trực tuyến
Chu kỳ 1, Phần 5: Thời khóa tụng kinh Chương trình tu mùa hạ | Ngày 21/5/Ất Tỵ

Thứ Tư, 02/7/2025

tức 8/6 Ất Tỵ

Phụ nữ mang bầu giảm căng thẳng, cáu gắt, mệt mỏi khi làm 3 điều này

05/02/2025

Trong quá trình mang thai, cơ thể người mang thai có nhiều thay đổi lớn khiến mẹ bầu thường xuyên mệt mỏi...Vậy với đạo Phật, có phương pháp nào giúp bà...

05/02/2025

-
aa
+

Phụ nữ mang thai thường đối mặt với sự căng thẳng, mệt mỏi do những thay đổi lớn trong cơ thể và cuộc sống. Những áp lực này không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần của mẹ mà còn tác động xấu đến sự phát triển của bé. Thấu hiểu điều đó, bài viết này sẽ chia sẻ cách giúp mẹ bầu cải thiện cảm xúc và tìm lại sự bình an trong thai kỳ dựa trên quan điểm của đạo Phật.

Nguyên nhân khiến tâm lý của bà bầu thay đổi

Do cơ thể thay đổi

Nguyên nhân thứ nhất là do khi phụ nữ mang thai, thể chất, tâm sinh lý và tinh thần đều có sự thay đổi lớn. Khi đó, một cơ thể mới đang ở trong mình nên cơ thể thai phụ tiết ra các hormone, nội tiết tố khác so với bình thường. Cho nên phụ nữ mang bầu thường hay cáu gắt, giận hờn,... 

Không chỉ vậy, khi thai nhi lớn lên thì bụng mẹ cũng lớn lên khiến người mang bầu dễ mệt mỏi và bị ảnh hưởng về tâm lý, ngoại hình.

Những thay đổi trong cơ thể khiến phụ nữ mang thai mệt mỏi, căng thẳng (Ảnh minh họa)

Những thay đổi trong cơ thể khiến phụ nữ mang thai mệt mỏi, căng thẳng (Ảnh minh họa)

Do tâm lý, tình cảm thay đổi

Nguyên nhân thứ hai là sự thay đổi về mặt tâm lý, tình cảm. Phụ nữ mang bầu có rất nhiều cảm xúc, đặc biệt là những người lần đầu tiên mang thai. Bởi được làm mẹ là một niềm vui, hạnh phúc. Nhưng bên cạnh đó là rất nhiều nỗi lo lắng: Không biết con mình sẽ thế nào; là con trai hay con gái; ra đời có được khỏe mạnh, lành lặn không; rồi lo cả về tài chính, tiền bạc và tương lai cho con,...

Khi mang thai, người phụ nữ vừa mừng lại vừa có nhiều nỗi lo cho con (Ảnh minh họa)

Khi mang thai, người phụ nữ vừa mừng lại vừa có nhiều nỗi lo cho con (Ảnh minh họa)

Do nhân duyên giữa cha mẹ và con cái

Theo quan điểm đạo Phật, giữa cha mẹ và con cái có nhân duyên với nhau: Cha mẹ chiêu vời con cái đến theo phúc nghiệp của mình và con cái cũng tìm đến cha mẹ theo phúc nghiệp của mình.

>>> Xem thêm: 3 mối nhân duyên giữa cha mẹ và con cái theo quan điểm đạo Phật

Cho nên, khi mang thai, thai nhi ảnh hưởng đến người mẹ rất nhiều. Trong nhiều bài kinh và câu chuyện Phật giáo cũng nói lên sự liên hệ này. Như kinh Vu Lan, Đức Phật dạy: 

Ở trong thai mẹ, trong vòng mười tháng, trăm phần vẹn toàn mới đến ngày sinh. Nếu con có hiếu, chắp tay thu hình, thuận lối mà ra, không đau lòng mẹ, nếu là con bạc, giãy giụa bải bơi, buốt chói từng hồi, khiến đau lòng mẹ, như đâm như xỉa, như cấu như cào, như nghìn mũi dao đâm vào gan ruột, mẹ khổ vô cùng nói sao cho xiết, sinh được thân này, mừng thay, vui thay, yêu thay, mến thay!

