Tôn thì chúng ta cần phải thọ nhận và thực hành ngũ giới (năm điều đạo đức của người Phật tử tại gia). Đây là năm điều căn bản, giúp chúng ta có cuộc sống tại gia được hạnh phúc, an vui.
Vậy năm điều này gồm những gì? Cách thực hành ra sao? Mời quý Phật tử cùng tìm hiểu về ngũ giới qua bài giảng của Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh với bài viết sau đây.

Thế nào là tu tập trong Phật Pháp?

Trước khi tìm hiểu về ngũ giới, để quý Phật tử hiểu được ý nghĩa chữ “tu”, Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh chia sẻ: “Nghĩa của chữ “tu” ở trong Phật Pháp đó là sửa. Sửa những tính xấu của mình trở thành tính tốt. Sửa những sai lầm của mình trở nên đúng đắn. Sửa những điều trước đây mình nghĩ ác, nói ác, làm ác trở thành mình biết nghĩ thiện, nói thiện và làm thiện. Đó là “tu” ở trong Phật Pháp”.

Trong kinh Pháp Cú, Đức Phật dạy: “Chư ác mạc tác, Chúng thiện phụng hành, Tự tịnh kỳ ý, Thị chư Phật giáo”. Sư Phụ giảng giải: “Chư ác mạc tác” có nghĩa là bỏ hết mọi việc ác. Chúng ta khi chưa biết tu thì sống theo thói quen cũ, nhà Phật gọi là nghiệp. Khi chúng sinh tạo nghiệp ác nhiều, thì chịu những quả đau khổ. Nay ta tu tức là ta sẽ sửa chữa những nghiệp cũ, ác nghiệp, hành vi ác, xấu trước đây, ta chuyển hóa thành những việc làm tốt, những nghiệp thiện. Và ta hướng tới thanh tịnh được nội tâm của mình, đó là đúng con đường tu trong Phật Pháp. Bỏ ác, hành thiện và thanh tịnh tâm mình là đúng lộ trình tu tập trong đạo Phật”.

Ngũ giới của người Phật tử

Đối với đạo Phật, để chính thức trở thành một Phật tử trước hết chúng ta phải thực hiện nghi thức quy y Tam Bảo, tức là quay về nương tựa ba ngôi báu Phật - Pháp - Tăng. Trong buổi lễ truyền giới, chư Tăng sẽ giảng giải về ba ngôi báu và hướng dẫn chúng ta lãnh thọ và thực hành ngũ giới. Về vấn đề này, Sư Phụ đã giảng giải rất rõ ràng, chi tiết để quý Phật tử hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của ngũ giới.

Lễ quy y Tam Bảo và truyền ngũ giới trong khóa tu Bát quan trai giới - ngày mùng 8 hàng tháng tại chùa Ba Vàng

Lễ quy y Tam Bảo và truyền ngũ giới trong khóa tu Bát quan trai giới - ngày mùng 8 hàng tháng tại chùa Ba Vàng

Giới thứ nhất là không sát sinh

Giới đầu tiên trong ngũ giới mà Đức Phật dạy là không sát sinh. Ngài muốn các các đệ tử luôn quý trọng mạng sống của chúng sinh, muôn loài, nuôi dưỡng lòng từ bi biết yêu thương tất cả. Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh giải thích: “Điều thứ nhất là mình phải biết tôn trọng mạng sống của người và của cả muôn loài. Muôn loài tức là những loài động vật hữu tình, chúng sinh hữu tình. Đối với đạo Phật là tôn trọng kể cả sự sống của cỏ cây, mình cũng không vô ý, vô cớ tự nhiên phá hại cây cối, tức là rất quý trọng môi trường. Điều đạo đức này, đạo Phật gọi là giới không sát sinh, tức là giới quý trọng mạng sống của con người và của các loài, bình đẳng về mạng sống, tôn trọng mạng sống của họ”.

