trực tuyến
Sám hối chuyển hóa | Ngày 06/3/Giáp Thìn

Thứ Sáu, 19/4/2024

tức 11/3 Giáp Thìn

Đề Bà Đạt Đa là ai? Tại sao Đề Bà Đạt Đa hãm hại Đức Phật?

Đề Bà Đạt Đa khi chưa xuất gia là anh em con chú, con bác với Đức Phật. Thế nhưng ông ta lại có tâm ganh ghét với Đức Phật từ hồi nhỏ

-
aa
+

Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh giảng: “Nếu nói ai ác hại Phật thì ai cũng biết Đề Bà Đạt Đa”.
Đề Bà Đạt Đa tuy xuất gia làm đệ tử Phật nhưng lại ganh ghét, đố kỵ, thậm chí nhiều lần còn tìm cách hại Đức Phật và chia rẽ Tăng đoàn.
Vậy Đề Bà Đạt Đa là ai và ông đã làm gì để thực hiện những mục đích xấu ác của mình? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây qua lời giảng của Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh. Kính mời quý Phật tử cùng quý độc giả đón đọc!

Đề Bà Đạt Đa là ai?

Ông ta xuất thân trong dòng họ Thích Ca, là họ hàng với Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Trong bài giảng kinh Mi Tiên vấn đáp bài 92, Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh giảng giải: “Đề Bà Đạt Đa khi chưa xuất gia là anh em con chú, con bác với Đức Phật. Thế nhưng ông ta lại có tâm ganh ghét với Đức Phật từ hồi nhỏ, tức là với Thái tử Tất Đạt Đa. Khi thấy Thái tử Tất Đạt Đa đầy đủ tướng hảo trang nghiêm, tài năng xuất chúng, đức hạnh siêu quần như thế thì Đề Bà Đạt Đa ghen tỵ”.

>>> Tái hiện cuộc đời Đức Phật Thích Ca qua 37 bức tranh tại chính điện chùa Ba Vàng (phần 1)

Đề Bà Đạt Đa luôn có tâm tranh đấu với Thái tử Tất Đạt Đa ngay từ lúc nhỏ (ảnh minh họa)

Đề Bà Đạt Đa luôn có tâm tranh đấu với Thái tử Tất Đạt Đa ngay từ lúc nhỏ (ảnh minh họa)

Sư Phụ cũng chia sẻ, trong tất cả các việc học hành, thi thố ông ta luôn tranh đấu với Thái tử Tất Đạt Đa. Từ bắn cung, cưỡi ngựa, đấu kiếm… đến hỏi cưới công chúa Da-du-đà-la. Tuy nhiên, trong mọi việc ông ta đều thất bại nên hiềm khích trong tâm ngày thêm lớn.
Sau khi Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia tu hành, chứng thành Phật quả, Ngài trở về vương cung giáo hóa nên rất nhiều vương tôn công tử theo Ngài xuất gia; trong đó có Đề Bà Đạt Đa.

Đề Bà Đạt Đa hại Phật và phá hòa hợp Tăng như thế nào?

Khi mới xuất gia, Đề Bà Đạt Đa rất chăm chỉ, tinh tiến học và thực hành Pháp nên nhanh chóng chứng Tứ thiền và có thần thông. Thế nhưng khi tu hành có kết quả, ông lại sinh tâm ngã mạn.
Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh giảng giải: “Lúc này ông nghĩ là ông giỏi quá, hay quá rồi. Mình có thần thông mà mình là anh em ruột thịt với Phật, mình có thua kém gì Phật điểm nào đâu, mình cũng rất có uy tín trong Tăng đoàn. Vậy nên ông ấy khởi tâm ý là phải tranh ngôi lãnh đạo Tăng đoàn của Phật, ông phải làm giáo chủ thay cho Phật”.
Bởi tâm ý như vậy nên sau đó, ông đã làm nhiều việc xấu ác hãm hại Đức Phật cùng Tăng đoàn.

#1 Cấu kết với vua A Xà Thế, thả voi say hãm hại Phật

Sư Phụ chia sẻ: “Hôm ấy, Tăng đoàn đi khất thực đến thành Vương Xá thì ông cho một con voi rất dữ ở trong cung uống rượu thật say và thả nó ra. Khi ấy Đức Phật đang trên đường đi vào thành Vương Xá thì con voi say xông đến, gầm rú lên. Đề Bà Đạt Đa và vua A Xà Thế tin chắc phen này Phật và những vị chư Tăng đi theo sẽ chết”.
Tuy nhiên, có điều kỳ diệu đã xảy ra. Khi voi lao đến, do cảm nhận được tâm từ bi của Đức Phật nên liền quỳ phục xuống chân Ngài. Kế hoạch của ông ta và vua A Xà Thế bị thất bại.

