Mục lục [Ẩn]
- Tứ động tâm: Nơi linh thiêng bậc nhất thế giới
- 1. Vườn Lâm Tỳ Ni - Nơi Đức Phật đản sinh
- 2. Bồ Đề Đạo Tràng - Nơi Đức Phật thành đạo
- 3. Vườn Lộc Uyển (vườn Nai) - Nơi Đức Phật thuyết bài Pháp đầu tiên
- 4. Câu Thi Na - Nơi Đức Phật nhập niết bàn
- 4 thánh tích Phật giáo: Nơi phúc báu bậc nhất thế giới
- Những hình ảnh đẹp của tứ thánh tích
- 1. Thánh tích vườn Lâm Tỳ Ni - nơi Đức Phật ra đời
- 2. Thánh tích Bồ Đề Đạo Tràng - Nơi Đức Phật thành đạo
- 3. Thánh tích vườn Lộc Uyển - Nơi Đức Phật chuyển bánh xe Pháp đầu tiên
- 4. Thánh tích Câu Thi Na - Nơi Đức Phật nhập niết bàn
Trên thế giới, có rất nhiều người mong ước được hành hương tứ thánh tích (tứ động tâm) Phật giáo tại Ấn Độ. Đây là nơi thu hút hàng triệu tín đồ trong nhiều thập kỷ; cũng là một trong những nơi linh thiêng và phúc báu bậc nhất trên thế giới.
Hãy cùng Ban quản trị khám phá vùng đất tâm linh đặc biệt này nhé!
Tứ động tâm: Nơi linh thiêng bậc nhất thế giới
Tứ động tâm là những thánh tích lưu giữ bằng chứng về sự tồn tại của Đức Phật ở Ấn Độ - Nepal. Tứ động tâm bao gồm: Vườn Lâm Tỳ Ni, Bồ Đề Đạo Tràng, Vườn Lộc Uyển, Câu Thi Na.
1. Vườn Lâm Tỳ Ni - Nơi Đức Phật đản sinh
Có nhiều người, thậm chí là cả tín đồ Phật giáo, khi mới tìm hiểu về đạo Phật thì còn mơ hồ, không biết Đức Phật có thật hay không? Lẽ nào con người xây dựng nên hình tượng tốt đẹp, hoàn hảo như vậy để giáo dục quần chúng?
Nhưng khi đặt chân tới vườn Lâm Tỳ Ni, chúng ta có một niềm tin vững chắc rằng, Đức Phật là con người hoàn toàn có thật. Chính tại nơi đây, hơn 2600 năm về trước, Ngài đã ra đời.
Sự xuất hiện của Ngài không phải là một điều bình thường mà phải hội tụ đầy đủ nhân duyên (bao gồm cả nơi sinh). Cho nên, vườn Lâm Tỳ Ni cũng trở nên đặc biệt linh thiêng khi được chọn là nơi Ngài sinh ra.

Vườn Lâm Tỳ Ni - nơi Đức Phật đản sinh (nguồn ảnh internet)
>>> Mời quý bạn đọc tìm hiểu chi tiết tại link sau:
https://chuabavang.com/vuon-lam-ty-ni-d7509.html
2. Bồ Đề Đạo Tràng - Nơi Đức Phật thành đạo
Bồ Đề Đạo Tràng là nơi Thái tử Tất Đạt Đa thành đạo, chứng đạt quả vị giác ngộ, giải thoát; trở thành Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Tại đây, có một cội cây Bồ đề đã chứng kiến quá trình đạt đạo của Ngài, trở thành cội Bồ đề độc nhất hiện hữu trên đời, vô cùng linh thiêng. Đức Phật từng khẳng định, không nơi nào có thể chứa được công đức của Đức Phật khi Ngài ngồi thiền 49 ngày, chỉ có duy nhất cội Bồ đề ấy mới chứa được công đức đó.