Tất cả các chúng sinh đều có quyền được sống. Vì vậy, giới đầu tiên trong ngũ giới mà Đức Phật dạy đó là không sát sinh

Tất cả các chúng sinh đều có quyền được sống. Vì vậy, giới đầu tiên trong ngũ giới mà Đức Phật dạy đó là không sát sinh

Bên cạnh đó, Sư Phụ cũng giảng giải về lợi ích khi chúng ta giữ được giới không sát sinh: “Giữ được điều đạo đức này giúp cho tâm hồn của chúng ta được thanh thản, và có nhiều tình thương yêu đối với mọi người và với muôn loài. Một người có tâm tư như thế sẽ rất tốt, sẽ tỏa ra môi trường một năng lượng rất an lành. Điều đó rất quý báu, giúp cho sức khỏe của chúng ta được tốt đẹp”. Từ lời Sư Phụ giảng, chúng ta hiểu rằng, người biết giữ giới không sát sinh, hại vật thì được quả báo tốt về sức khỏe và tâm yêu thương được tăng trưởng.

Giới thứ hai là không trộm cắp

Để quý Phật tử hiểu vì sao nên giữ giới không trộm cắp, Sư Phụ giảng giải: “Điều đạo đức thứ hai đó là chúng ta không được ăn trộm, ăn cắp. Đây cũng là sự bình đẳng về tôn trọng quyền sở hữu tài sản của mọi người. Tài sản là mồ hôi nước mắt của mọi người làm ra, cho nên chúng ta phải tôn trọng, phải có trách nhiệm bảo vệ tài sản giúp mọi người. Cho nên đã là một người quy y Phật, quy y Tam Bảo thì không thể làm việc trộm cắp được, vì trộm cắp là mất đi đạo nghĩa. Khi trộm cắp, chúng ta phạm cả tội luật pháp của thế gian, có khi cũng phải bị xử lý về mặt luật pháp. Trong đạo Phật cũng thế, một người đã gọi là Phật tử thì không thể có tính trộm cắp được, phải từ bỏ việc này”.

Là Phật tử quy y Tam Bảo, thọ trì ngũ giới thì chúng ta không được ăn trộm, ăn cắp (Nguồn: Internet)

Là Phật tử quy y Tam Bảo, thọ trì ngũ giới thì chúng ta không được ăn trộm, ăn cắp (Nguồn: Internet)

Chúng ta đều không muốn ai lấy đồ của mình, vậy nên mình cũng không nên lấy đồ của người, đây là sự công bằng trong xã hội. Mọi của cải làm ra đều dựa vào công sức lao động, chúng ta lấy trộm đồ vật là đang lấy đi công sức, trí tuệ của người đã bỏ ra. Việc này cũng dễ gây kết thù xấu, làm mất lòng tin của mọi người đối với mình.

Giới thứ ba là không tà dâm

Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh đã nhiều lần nói đến việc ngoại tình và nghiệp báo, Sư Phụ từng giảng người có hành vi ngoại tình giống như đứa trẻ đang thưởng mật trên lưỡi dao vậy, ham mê một chút vị ngọt mà quên mất hậu quả bị đứt lưỡi. Trong khi giảng về ngũ giới, Sư Phụ một lần nữa khuyên những người học Phật nên sống đúng Pháp, tránh xa việc tà dâm, ngoại tình: “Người Phật tử phải thực hành điều đạo đức là không được ngoại tình, tức là phải sống chung thủy. Điều này đối với đạo Phật rất phù hợp, vì đạo Phật tôn trọng hạnh phúc gia đình. Gia đình hạnh phúc thì con cái mới tốt đẹp và xã hội mới tốt đẹp được. Cho nên, đạo Phật đặc biệt coi trọng giới đức này. Điều đạo đức này là nghiêm cấm việc những người đã xây dựng gia đình đi ngoại tình”.