Cảm nhận được tâm từ bi của Đức Phật, con voi say hung dữ đang lao đến vun vút bỗng quỳ phục dưới chân Đức Phật

#2 Lăn đá hại Phật khiến Phật bị chảy máu chân

Không dừng lại sau thất bại lần thứ nhất, ông ta tiếp tục tính chuyện hãm hại Đức Phật.
Trong buổi giảng, Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh chia sẻ về âm mưu hại Phật lần tiếp theo của ông: “Hôm ấy, Đức Phật đi khất thực, trên đường từ núi Linh Thứu đi xuống thì Đề Bà Đạt Đa leo lên trên đỉnh núi và ông ta đẩy một tảng đá rất lớn. Ông tính rất khéo là hòn đá mà lăn xuống đúng lúc Đức Phật đi qua thì Phật cũng phải tai nạn rất nặng hoặc phải chết. Thế nhưng, theo trong kinh thì nói ông Sơn Thần biết chuyện nên ông đã dựng một hòn đá khác để nó nhô lên chặn hòn đá này lại. Và hòn đá này vỡ ra và nó bắn một mảnh rất nhỏ vào chân Phật làm cho Phật chảy máu chân”.

Đề Bà Đạt Đa lăn đá hại Phật khiến Phật bị chảy máu chân

Đề Bà Đạt Đa lăn đá hại Phật khiến Phật bị chảy máu chân

#3 Chia rẽ Tăng đoàn bằng năm điều khó hơn Phật

Sau nhiều lần hại Phật nhưng không thành, cuối cùng ông ta nghĩ đến việc thống lĩnh và chia rẽ Tăng đoàn của Phật.
Trong buổi Pháp thoại, Sư Phụ giảng giải: “Chúng ta biết Đức Phật chế giới luật để chư Tăng, Phật tử tu hành. Phật tử tại gia tu 5 giới, đi xuất gia thì từ năm giới tiến lên 10 giới, rồi tiến lên 250 giới. Giới luật Phật để nghiêm thân, để cho thân được an tịnh mà vào được chính định. Thế nhưng Đề Bà Đạt Đa tính bây giờ giới luật của Phật như này thì mình phải hơn Phật. Vậy nên, ông chế thêm ra năm điều nữa”.
Năm điều đó là:
1. Chư Tăng bắt buộc phải ở trong rừng, không được đi ra ngoài.
2. Chư Tăng bắt buộc phải ngủ ở dưới gốc cây, không được ngủ ở đâu khác.
3. Chư Tăng bắt buộc phải mặc y phấn tảo (tức là cái y đi nhặt, lượm ở nghĩa địa, ở những chỗ người ta hỏa thiêu xác người, hoặc ở những bệnh viện những sản phụ người ta thải vải).
4. Chư Tăng phải đi khất thực xin ăn nhưng không được nhận sự cúng dường, thỉnh mời của thí chủ.
5. Tỳ-kheo đi khất thực là không được ăn thịt cá, chỉ được ăn đồ chay.
Với năm giới tự chế, ông ta tiếp tục tâm địa phá hoại Tăng đoàn. Sư Phụ giảng giải: “Đề Bà Đạt Đa đưa ra năm điều khó hơn Phật. Ông ta nói rằng: “Ta bây giờ giới luật còn tinh nghiêm hơn cả Phật, như vậy chứng tỏ ta sẽ tu cao hơn cả Phật. Vậy bây giờ trong chúng Tỳ-kheo đây, các Sư đây ai đi theo ta?”.
Khi đưa ra năm điều khó hơn Phật có 500 Tỳ-kheo dao động, đi theo ông ta và thành lập Tăng đoàn riêng.
Sư Phụ giải thích thêm: “Ông ta mắc tội chia rẽ Tăng đoàn, phá hòa hợp của chúng Tăng. Những tội rất ghê gớm chỉ vì âm mưu là muốn soán ngôi vị lãnh đạo Tăng đoàn, giáo chủ Phật giáo”.

Quả báo của Đề Bà Đạt Đa?