Trong kinh Đại Bổn (Mahàpadàna sutta), bài kinh Sự Kiện Đại Bồ-tát Nhập Thai, Đức Phật cũng kể lại cho các Tỷ-kheo nghe về sự kiện Đại Bồ-tát nhập thai như sau:

Khi vị Bồ-tát nhập mẫu thai, mẹ vị Bồ-tát giữ giới một cách hồn nhiên, không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói láo, không uống các thứ rượu men, rượu nấu. Pháp nhĩ là như vậy.

Khi vị Bồ-tát nhập mẫu thai, mẹ vị Bồ-tát không khởi dục tâm đối với một nam nhân nào, và không vi phạm tiết hạnh với bất kỳ người đàn ông nào, dầu người này có tâm ái nhiễm đối với bà. Pháp nhĩ là như vậy.

Khi vị Bồ-tát nhập mẫu thai, mẹ vị Bồ-tát có được năm món dục lạc đầy đủ, tận hưởng, trọn hưởng năm món dục lạc ấy. Pháp nhĩ là như vậy.

Khi vị Bồ-tát nhập mẫu thai, mẹ vị Bồ-tát không bị một bệnh tật gì. Bà sống với tâm hoan hỷ, với thân khoan khoái. Bà thấy trong bào thai của mình vị Bồ-tát đầy đủ mọi bộ phận và chân tay”.

Hay câu chuyện về hoàng hậu Vi Đề Hy khi mang thai, bà bị ốm mệt, dù được các lương y chăm sóc nhưng thân thể héo hon. Hàng ngày, bà chỉ khao khát một điều là được uống máu từ cánh tay vua Bình Sa nhưng không dám nói ra vì thương vua. Vua thấy vợ xanh xao, gầy mòn nên rất lo lắng, gặng hỏi mãi mới biết sự tình. Lúc đó, ông đã sẵn sàng lấy gươm rạch cánh tay của mình cho vợ được uống những giọt máu. Kể từ đó, hoàng hậu trở nên tươi tỉnh và khỏe mạnh hơn. 

Chính vì chuyện đó mà Thái tử được đặt tên là A Xà Thế (nghĩa là nghịch tử). Các vị tướng sư tiên đoán rằng Thái tử sau này chắc chắn là sẽ giết cha. Quả đúng như vậy, A Xà Thế khi trưởng thành, dưới sự xúi giục của Đề Bà Đạt Đa, ông đã bắt nhốt và giết vua cha để cướp ngôi.

Khi mang thai, do ác nghiệp quá khứ nên hoàng hậu Vi Đề Hy khao khát uống máu của vua Bình Sa (Ảnh minh họa)

Khi mang thai, do ác nghiệp quá khứ nên hoàng hậu Vi Đề Hy khao khát uống máu của vua Bình Sa (Ảnh minh họa)

Đức Phật nói rõ nhân duyên gây nên thảm cảnh đó là vì một lần, vua Bình Sa đi săn đã chém đầu một đạo sĩ do nghi ngờ ông ta quyến rũ các cung tần mỹ nữ. Trước khi chết, ông đạo sĩ phát ra lời nguyền: “Tôi sẽ về làm con của ông và lấy mạng ông bằng được”. Chính vì thế, ngay trong kiếp ấy, ông đạo sĩ đầu thai làm con vua và xuất hiện những sự tình như trên.

Không chỉ trong kinh điển mà trong thực tế, chúng ta cũng thấy, có người mẹ mang bầu dù ốm nghén thì vẫn rất vui khỏe. Nhưng cũng có người mang bầu lại ốm đau, mệt mỏi, cáu gắt, khó chịu, trầm cảm,... Đấy là một điều chứng tỏ nhân duyên giữa cha mẹ và con cái. Đứa con đến với cha mẹ mang theo cả tính nết, khối nghiệp của nó đến và cha mẹ cũng có nghiệp như vậy nên chiêu cảm đứa con đến.

Cách làm giảm stress cho bà bầu trong suốt thai kỳ

Để thai kỳ được khỏe mạnh và bình an, giảm đi sự căng thẳng, mệt mỏi, cáu gắt; bà bầu nên làm những điều sau:

Sinh hoạt điều độ, chia sẻ với người thân

Phụ nữ mang bầu nên sinh hoạt, làm việc điều độ, nghỉ ngơi hợp lý, không nên làm việc quá sức, lo lắng nhiều chuyện dẫn đến căng thẳng đầu óc. Đồng thời, trong lúc mang thai, mẹ bầu nên gần gũi, gặp gỡ và chia sẻ với cha mẹ, anh chị em,...; không nên chịu đựng một mình. Điều này giúp giảm bớt căng thẳng trong khi mang bầu.