Tà dâm khiến phá vỡ chính hạnh phúc gia đình của mình và gia đình người khác (Nguồn: Internet)

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, việc ngoại tình trở nên khá phổ biến khi các nền tảng ứng dụng tìm bạn rất nhiều. Nhiều người dù có cuộc sống khá đầy đủ, hạnh phúc nhưng cũng đi ngoại tình gây đau khổ cho chính họ và những người liên quan. Đức Phật thấy được kết quả đau khổ của việc ngoại tình nên Ngài khuyên các Phật tử không nên có những hành vi ngoại tình để tránh những nghiệp báo không đáng có khi phá vỡ hạnh phúc gia đình của mình và của người.

Giới thứ tư là không nói dối

Đối với giới thứ tư, Sư phụ chia sẻ: “Điều đạo đức thứ tư mà người Phật tử phải giữ, đó là không được gian dối. Xã hội chúng ta càng phát triển, quan hệ của con người với con người càng phức tạp và việc mất lòng tin với nhau cũng rất nhiều. Cho nên, đạo Phật đặc biệt nhấn mạnh không gian dối, không lừa dối, không nói dối, không lừa gạt người khác mà phải sống chân thật, sống chân thành với nhau. Một xã hội mà người với người sống chân thành với nhau, chân thật với nhau thì rất tốt đẹp”.
Bên cạnh đó, Sư Phụ tán thán đức tính trung thực và đức tính này nên cần có ở mỗi người. Để có được đức tính này thì chúng ta cần rèn luyện, tu tập rất nhiều. Sư Phụ cũng chia sẻ thêm tầm quan trọng của đức tính trung thực, chân thật: “Đối với đạo Phật, tâm tính thế nào thì cảnh giới sẽ như thế. Vì chúng ta sẽ chiêu cảm cảnh giới của mình. Cho nên, đạo Phật rất quan trọng giới đức này. Lời nói ra phải là lời nói chân thật, không được nói những lời dối trá, lừa gạt. Người Phật tử phải giữ giới đức này sẽ đem lại một sự an lạc rất lớn, đem lại niềm tin cho xã hội. Chúng ta biết, khi một xã hội bị đổ vỡ niềm tin với nhau, người với người đổ vỡ niềm tin với nhau thì xã hội ấy không có hạnh phúc. Dù vật chất văn minh phát triển đến đâu cũng không có hạnh phúc khi người với người mất lòng tin với nhau, không ai tin được ai nữa. Đó là cái khổ của xã hội, của nhân loại. Cho nên là người Phật tử, chúng ta phải tôn trọng và thực hiện lời dạy, giới cấm này của Phật nói lời chân thật, không được dối trá, lừa gạt người khác”.

Giới thứ năm là không say sưa, nghiện ngập

Giới đức thứ năm trong ngũ giới mà người Phật tử cần gìn giữ là không nghiện ngập các chất gây nghiện như rượu, ma túy, xì ke… Nói về tác hại của những chất gây nghiện, Sư Phụ giảng giải: “Bây giờ, có nhiều thứ gây nghiện. Nhưng những cái làm ảnh hưởng đến thể chất, ảnh hưởng đến nhân cách, trí tuệ của con người thì người Phật tử đều không được dùng. Nó làm ảnh hưởng, làm mất nhân cách, suy giảm trí tuệ, suy giảm sức khỏe thì người Phật tử đều không được dùng. Vì đạo Phật là đạo rất tôn trọng trí tuệ, rất quý trọng trí tuệ. Những thứ ảnh hưởng đến thể chất thì cũng ảnh hưởng luôn đến trí tuệ của chúng ta. Cho nên, đạo Phật nghiêm cấm người Phật tử không được nghiện ngập những thứ gây bệnh hoạn cho mình, ảnh hưởng đến cả trí não, trí tuệ”.