Sau nhiều lần âm mưu hại Phật và Tăng đoàn, ông ta cũng phải trả quả báo cho hành vi xấu ác của mình. Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh giải thích: “Đề Bà Đạt Đa ác với Đức Phật như vậy nên sau đó ông bị quả báo. Ông lâm bệnh rất nặng, không có thuốc nào chữa được. Đức Phật sai Ngài Xá Lợi Phất với Mục Kiền Liên đến để giáo hóa cho 500 vị Tỳ-kheo đi theo Đề Bà Đạt Đa và 500 vị này giác ngộ, dần dần bỏ Đề Bà Đạt Đa trở về với Phật. Cuối cùng còn một mình Đề Bà Đạt Đa, lúc này, ông lâm bệnh rất nặng. Khi đó, ông mới khởi tâm xin sám hối Phật và quay về để nương tựa Phật. Ông ta nhờ chư Tăng đưa đến gặp Đức Phật để sám hối. Tuy nhiên, khi ông ta đến cách Phật khoảng mấy trăm mét thì đất nứt ra và nuốt chửng ông trong lòng đất, gọi là đất nứt nuốt ông ấy vào trong địa ngục, không cứu được”.

Đề Bà Đạt Đa trả quả báo cho việc hãm hại Phật và phá hòa hợp Tăng đoàn

Đề Bà Đạt Đa trả quả báo cho việc hãm hại Phật và phá hòa hợp Tăng đoàn

Từ lời giảng giải minh triết trên Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh, chúng ta đã hiểu tại sao Đề Bà Đạt Đa luôn tìm cách hãm hại Đức Phật. Hy vọng câu chuyện trên là bài học quý báu giúp chúng ta tin sâu nhân quả, từ đó tiến bước trên con đường tu nhân học Phật.

Tịnh Châu

Bài liên quan
Xem thêm

Vua Trần Nhân Tông: Những đóng góp vĩ đại của vị vua Phật đặc biệt nhất trong lịch sử Việt Nam

Bài viết🞄 09/12/2023

Một con người vừa lên ngôi vua đã đánh bại được đội quân Nguyên Mông hùng mạnh nhất thời bấy giờ; một con người đã đưa thời Trần trở thành thời kỳ hưng thịnh bậc nhất trong lịch sử;...

Bài viết 🞄 09/12/2023

Một con người vừa lên ngôi vua đã đánh bại được đội quân Nguyên Mông hùng mạnh nhất thời bấy giờ; một con người đã đưa thời Trần trở thành thời kỳ hưng thịnh bậc nhất trong lịch sử;...

Vua Trần Nhân Tông: Bật mí về cuộc đời và sự nghiệp tu hành có một không hai trong lịch sử

Bài viết🞄 04/12/2023

Đức vua Trần Nhân Tông tên húy là Khâm, sinh ngày 11/11/Mậu Ngọ (tức 07/12/1258), là con trưởng của vua Trần Thánh Tông và Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng hậu...

Bài viết 🞄 04/12/2023

Đức vua Trần Nhân Tông tên húy là Khâm, sinh ngày 11/11/Mậu Ngọ (tức 07/12/1258), là con trưởng của vua Trần Thánh Tông và Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng hậu...

Vì sao tôn giả Mục Kiều Liên - Thần thông đệ nhất bị đánh đập đến chết?

Nhân vật Phật giáo🞄 29/11/2023

Mời quý Phật tử và các bạn cùng theo dõi video: Vì sao tôn giả Mục Kiều Liên - Thần thông đệ nhất bị đánh đập đến chết?

Nhân vật Phật giáo 🞄 29/11/2023

Mời quý Phật tử và các bạn cùng theo dõi video: Vì sao tôn giả Mục Kiều Liên - Thần thông đệ nhất bị đánh đập đến chết?

Chuyện vị thần nữ cản trở sự cúng dường và bài học từ lòng tín tâm kiên cố của ông Cấp Cô Độc

Nhân vật Phật giáo🞄 07/11/2023

Chuyện vị thần nữ cản trở sự cúng dường và bài học từ lòng tín tâm kiên cố của ông Cấp Cô Độc

Nhân vật Phật giáo 🞄 07/11/2023

Chuyện vị thần nữ cản trở sự cúng dường và bài học từ lòng tín tâm kiên cố của ông Cấp Cô Độc

A Dục Vương: Vị vua xây dựng 8 vạn 4 ngàn Tháp Thánh vương xá lợi Phật

Bài viết🞄 21/9/2023

Vua Ashoka (hay còn gọi là A Dục Vương) là vị vua thứ ba của vương triều Maurya thời Ấn Độ xưa, trị vì từ năm 273 - 232 Tây Lịch....