Tháp Đại Giác tại Bồ Đề Đạo Tràng thu hút rất đông du khách tới hành hương và chiêm bái (nguồn ảnh internet)
>>> Mời quý bạn đọc tìm hiểu chi tiết tại link sau:
https://chuabavang.com/bo-de-dao-trang-d7530.html
3. Vườn Lộc Uyển (vườn Nai) - Nơi Đức Phật thuyết bài Pháp đầu tiên
Thành Ba-la-nại (Varanasi) thuộc đất nước Ba-la-nại là một vương quốc cổ tại trung Ấn Độ, còn gọi là Ba-la-ni tư quốc, Ba-la-nại tả quốc.
Sau khi thành đạo, Đức Phật đi về Ba-la-nại - trung tâm của mọi học thuyết và giáo phái của Ấn Độ. Tại vườn Lộc Uyển, Đức Phật đã thuyết giảng bài kinh đầu tiên - Tứ Diệu Đế cho năm anh em ông Kiều Trần Như. Tại đây, Ngài độ cho năm anh em ông Kiều Trần Như chứng quả và giác ngộ giải thoát. Kể từ đây, Tăng đoàn được thành lập, mở ra con đường hoằng dương chính Pháp rộng lớn sau này.
Tứ Diệu Đế (hay còn gọi là Tứ Thánh Đế) là 4 sự thật của cuộc đời, là giáo lý căn bản trong Phật giáo. Đức Phật ra đời cứu khổ cho thế gian chính bằng giáo lý Tứ Thánh Đế, và duy nhất chỉ có Tứ Thánh Đế mới cứu khổ được chúng sinh.
Như vậy, nơi đầu tiên Đức Phật chuyển bánh xe Pháp - vườn Lộc Uyển trở nên vô cùng thiêng liêng, bởi nơi đây đã đánh dấu sự xuất hiện của con đường giải thoát cho nhân loại. Bên cạnh đó, đây cũng chính là một trong sáu địa điểm lớn mà Đức Phật từng đến thuyết Pháp.

Phật tử tới chiêm bái các thánh tích tại vườn Lộc Uyển
4. Câu Thi Na - Nơi Đức Phật nhập niết bàn
Niết bàn là sự kiện Đức Phật bỏ báo thân, không còn tái sinh và thoát khỏi đau khổ ràng buộc của sinh tử luân hồi.
Khi thấy rằng công cuộc cứu độ chúng sinh đã thật sự viên mãn, Đức Phật đã quyết định xả tuổi thọ tại Câu Thi Na. Và lý do Ngài chọn Câu Thi Na là nơi nhập niết bàn là bởi:
1. Trong một kiếp quá khứ, Đức Phật là vua Chuyển Luân Thánh Vương. Bấy giờ, thành Câu Thi Na có tên là Thiện Kiến, là một kinh đô phú cường. Tại nơi đây, Ngài đã bỏ báo thân bảy lần, và đến kiếp cuối cùng này, Ngài quyết định sẽ tiếp tục bỏ báo thân tại Câu Thi Na.
2. Tại Câu Thi Na cũng đã có rất nhiều Đức Phật đã từng nhập niết bàn.
3. Tại đây, trước khi nhập niết bàn, Ngài còn độ cho vị đệ tử cuối cùng, đó là Tu Bạt Đà La.
Ngày nay, thánh tích Câu Thi Na (Kushinagar) tọa lạc tại thành Câu Thi Na, là một trong hai kinh đô của bộ tộc Mallas (Mạt La).

Đền Đại Niết Bàn - Một trong những thánh tích nổi bật tại Câu Thi Na
Sau sự kiện Đức Phật nhập niết bàn, Câu Thi Na trở thành trung tâm tôn giáo của Ấn Độ, là một trong bốn thánh địa quan trọng, linh thiêng nhất, thu hút nhiều Phật tử mộ đạo đến từ khắp nơi trên thế giới.
4 thánh tích Phật giáo: Nơi phúc báu bậc nhất thế giới
Nếu chúng ta có sự xúc động mãnh liệt, có tình cảm thiêng liêng, kính yêu đối với tứ thánh tích thì sẽ được rất nhiều phúc báu, lợi ích, căn lành để chúng ta tu tập. Một giọt nước mắt xúc cảm khi chúng ta đến thăm các thánh tích cũng có thể tiêu biết bao nhiêu tội lỗi, tăng trưởng thiện căn.