Nghiện ngập, rượu chè dẫn đến mất tỉnh táo không kiểm soát được hành vi, làm mất uy tín và nhân cách của bản thân (nguồn: Internet)

Khi ta sử dụng các chất gây nghiện đến mức nghiện ngập, sẽ không kiểm soát được hành vi của mình dẫn đến các hành vi ác như giết người, cướp của, gây nên nhiều lỗi lầm. Ngày nay, các bạn trẻ ham mê đua đòi mà dính vào ma túy, bóng cười, hay việc uống rượu bia mà gây tai nạn giao thông luôn là những vấn đề nóng mà xã hội quan tâm. Đối với người học Phật, tránh xa việc nghiện ngập những chất làm hại cơ thể sẽ giúp tránh được những lầm đường lạc lối, tránh gây ra những việc sai trái.

Cách tu tập vượt thắng ngũ giới đức của Phật

Từ năm điều đạo đức căn bản của người tại gia (ngũ giới) đã nêu trên, Sư Phụ chỉ dạy cho chúng ta cách tu tập vượt thắng lên, tiến bộ hơn như sau:

Phật tử phát nguyện quy y Tam Bảo, thọ trì ngũ giới trong ngày tu Bát quan trai mùng 8 hàng tháng tại chùa Ba Vàng

Phật tử phát nguyện quy y Tam Bảo, thọ trì ngũ giới trong ngày tu Bát quan trai mùng 8 hàng tháng tại chùa Ba Vàng

Không sát sinh và biết cứu người, cứu vật, phóng sinh

Cách tu tập vượt thắng lên giới không sát sinh, Sư Phụ chia sẻ: “Ta giữ giới thứ nhất là không sát sinh, không giết người và không sát sinh các con vật. Và ta tu vượt thắng hơn là ta lại cứu người, cứu vật, phóng sinh. Cho nên, bây giờ trên thế giới Hội những người yêu quý và bảo vệ động vật, không chỉ là động vật quý hiếm đâu mà yêu quý động vật. Thầy rất tán thành hội này ra đời. Và họ lên án những hành vi giết các con vật một cách dã man. Họ lên án việc đó, bảo vệ động vật. Điều đó rất phù hợp với tinh thần của đạo Phật”.

Không trộm cắp lại biết giúp đỡ mọi người, biết bố thí, cúng dường

Tiếp đến Sư Phụ cũng hướng dẫn cách tu tập vượt thắng đối với giới không trộm cắp: “Tu tập vượt thắng thứ hai là ta giữ được giới không ăn trộm, ăn cắp của mọi người và ta lại đem bố thí tài sản của mình đi. Trộm cắp là lấy của người về cho mình, thì bây giờ mình lại đem tài sản của mình, tiền của của mình, mình đem biếu, đem tặng, đem cho người khác, giúp đỡ những người khác khó khăn, hoạn nạn. Hoặc là có thể đối với đạo Phật thì gọi là cúng dường của chùa chiền, Tam Bảo, chư Tăng, ta có thêm phước báu từ việc này. Đấy cũng là tu tập vượt thắng”. Trong dân gian ta có câu: “Lá lành đùm lá rách”, hay trong thời kì kháng chiến, Bác Hồ đã phát động phong trào: “Một nắm khi đói bằng một gói khi no”, có ít thì giúp ít, nhiều thì giúp nhiều. Đây cũng là một cách tu tập để vượt thắng trong giới không trộm cắp, chúng ta không những không trộm cắp mà còn biết bố thí, san sẻ của cải, tài sản của mình đến với mọi người.

Không tà dâm lại khuyến khích người khác sống trong sạch, chung thủy

Trong giới không tà dâm, Sư Phụ đưa ra lời khuyên cho các Phật tử: “Giới đức thứ ba, ta giữ được là không ngoại tình, nhà Phật gọi là tà dâm. Ta không ngoại tình mà ta lại tu tập vượt thắng là chính ta khuyến khích mọi người, dạy dỗ mọi người, con em, bạn bè chúng ta cùng nhau thực tập sống cuộc sống lành mạnh, trong sạch giữa vợ và chồng, vợ chồng trinh thuận. Rồi phổ biến các lối sống tốt đẹp và những tình yêu tốt đẹp, bảo vệ hạnh phúc gia đình. Ta khuyến khích, tham gia những chương trình bảo vệ hạnh phúc gia đình. Điều đó cũng là tu tập vượt thắng”.