Bài viết 🞄 21/9/2023

Vua Ashoka (hay còn gọi là A Dục Vương) là vị vua thứ ba của vương triều Maurya thời Ấn Độ xưa, trị vì từ năm 273 - 232 Tây Lịch....

Vở kịch: Mục Liên cứu mẹ | Vu Lan 2023 | Chùa Ba Vàng

Nhân vật Phật giáo🞄 04/9/2023

Kính mời quý vị và các bạn cùng thưởng thức vở kịch Mục Liên cứu mẹ được trình diễn tại đêm văn nghệ Vu Lan báo hiếu thâm ân, ngày 4 tháng 7 năm Quý Mão

Nhân vật Phật giáo 🞄 04/9/2023

Kính mời quý vị và các bạn cùng thưởng thức vở kịch Mục Liên cứu mẹ được trình diễn tại đêm văn nghệ Vu Lan báo hiếu thâm ân, ngày 4 tháng 7 năm Quý Mão

Cảm động tiền thân Đức Phật xả thân cứu mẹ con hổ đói

Nhân vật Phật giáo🞄 03/9/2023

Bí ẩn đằng sau hành động Đức Phật xả thân cứu mẹ con hổ đói. Mời quý Phật tử và các bạn cùng theo dõi video.

Nhân vật Phật giáo 🞄 03/9/2023

Bí ẩn đằng sau hành động Đức Phật xả thân cứu mẹ con hổ đói. Mời quý Phật tử và các bạn cùng theo dõi video.

Câu chuyện tiền kiếp của Bồ Tát Địa Tạng - Quang Mục cứu mẹ [RẤT HAY]

Nhân vật Phật giáo🞄 26/8/2023

Câu chuyện: Quang Mục cứu mẹ - Hiếu duyên Bồ tát Địa Tạng Vương phát nguyện Bồ Đề | Chuyện nhân quả Phật giáo rất hay

Nhân vật Phật giáo 🞄 26/8/2023

Câu chuyện: Quang Mục cứu mẹ - Hiếu duyên Bồ tát Địa Tạng Vương phát nguyện Bồ Đề | Chuyện nhân quả Phật giáo rất hay

Lý giải về hoàng hậu Ma Da - người mẹ đặc biệt nhất thế gian

Nhân vật Phật giáo🞄 02/5/2023

Hoàng hậu Ma Da là mẹ của Thái tử Tất Đạt Đa (tức Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sau này). Đức Phật là bậc có phước báu lớn nhất thế gian, không ai sánh bằng;...

Nhân vật Phật giáo 🞄 02/5/2023

Hoàng hậu Ma Da là mẹ của Thái tử Tất Đạt Đa (tức Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sau này). Đức Phật là bậc có phước báu lớn nhất thế gian, không ai sánh bằng;...

Tôn giả Đại Ca Diếp - Đại đệ tử của Đức Phật với hạnh đầu đà đệ nhất

Bài viết🞄 09/4/2023

Tôn giả Ma Ha Ca Diếp là một vị Tỳ-kheo gương mẫu với phẩm hạnh đầu đà đệ nhất trong 10 vị đại đệ tử của Đức Phật.

Bài viết 🞄 09/4/2023

Tôn giả Ma Ha Ca Diếp là một vị Tỳ-kheo gương mẫu với phẩm hạnh đầu đà đệ nhất trong 10 vị đại đệ tử của Đức Phật.

Cuộc đời Tôn giả Ma Ha Ca Diếp: Từ lúc hạ sinh đến khi thành bậc đầu đà đệ nhất

Bài viết🞄 09/4/2023

Tôn giả Ma Ha Ca Diếp được biết đến là vị Thánh tăng đệ nhất đầu đà trong 10 đại đệ tử của Đức Phật. Khi còn ở thế tục, Ngài có tên là Tất Bát La Da Na.

Bài viết 🞄 09/4/2023

Tôn giả Ma Ha Ca Diếp được biết đến là vị Thánh tăng đệ nhất đầu đà trong 10 đại đệ tử của Đức Phật. Khi còn ở thế tục, Ngài có tên là Tất Bát La Da Na.