Phụ nữ mang thai nên gặp gỡ, chia sẻ với cha mẹ, anh em,... để giảm bớt căng thẳng (Ảnh minh họa)

Phụ nữ mang thai nên gặp gỡ, chia sẻ với cha mẹ, anh em,... để giảm bớt căng thẳng (Ảnh minh họa)

Làm thiện, tích phúc chuyển hóa nhân duyên xấu giữa mẹ và con

Chúng ta biết, con cái đến với cha mẹ là do nhân duyên. Do vậy, muốn mẹ bầu khỏe, em bé phát triển tốt, thông minh thì bên cạnh những phương pháp như nghe nhạc, mát-xa bụng,... cha mẹ cũng nên làm các việc thiện giúp tăng trưởng phúc lành. Bởi khi em bé và cha mẹ đều có phúc thì nhân thiện gặp các thiện pháp mới tăng lên, giống như đất tơi xốp gặp mưa mới ngấm. Còn nếu là ác nghiệp thì như mảnh đất khô cằn, có tưới bao nhiêu nước cũng trôi tuột đi, không thể tiếp nhận.

Nếu khi phụ nữ mang thai, chưa biết nhân duyên của mình với con cái là thiện hay ác thì chúng ta nên làm các việc như sau để chuyển hóa các nhân duyên xấu:

Quy y Tam bảo

Mẹ bầu nên quy y Tam Bảo, nương tựa Tam Bảo và phát nguyện: “Từ nay đến đời đời kiếp kiếp sau đều làm việc thiện; nếu con cùng với con của con đã gây ác nghiệp gì với nhau thì đến khi cháu sinh ra đời, con cũng cho cháu quy y Tam Bảo, kết duyên Pháp lữ với nhau làm việc thiện,...”. Điều này giúp chuyển hóa các nhân duyên ác, người con sinh ra được tốt đẹp hơn.  

>>> Xem thêm: Quy y Tam Bảo là gì? Cách đơn giản giúp tăng phúc báu gấp 1000 lần

Hiếu thảo với cha mẹ và tích cực làm việc phúc thiện

Khi mang thai, chúng ta không nên đòi hỏi, quấy rầy cha mẹ, đừng tự biến mình thành người con bất hiếu. Ngược lại, chúng ta lại càng phải có hiếu với cha mẹ. Giống như các cụ xưa có câu “chửa con so, làm cho láng giềng”, các cụ một phép nghe lời cha mẹ, chăm chỉ làm lụng nên con sinh ra cũng nghe lời một phép, rất có hiếu. 

Và người con sinh ra thế nào thì cũng xét từ chính tâm người mẹ: Nếu có đòi hỏi thì con sẽ đòi hỏi; nếu có hạch sách, nhũng nhiễu thì con cũng sẽ hạch sách, nhũng nhiễu,... Cho nên khi mang bầu, chúng ta thai giáo bằng chính đạo đức của mình thì con sẽ được tốt.

Khi mang thai chúng ta nên hiếu thảo với cha mẹ (Ảnh minh họa)

Khi mang thai chúng ta nên hiếu thảo với cha mẹ (Ảnh minh họa)

Tụng kinh, lễ Phật, sám hối, nghe học Phật Pháp

Khi mang thai, mẹ bầu nên lễ Phật, sám hối những ác nghiệp với nhau. Bởi con cái đến với cha mẹ do hai nhân duyên: một là duyên, hai là nợ. Duyên là những điều thuận lợi, tốt đẹp; nợ lại đem đến khổ đau cho nhau. Nếu là nợ thì cần sám hối ngay, thành tâm lễ Phật, tụng kinh sẽ được chuyển hóa.

Như trong kinh Địa Tạng Bổn Nguyện, quyển Trung, phẩm thứ 8 - Các vua Diêm La khen ngợi, Chủ Mạng quỷ vương bạch cùng Phật rằng: “Người trong cõi Diêm Phù Đề lúc mới sanh, không luận là con trai hay con gái, khi sắp sanh ra chỉ nên làm việc phước lành thêm sự lợi ích cho nhà cửa, thời Thổ Địa vui mừng không xiết, ủng hộ cả mẹ lẫn con đều đặng nhiều sự an vui, hàng thân quyến cũng được phước lợi.