Từ lời Sư Phụ giảng giải, chúng ta biết rằng, giúp bảo vệ hạnh phúc gia đình người khác, khuyến khích mọi người cùng sống lành mạnh, vợ chồng đồng lòng để có tình yêu tốt đẹp đó là một cách để tu tập vượt thắng trong giới không tà dâm.

Không nói dối và biết bảo vệ sự thật, nói lên sự thật

Với giới đức thứ tư, Sư Phụ đưa ra lời chia sẻ để quý Phật tử biết cách ứng dụng vào cuộc sống: “Giới đức thứ tư ta tu tập đó là không nói dối, không lừa gạt người khác. Bây giờ, ta tu tập vượt thắng bằng cách nguyện nói lời chân thật. Rồi ta sẽ làm những tấm gương, chính ta trở thành những con người sống trung thực, chân thành với mọi người. Và ta sống có lý tưởng như vậy. Bảo vệ những sự thật, bênh vực cho sự thật, nói lên sự thật thì đấy là những cái mà ta tu tập vượt thắng”.

Giới thứ năm: Không nghiện ngập

Cuối cùng, Sư Phụ khuyên các Phật tử: “Giới đức thứ năm đó là không nghiện ngập. Ta đã không nghiện ngập, không dùng các chất say, chất kích thích gây cho chúng ta mê loạn tâm trí, bạc nhược về thể chất thì ta sống lành mạnh, rèn luyện thể thao, rèn luyện trí não. Ta có những phương pháp như thế, ta sống rất lành mạnh. Rồi khuyến khích mọi người sống lành mạnh, xây dựng một cuộc sống lành mạnh, tốt đẹp thì đó là những cái tu tập vượt thắng”.

Bên cạnh đó, Sư Phụ cũng đưa lời khuyên đến các Phật tử phải cố gắng là công dân gương mẫu của đất nước, phải sống đầy đủ bổn phận của người công dân, bổn phận của thành viên trong gia đình là làm con, làm vợ, làm chồng… Tất cả các bổn phận thực hiện tốt thì chúng ta mới xứng đáng là một người Phật tử tốt; một đệ tử tại gia của Đức Phật chân chính, đúng nghĩa, thuần thành. Sư Phụ cũng mong rằng, nếu ai cũng trở thành một người Phật tử tại gia như thế thì xã hội, thế giới này sẽ rất tốt đẹp, an lạc, trở thành một cõi Tịnh độ ngay giữa nhân gian này.

Trên đây là bài viết về ngũ giới của người Phật tử tại gia mà Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh đã giảng giải. Mong rằng quý Phật tử hiểu rõ và thực tập thật tốt ngũ giới như lời Sư Phụ đã giảng giải để đạt được nhiều lợi ích không chỉ ở hiện tại mà còn ở vị lai.

Diệu Hiếu

Bài liên quan
Chia sẻ :
Chia sẻ :
Xem thêm

Trải nghiệm thú vị tại công trình kiến trúc độc đáo: Cung Phật Phụ - Phật Mẫu chùa Ba Vàng

Bài viết🞄 16/5/2023

Hiếm có ngôi chùa nào lại có công trình kiến trúc "độc lạ" như ở cung thờ Phật Phụ - Phật Mẫu chùa Ba Vàng. Đây là nơi thờ Đức vua Tịnh Phạn

Bài viết 🞄 16/5/2023

Hiếm có ngôi chùa nào lại có công trình kiến trúc "độc lạ" như ở cung thờ Phật Phụ - Phật Mẫu chùa Ba Vàng. Đây là nơi thờ Đức vua Tịnh Phạn

Cha của Đức Phật là ai? Cuộc đời và nỗi lo khi làm cha của Đức Phật

Bài viết🞄 15/5/2023

Đức vua Tịnh Phạn chính là người đặc biệt và duy nhất được Đức Phật chọn làm cha trước khi giáng sinh.