Nhân dân, Phật tử hành hương về miền đất Phật
Đặc biệt, những ai trong khi chiêm bái những thánh tích mà từ trần với tâm hoan hỷ thì sẽ được sinh lên cõi Trời, hưởng sung sướng.
Còn những ai chưa đủ nhân duyên đến hành hương mà xem hình ảnh, tư liệu về tứ thánh tích với tâm biết ơn, tôn kính, yêu quý Đức Phật thì cũng được nhiều phúc báu.
Để có được sự xúc động mãnh liệt thì chúng ta phải nghe, học về Đức Phật, hiểu biết nhiều về lịch sử của Ngài; thực tập lời dạy của Ngài, nhận thấy được sự lợi ích, quý báu thì mới có thể xúc động.
Những hình ảnh đẹp của tứ thánh tích
1. Thánh tích vườn Lâm Tỳ Ni - nơi Đức Phật ra đời

Đền thờ Hoàng hậu Maya nằm trong khuôn viên vườn Lâm Tỳ Ni

Hồ nước thiêng tại vườn Lâm Tỳ Ni

Nhân dân, Phật tử chụp ảnh lưu niệm cùng tôn tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được đặt tại khuôn viên vườn Lâm Tỳ Ni
2. Thánh tích Bồ Đề Đạo Tràng - Nơi Đức Phật thành đạo

Rất đông tín đồ tới tháp Đại Giác tại Bồ Đề Đạo Tràng (nguồn ảnh internet)

Tôn tượng Đức Phật bằng đá mạ vàng được làm từ thế kỷ thứ X Tây Lịch được thờ trong Tháp Đại Giác - Bồ Đề Đạo Tràng

Cội Bồ đề đánh dấu nơi Đức Phật thành đạo, nay vẫn còn được bảo tồn, thờ phụng tại Bồ Đề Đạo Tràng
3. Thánh tích vườn Lộc Uyển - Nơi Đức Phật chuyển bánh xe Pháp đầu tiên

Chư Tăng đến từ khắp nơi trên thế giới tới chiêm bái tháp Chánh Pháp tại vườn Lộc Uyển (nguồn ảnh internet)
4. Thánh tích Câu Thi Na - Nơi Đức Phật nhập niết bàn