Hoặc khi đã hạ sanh rồi, nên cẩn thận chớ có giết hại sanh vật để lấy những vị tươi ngon cung cấp cho người sản mẫu ăn, cùng nhóm họp cả hàng quyến thuộc lại để uống rượu ăn thịt, ca xang đờn sáo, nếu làm những việc trên đó có thể làm cho người mẹ đứa con chẳng đặng an vui”. 

Ngoài ra, phụ nữ mang thai có thể mở các bài giảng Phật Pháp lên để cả mẹ và con cùng nghe. Từ đó mà tự chuyển hóa các oán kết với nhau, thai nhi sẽ không còn đạp lung tung, làm mẹ đỡ khổ và khó chịu.

Nghe Phật Pháp giúp mẹ bầu giảm tình trạng khó chịu, bực bội (Ảnh minh họa)

Nghe Phật Pháp giúp mẹ bầu giảm tình trạng khó chịu, bực bội (Ảnh minh họa)

Thực tập thiền

Mẹ bầu có thể tập thiền, ngồi thiền, thiền hành hoặc nghe những nhạc thiền nhẹ nhàng. Những liệu pháp tâm linh này đều giúp cho thai nhi an lành, hóa giải những oán kết nếu có với cha mẹ. Như vậy cả mẹ và bé đều được tốt lành.

Thiền là phương pháp giúp mẹ bầu và thai nhi đều được tốt lành (Ảnh minh họa)

Thiền là phương pháp giúp mẹ bầu và thai nhi đều được tốt lành (Ảnh minh họa)

Trên đây là những chia sẻ của Thầy Thích Trúc Thái Minh dựa trên góc nhìn, quan điểm của đạo Phật về tình trạng thay đổi tâm lý ở phụ nữ mang bầu. Hy vọng, qua bài viết này, các bạn, đặc biệt là chị em phụ nữ mang thai sẽ hiểu rõ hơn về những nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự căng thẳng, mệt mỏi trong thai kỳ và cách cải thiện để thân khỏe, tâm an, em bé được tốt đẹp.

Bài liên quan
Xem thêm

Hơn 32 ngày Xá lợi Phật hiện diện tại Việt Nam: Lòng thương tưởng từ GHPGVN và tinh thần phụng sự của người con Phật

Bài viết🞄 17/6/2025

Sau 1 tháng tôn trí và chiêm bái tại 9 tỉnh, thành phố trên dải đất hình chữ S Việt Nam, Xá lợi Đức Phật đã để lại dấu ấn tâm linh sâu sắc trong lòng hàng triệu người con Phật.

Bài viết 🞄 17/6/2025

Sau 1 tháng tôn trí và chiêm bái tại 9 tỉnh, thành phố trên dải đất hình chữ S Việt Nam, Xá lợi Đức Phật đã để lại dấu ấn tâm linh sâu sắc trong lòng hàng triệu người con Phật.

Ý nghĩa Tết Đoan Ngọ - Những điều nên làm để cầu bình an cho gia đình

Bài viết🞄 30/5/2025

Theo quan niệm dân gian, Tết Đoan Ngọ có nghĩa là ăn Tết vào giờ Ngọ; thường được tổ chức vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch.

Bài viết 🞄 30/5/2025

Theo quan niệm dân gian, Tết Đoan Ngọ có nghĩa là ăn Tết vào giờ Ngọ; thường được tổ chức vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch.

Tết Đoan Ngọ cúng gì? Bài cúng Tết Đoan ngọ và hướng dẫn cách bày lễ

Bài viết🞄 30/5/2025

Các gia đình thường chuẩn bị mâm cúng Tết Đoan Ngọ để bày tỏ lòng thành dâng lên cúng Phật, các vị Thần linh và gia tiên.

Bài viết 🞄 30/5/2025

Các gia đình thường chuẩn bị mâm cúng Tết Đoan Ngọ để bày tỏ lòng thành dâng lên cúng Phật, các vị Thần linh và gia tiên.

Ngày Phật đản: Cơ hội để tích lũy phúc báu, đón nhận phúc lành và may mắn

Tin tức🞄 01/5/2025

Lễ Phật đản là ngày kỷ niệm Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời. Đây là sự kiện trọng đại đối với hàng vạn tín đồ Phật tử trong nước cũng như trên thế giới.

Tin tức 🞄 01/5/2025

Lễ Phật đản là ngày kỷ niệm Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời. Đây là sự kiện trọng đại đối với hàng vạn tín đồ Phật tử trong nước cũng như trên thế giới.