Bài viết 🞄 15/5/2023

Đức vua Tịnh Phạn chính là người đặc biệt và duy nhất được Đức Phật chọn làm cha trước khi giáng sinh.

Sắp diễn ra | Đại lễ Phật đản 2023 tại chùa Ba Vàng - mang lại nhiều lợi ích cho người tham gia

Hoạt động Phật sự🞄 07/5/2023

Đại lễ Phật đản không chỉ là cơ hội để mọi người được cầu bình an, may mắn cho bản thân, gia đình; mà còn là khoảng thời gian được tìm hiểu về Phật giáo...

Hoạt động Phật sự 🞄 07/5/2023

Đại lễ Phật đản không chỉ là cơ hội để mọi người được cầu bình an, may mắn cho bản thân, gia đình; mà còn là khoảng thời gian được tìm hiểu về Phật giáo...

Lý giải về hoàng hậu Ma Da - người mẹ đặc biệt nhất thế gian

Nhân vật Phật giáo🞄 02/5/2023

Có phải Hoàng hậu Ma Da hết phước khi sinh Đức Phật nên mới qua đời? Bà là người như thế nào? Liệu có phải là người mẹ đặc biệt nhất thế gian như trong kinh điển thường nói?

Nhân vật Phật giáo 🞄 02/5/2023

Có phải Hoàng hậu Ma Da hết phước khi sinh Đức Phật nên mới qua đời? Bà là người như thế nào? Liệu có phải là người mẹ đặc biệt nhất thế gian như trong kinh điển thường nói?

Tinh thần phụng sự của Phật tử Nhật Bản: Sự tinh tấn đến từ tâm Bồ đề

Bài viết🞄 02/5/2023

Chuyến hoằng Pháp của Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh, chư Tăng chùa Ba Vàng và Cô Phạm Thị Yến - chủ nhiệm CLB Cúc Vàng tại Nhật đã kết thúc. Dù vậy, những câu chuyện về “hành trình tích lũy phước báu” của các Phật tử xa xứ vẫn đang được kể.

Bài viết 🞄 02/5/2023

Chuyến hoằng Pháp của Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh, chư Tăng chùa Ba Vàng và Cô Phạm Thị Yến - chủ nhiệm CLB Cúc Vàng tại Nhật đã kết thúc. Dù vậy, những câu chuyện về “hành trình tích lũy phước báu” của các Phật tử xa xứ vẫn đang được kể.

Đức Phật kiêu mạn không khi tuyên bố “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn”?

Bài viết🞄 22/4/2023

“Thiên thượng” là trên trời; “thiên hạ” là dưới trời; “duy ngã” là chỉ có ta là tôn quý nhất; “độc” nghĩa là độc nhất, tôn quý nhất. “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn” có nghĩa là “Trên trời dưới trời, chỉ có ta là tôn quý nhất”.

Bài viết 🞄 22/4/2023

“Thiên thượng” là trên trời; “thiên hạ” là dưới trời; “duy ngã” là chỉ có ta là tôn quý nhất; “độc” nghĩa là độc nhất, tôn quý nhất. “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn” có nghĩa là “Trên trời dưới trời, chỉ có ta là tôn quý nhất”.

Lời chúc lễ Phật đản ý nghĩa nhất dành cho tất cả mọi người

Bài viết🞄 22/4/2023

Phật đản là ngày Tết của mỗi người con Phật. Vào ngày này, mọi người có thể gửi lời chúc ý nghĩa dành tặng cho gia đình, bạn bè, người yêu,...