Thái tử Tất Đạt Đa (Đức Phật) - một con người đặc biệt, một sự từ bỏ vĩ đại

Nhân vật Phật giáo🞄 22/02/2023

Thái tử Tất Đạt Đa (Đức Phật) - một con người đặc biệt, một sự từ bỏ vĩ đại

Nhân vật Phật giáo 🞄 22/02/2023

Thái tử Tất Đạt Đa (Đức Phật) - một con người đặc biệt, một sự từ bỏ vĩ đại

Thiên Ma Ba Tuần là ai? Tại sao Thiên ma Ba Tuần phá Phật thành đạo

Bài viết🞄 14/12/2022

Vào đêm thứ 49 - đêm cuối cùng trước khi Đức Phật thành đạo, Thiên Ma Ba Tuần đã kéo quân đến quấy phá Đức Phật, nhằm cản trở Ngài đạt đạo.

Bài viết 🞄 14/12/2022

Vào đêm thứ 49 - đêm cuối cùng trước khi Đức Phật thành đạo, Thiên Ma Ba Tuần đã kéo quân đến quấy phá Đức Phật, nhằm cản trở Ngài đạt đạo.

Ý nghĩa về bài kệ “Cư trần lạc đạo” của Phật Hoàng Trần Nhân Tông

Bài viết🞄 17/11/2022

Tại sao thông qua bài kệ, người đọc có thể hiểu và áp dụng được những phương pháp tu tâm ngay giữa chốn trần gian phiền não?...

Bài viết 🞄 17/11/2022

Tại sao thông qua bài kệ, người đọc có thể hiểu và áp dụng được những phương pháp tu tâm ngay giữa chốn trần gian phiền não?...

Thực hư câu chuyện Niêm hoa vi tiếu và sự khởi duyên lưu truyền Pháp hạnh đầu đà ở thế gian của ngài Đại Ca Diếp

Nhân vật Phật giáo🞄 03/4/2022

Niêm hoa vi tiếu là một câu chuyện đặc biệt trong Phật giáo, là nguồn khởi duyên to lớn và thù thắng cho việc Ngài Ca Diếp lưu giữ pháp hạnh đầu đà

Nhân vật Phật giáo 🞄 03/4/2022

Niêm hoa vi tiếu là một câu chuyện đặc biệt trong Phật giáo, là nguồn khởi duyên to lớn và thù thắng cho việc Ngài Ca Diếp lưu giữ pháp hạnh đầu đà

Đức Phật thế độ cho ngoại đạo Tu Bạt Đà La - Câu chuyện về tâm đại bi vô lượng của Ngài trước khi nhập diệt

Nhân vật Phật giáo🞄 28/3/2022

Trong giây phút cuối của cuộc đời, dù thân tứ đại Đức Thế Tôn đang đớn đau vô cùng bởi cơn bạo bệnh, Ngài vẫn thế độ cho vị tu sĩ ngoại đạo Tu Bạt Đà La.

Nhân vật Phật giáo 🞄 28/3/2022

Trong giây phút cuối của cuộc đời, dù thân tứ đại Đức Thế Tôn đang đớn đau vô cùng bởi cơn bạo bệnh, Ngài vẫn thế độ cho vị tu sĩ ngoại đạo Tu Bạt Đà La.

Angulimala: Từ một tên tướng cướp giết 999 mạng người cho đến bậc A la hán đắc Thánh quả

Nhân vật Phật giáo🞄 16/3/2022

Angulimala khẩn cầu: Kính lạy Đức Thế Tôn! Con đã biết tội của mình rồi! Ngài đã đích thân ngự đến khu rừng này là vì hạnh phúc an vui lâu dài...

Nhân vật Phật giáo 🞄 16/3/2022

Angulimala khẩn cầu: Kính lạy Đức Thế Tôn! Con đã biết tội của mình rồi! Ngài đã đích thân ngự đến khu rừng này là vì hạnh phúc an vui lâu dài...

Hoạt kịch: Bát cháo sữa của nàng Sujata và sự kiện Đức Phật thành đạo

Nhân vật Phật giáo🞄 19/01/2022

Từ khi rời bỏ hoàng thành xuất gia, sau 5 năm tầm sư học đạo, không thể giải đáp được ý nghĩa vĩnh cửu cho nhân sinh

Nhân vật Phật giáo 🞄 19/01/2022

Từ khi rời bỏ hoàng thành xuất gia, sau 5 năm tầm sư học đạo, không thể giải đáp được ý nghĩa vĩnh cửu cho nhân sinh