Hướng dẫn đăng ký quy y Tam Bảo chùa Ba Vàng trực tiếp và trực tuyến

Bài viết🞄 06/4/2025

Lễ quy y Tam Bảo chùa Ba Vàng được tổ chức hàng tháng theo nguyện vọng của Nhân dân. Nhân dân, Phật tử có thể tham gia theo hình thức trực tuyến hay trực tiếp

Bài viết 🞄 06/4/2025

Lễ quy y Tam Bảo chùa Ba Vàng được tổ chức hàng tháng theo nguyện vọng của Nhân dân. Nhân dân, Phật tử có thể tham gia theo hình thức trực tuyến hay trực tiếp

Lời chúc mùa Phật Đản: Lan tỏa yêu thương và an lạc đến mọi người

Bài viết🞄 29/3/2025

Dưới đây là những lời chúc lễ Phật đản ý nghĩa dành tặng cho gia đình, bạn bè, người yêu,... giúp mang lại phúc lành, phát sinh trí tuệ, thoát khỏi khổ đau.

Bài viết 🞄 29/3/2025

Dưới đây là những lời chúc lễ Phật đản ý nghĩa dành tặng cho gia đình, bạn bè, người yêu,... giúp mang lại phúc lành, phát sinh trí tuệ, thoát khỏi khổ đau.

Danh sách những bài hát về Phật đản ý nghĩa mà bạn không thể bỏ qua

Bài viết🞄 29/3/2025

Những bản nhạc Phật đản đầy ý nghĩa không chỉ tán dương sự đản sinh cao quý của Đức Phật mà còn giúp tăng trưởng thiện tâm và mang lại an lạc cho người nghe.

Bài viết 🞄 29/3/2025

Những bản nhạc Phật đản đầy ý nghĩa không chỉ tán dương sự đản sinh cao quý của Đức Phật mà còn giúp tăng trưởng thiện tâm và mang lại an lạc cho người nghe.

Lâm Tỳ Ni: Thánh tích linh thiêng ghi dấu sự đản sinh của Đức Phật

Bài viết🞄 28/3/2025

Vườn Lâm Tỳ Ni là nơi Đức Phật đản sinh, nằm tại quận Rupandehi (Nepal) - một trong tứ Thánh tích linh thiêng bậc nhất của Phật giáo.

Bài viết 🞄 28/3/2025

Vườn Lâm Tỳ Ni là nơi Đức Phật đản sinh, nằm tại quận Rupandehi (Nepal) - một trong tứ Thánh tích linh thiêng bậc nhất của Phật giáo.

Bồ Tát Hộ Minh là ai? 8 nhân duyên đầy đủ để Bồ Tát quyết định đản sinh

Bài viết🞄 28/3/2025

Bồ Tát Hộ Minh (sau này là Đức Phật Thích Ca) quán sát đầy đủ nhân duyên về dòng họ, quốc độ, chúng sinh,... thì mới đản sinh xuống nhân gian.

Bài viết 🞄 28/3/2025

Bồ Tát Hộ Minh (sau này là Đức Phật Thích Ca) quán sát đầy đủ nhân duyên về dòng họ, quốc độ, chúng sinh,... thì mới đản sinh xuống nhân gian.

8 đặc tính quý báu của hoa sen trong Phật giáo

Bài viết🞄 28/3/2025

Hoa sen trong Phật giáo mang 8 đặc tính cao quý. Đây là biểu tượng thanh khiết gắn liền với chư Phật, Bồ tát, thể hiện sự giải thoát giữa trần ai.

Bài viết 🞄 28/3/2025

Hoa sen trong Phật giáo mang 8 đặc tính cao quý. Đây là biểu tượng thanh khiết gắn liền với chư Phật, Bồ tát, thể hiện sự giải thoát giữa trần ai.

Tôn giả Ma Ha Ca Diếp: Từ bỏ phú quý - Tu hành thành bậc đầu đà đệ nhất

Bài viết🞄 24/3/2025

Ngài Ca Diếp là vị Thánh tăng đệ nhất đầu đà trong 10 đại đệ tử của Đức Phật. Dù sinh ra trong gia đình quyền quý nhưng Ngài đã từ bỏ mọi dục lạc, dấn thân xuất gia.

Bài viết 🞄 24/3/2025

Ngài Ca Diếp là vị Thánh tăng đệ nhất đầu đà trong 10 đại đệ tử của Đức Phật. Dù sinh ra trong gia đình quyền quý nhưng Ngài đã từ bỏ mọi dục lạc, dấn thân xuất gia.