Bài viết 🞄 22/4/2023

Phật đản là ngày Tết của mỗi người con Phật. Vào ngày này, mọi người có thể gửi lời chúc ý nghĩa dành tặng cho gia đình, bạn bè, người yêu,...

TOP bài hát mừng lễ Phật đản hay nhất!

Bài viết🞄 18/4/2023

Dưới đây là tổng hợp các bài hát Phật đản hay, mới nhất, lời bài hát dễ nghe dễ thuộc nhân kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời.

Bài viết 🞄 18/4/2023

Dưới đây là tổng hợp các bài hát Phật đản hay, mới nhất, lời bài hát dễ nghe dễ thuộc nhân kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời.

Tôn giả Đại Ca Diếp - Đại đệ tử của Đức Phật với hạnh đầu đà đệ nhất

Bài viết🞄 09/4/2023

Tôn giả Ma Ha Ca Diếp là một vị Tỳ-kheo gương mẫu với phẩm hạnh đầu đà đệ nhất trong 10 vị đại đệ tử của Đức Phật.

Bài viết 🞄 09/4/2023

Tôn giả Ma Ha Ca Diếp là một vị Tỳ-kheo gương mẫu với phẩm hạnh đầu đà đệ nhất trong 10 vị đại đệ tử của Đức Phật.

Cuộc đời Tôn giả Ma Ha Ca Diếp: Từ lúc hạ sinh đến khi thành bậc đầu đà đệ nhất

Bài viết🞄 09/4/2023

Tôn giả Ma Ha Ca Diếp được biết đến là vị Thánh tăng đệ nhất đầu đà trong 10 đại đệ tử của Đức Phật. Khi còn ở thế tục, Ngài có tên là Tất Bát La Da Na.

Bài viết 🞄 09/4/2023

Tôn giả Ma Ha Ca Diếp được biết đến là vị Thánh tăng đệ nhất đầu đà trong 10 đại đệ tử của Đức Phật. Khi còn ở thế tục, Ngài có tên là Tất Bát La Da Na.

Thoát khỏi nỗi ám ảnh của bệnh trĩ nhờ đàn lễ Ngũ Bách Danh

Chuyển hóa nghiệp🞄 06/4/2023

Ngồi thoải mái trên ghế sofa, chị Danh chợt nhớ lại những ngày tháng bị mất ngủ và mắc bệnh trĩ trước đây. Chị Danh bị những căn bệnh này hành hạ...

Chuyển hóa nghiệp 🞄 06/4/2023

Ngồi thoải mái trên ghế sofa, chị Danh chợt nhớ lại những ngày tháng bị mất ngủ và mắc bệnh trĩ trước đây. Chị Danh bị những căn bệnh này hành hạ...

Thanh minh là gì? Tết thanh minh năm 2023 là ngày nào?

Bài viết🞄 02/4/2023

Lễ Tết Thanh minh không có ngày cố định. Thời gian sẽ bắt đầu sau ngày Lập Xuân 45 ngày, khoảng từ ngày 04 - 05/04 (sau khi kết thúc tiết xuân phân)...

Bài viết 🞄 02/4/2023

Lễ Tết Thanh minh không có ngày cố định. Thời gian sẽ bắt đầu sau ngày Lập Xuân 45 ngày, khoảng từ ngày 04 - 05/04 (sau khi kết thúc tiết xuân phân)...

Thoát khỏi những căn bệnh lâu năm nhờ lễ Ngũ Bách Danh

Bài viết🞄 20/3/2023

Nhiều người đã khỏi bệnh lâu năm: 30 năm viêm xoang, gần 30 năm đau buốt chân tay, hen suyễn bẩm sinh, viêm đại tràng mãn tính,... nhờ tham gia đàn lễ Ngũ Bách Danh.

Bài viết 🞄 20/3/2023

Nhiều người đã khỏi bệnh lâu năm: 30 năm viêm xoang, gần 30 năm đau buốt chân tay, hen suyễn bẩm sinh, viêm đại tràng mãn tính,... nhờ tham gia đàn lễ Ngũ Bách Danh.

Bệnh thiểu năng tuần hoàn máu não: Hành trình giải thoát khỏi việc đau đớn nằm im bất động

Bài viết🞄 15/3/2023

Nằm bất động trên giường, đầu tôi đau dữ dội đến mức các dây thần kinh nổi phồng trên trán.

Bài viết 🞄 15/3/2023

Nằm bất động trên giường, đầu tôi đau dữ dội đến mức các dây thần kinh nổi phồng trên trán.

Phật Pháp không gò bó, xa lánh, già cả như tôi thường nghĩ…

Bài viết🞄 10/3/2023

Tôi ít đi chùa - nơi dành cho người già, người thất tình muốn xa lánh cuộc đời,... Ít nhất là trong suy nghĩ của tôi, chùa chán chường như vậy. Thế nhưng định kiến ấy đã thay đổi hoàn toàn sau khi tôi...

Bài viết 🞄 10/3/2023

Tôi ít đi chùa - nơi dành cho người già, người thất tình muốn xa lánh cuộc đời,... Ít nhất là trong suy nghĩ của tôi, chùa chán chường như vậy. Thế nhưng định kiến ấy đã thay đổi hoàn toàn sau khi tôi...

Phước báu to lớn khi đảnh lễ và cúng dường Xá Lợi Phật

Tin tức🞄 04/3/2023

Đức Phật đã nhập Niết bàn cách đây gần 26 thế kỷ, nhưng với lòng từ bi vô lượng, Ngài để lại kim thân Xá Lợi để nhân dân, Phật tử sau này có cơ hội được đảnh lễ, cúng dường, thừa hưởng phúc báu.

Tin tức 🞄 04/3/2023

Đức Phật đã nhập Niết bàn cách đây gần 26 thế kỷ, nhưng với lòng từ bi vô lượng, Ngài để lại kim thân Xá Lợi để nhân dân, Phật tử sau này có cơ hội được đảnh lễ, cúng dường, thừa hưởng phúc báu.

|Có thể bạn chưa biết| Hội trại Lục Hòa lần đầu tiên diễn ra tại chùa Ba Vàng

Bài viết🞄 01/3/2023

Các Phật tử chùa Ba Vàng đang vô cùng háo hức, mong ngóng trở về Nhà Lớn vào cuối tuần này. Bởi Hội trại Lục Hòa sắp diễn ra tới đây hứa hẹn có nhiều mới lạ, sôi động và hấp dẫn.

Bài viết 🞄 01/3/2023

Các Phật tử chùa Ba Vàng đang vô cùng háo hức, mong ngóng trở về Nhà Lớn vào cuối tuần này. Bởi Hội trại Lục Hòa sắp diễn ra tới đây hứa hẹn có nhiều mới lạ, sôi động và hấp dẫn.

Vượt qua “cánh cửa tử thần” - Phép màu kỳ diệu của cuộc đời

Bài viết🞄 28/02/2023

Ám ảnh chị Lương Thị Tuyết gần phân nửa đời người là những cơn đau nhức nhối, khó chịu không dứt...

Bài viết 🞄 28/02/2023

Ám ảnh chị Lương Thị Tuyết gần phân nửa đời người là những cơn đau nhức nhối, khó chịu không dứt...

“Rời phố về chùa” - Hành trình tìm về sự bình yên

Bài viết🞄 24/02/2023

“Rời phố về chùa” - hơn cả một điểm đến, đó là một cuộc hành trình với những nhân duyên đầy quý báu...

Bài viết 🞄 24/02/2023

“Rời phố về chùa” - hơn cả một điểm đến, đó là một cuộc hành trình với những nhân duyên đầy quý báu...