Cúng thí thực là gì? Ý nghĩa và cách thực hành để được phước lành

Bài viết🞄 22/3/2025

Nhiều người sợ rằng, cúng thí thực sẽ bị cô hồn theo và quấy nhiễu. Nhưng nếu cúng đúng cách theo lời Phật dạy, bản thân và gia đình sẽ được bình an.

Bài viết 🞄 22/3/2025

Nhiều người sợ rằng, cúng thí thực sẽ bị cô hồn theo và quấy nhiễu. Nhưng nếu cúng đúng cách theo lời Phật dạy, bản thân và gia đình sẽ được bình an.

Nguồn gốc và ý nghĩa lễ tắm Phật

Bài viết🞄 22/3/2025

Thực hiện nghi lễ dâng nước cúng dường tắm Phật với đầy đủ tâm thành kính sẽ tạo lập được vô lượng công đức, phước báu.

Bài viết 🞄 22/3/2025

Thực hiện nghi lễ dâng nước cúng dường tắm Phật với đầy đủ tâm thành kính sẽ tạo lập được vô lượng công đức, phước báu.

“Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn” là gì? Lý giải Đức Phật không kiêu mạn

Bài viết🞄 22/3/2025

Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn là câu nói hoàn toàn xác đáng; xét đầy đủ công hạnh, đây chính là lời tuyên ngôn, chứ không phải là kiêu mạn.

Bài viết 🞄 22/3/2025

Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn là câu nói hoàn toàn xác đáng; xét đầy đủ công hạnh, đây chính là lời tuyên ngôn, chứ không phải là kiêu mạn.

Lễ Ngũ Bách Danh chùa Ba Vàng: Sám hối, tu tập cầu an, chuyển hóa thân tâm

Bài viết🞄 14/3/2025

Lễ Ngũ Bách Danh chùa Ba Vàng là cơ hội để quý Nhân dân, Phật tử được thực hành sám hối, tu tập giúp tăng trưởng phúc báu, mang lại bình an cho gia đình.

Bài viết 🞄 14/3/2025

Lễ Ngũ Bách Danh chùa Ba Vàng là cơ hội để quý Nhân dân, Phật tử được thực hành sám hối, tu tập giúp tăng trưởng phúc báu, mang lại bình an cho gia đình.

6 lưu ý khi đi chùa giúp được phước, thuận lợi, bình an hơn

Bài viết🞄 14/3/2025

Mỗi khi đi chùa, nhiều người thường băn khoăn về những điều kiêng kỵ vì sợ phạm vào sai lầm. Dưới đây là 6 lưu ý quan trọng cho người đi lễ chùa.

Bài viết 🞄 14/3/2025

Mỗi khi đi chùa, nhiều người thường băn khoăn về những điều kiêng kỵ vì sợ phạm vào sai lầm. Dưới đây là 6 lưu ý quan trọng cho người đi lễ chùa.

Tứ diệu đế là gì? Bốn chân lý màu nhiệm giúp con người thoát khổ đau

Bài viết🞄 14/3/2025

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về Tứ diệu đế cũng như phương pháp để thoát khỏi mọi khổ đau, được an lành, hạnh phúc.

Bài viết 🞄 14/3/2025

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về Tứ diệu đế cũng như phương pháp để thoát khỏi mọi khổ đau, được an lành, hạnh phúc.

Niết bàn: Đích đến tối thượng giúp thoát khổ, được an lạc tuyệt đối

Bài viết🞄 13/3/2025

Niết bàn không phải một cõi giới hay trú xứ, mà là trạng thái tâm của chúng ta khi đã diệt hết các phiền não. Có bốn loại Niết bàn.

Bài viết 🞄 13/3/2025

Niết bàn không phải một cõi giới hay trú xứ, mà là trạng thái tâm của chúng ta khi đã diệt hết các phiền não. Có bốn loại Niết bàn.

Xá lợi: Những đặc tính nhiệm màu và công đức to lớn khi chiêm bái

Bài viết🞄 12/3/2025

Xá lợi Phật là kết tinh từ năng lực tu hành của Đức Phật, thành tựu từ vô lượng công đức của Giới - Định - Tuệ...

Bài viết 🞄 12/3/2025

Xá lợi Phật là kết tinh từ năng lực tu hành của Đức Phật, thành tựu từ vô lượng công đức của Giới - Định - Tuệ...