Đền Đại Niết Bàn tại Câu Thi Na

Tháp Trà Tỳ - Nơi hỏa táng kim thân Đức Phật

Dâng hoa cúng dường tôn tượng Đức Phật nhập niết bàn tại Câu Thi Na
Mong rằng, nếu đủ duyên, quý bạn đọc hãy một lần hành hương Ấn Độ và chiêm bái, đảnh lễ tứ thánh tích lịch sử này nhé!
Bài viết🞄 29/3/2025
Dưới đây là những lời chúc lễ Phật đản ý nghĩa dành tặng cho gia đình, bạn bè, người yêu,... giúp mang lại phúc lành, phát sinh trí tuệ, thoát khỏi khổ đau.
Bài viết 🞄 29/3/2025
Dưới đây là những lời chúc lễ Phật đản ý nghĩa dành tặng cho gia đình, bạn bè, người yêu,... giúp mang lại phúc lành, phát sinh trí tuệ, thoát khỏi khổ đau.
Bài viết🞄 29/3/2025
Những bản nhạc Phật đản đầy ý nghĩa không chỉ tán dương sự đản sinh cao quý của Đức Phật mà còn giúp tăng trưởng thiện tâm và mang lại an lạc cho người nghe.
Bài viết 🞄 29/3/2025
Những bản nhạc Phật đản đầy ý nghĩa không chỉ tán dương sự đản sinh cao quý của Đức Phật mà còn giúp tăng trưởng thiện tâm và mang lại an lạc cho người nghe.
Bài viết🞄 28/3/2025
Vườn Lâm Tỳ Ni là nơi Đức Phật đản sinh, nằm tại quận Rupandehi (Nepal) - một trong tứ Thánh tích linh thiêng bậc nhất của Phật giáo.
Bài viết 🞄 28/3/2025
Vườn Lâm Tỳ Ni là nơi Đức Phật đản sinh, nằm tại quận Rupandehi (Nepal) - một trong tứ Thánh tích linh thiêng bậc nhất của Phật giáo.
Bài viết🞄 28/3/2025
Bồ Tát Hộ Minh (sau này là Đức Phật Thích Ca) quán sát đầy đủ nhân duyên về dòng họ, quốc độ, chúng sinh,... thì mới đản sinh xuống nhân gian.
Bài viết 🞄 28/3/2025
Bồ Tát Hộ Minh (sau này là Đức Phật Thích Ca) quán sát đầy đủ nhân duyên về dòng họ, quốc độ, chúng sinh,... thì mới đản sinh xuống nhân gian.
Bài viết🞄 28/3/2025
Hoa sen trong Phật giáo mang 8 đặc tính cao quý. Đây là biểu tượng thanh khiết gắn liền với chư Phật, Bồ tát, thể hiện sự giải thoát giữa trần ai.
Bài viết 🞄 28/3/2025
Hoa sen trong Phật giáo mang 8 đặc tính cao quý. Đây là biểu tượng thanh khiết gắn liền với chư Phật, Bồ tát, thể hiện sự giải thoát giữa trần ai.
Bài viết🞄 24/3/2025
Ngài Ca Diếp là vị Thánh tăng đệ nhất đầu đà trong 10 đại đệ tử của Đức Phật. Dù sinh ra trong gia đình quyền quý nhưng Ngài đã từ bỏ mọi dục lạc, dấn thân xuất gia.
Bài viết 🞄 24/3/2025
Ngài Ca Diếp là vị Thánh tăng đệ nhất đầu đà trong 10 đại đệ tử của Đức Phật. Dù sinh ra trong gia đình quyền quý nhưng Ngài đã từ bỏ mọi dục lạc, dấn thân xuất gia.
Bài viết🞄 22/3/2025
Nhiều người sợ rằng, cúng thí thực sẽ bị cô hồn theo và quấy nhiễu. Nhưng nếu cúng đúng cách theo lời Phật dạy, bản thân và gia đình sẽ được bình an.
Bài viết 🞄 22/3/2025
Nhiều người sợ rằng, cúng thí thực sẽ bị cô hồn theo và quấy nhiễu. Nhưng nếu cúng đúng cách theo lời Phật dạy, bản thân và gia đình sẽ được bình an.
Bài viết🞄 22/3/2025
Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn là câu nói hoàn toàn xác đáng; xét đầy đủ công hạnh, đây chính là lời tuyên ngôn, chứ không phải là kiêu mạn.
Bài viết 🞄 22/3/2025
Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn là câu nói hoàn toàn xác đáng; xét đầy đủ công hạnh, đây chính là lời tuyên ngôn, chứ không phải là kiêu mạn.
Bài viết🞄 14/3/2025
Lễ Ngũ Bách Danh chùa Ba Vàng là cơ hội để quý Nhân dân, Phật tử được thực hành sám hối, tu tập giúp tăng trưởng phúc báu, mang lại bình an cho gia đình.
Bài viết 🞄 14/3/2025
Lễ Ngũ Bách Danh chùa Ba Vàng là cơ hội để quý Nhân dân, Phật tử được thực hành sám hối, tu tập giúp tăng trưởng phúc báu, mang lại bình an cho gia đình.
Bài viết🞄 14/3/2025
Mỗi khi đi chùa, nhiều người thường băn khoăn về những điều kiêng kỵ vì sợ phạm vào sai lầm. Dưới đây là 6 lưu ý quan trọng cho người đi lễ chùa.
Bài viết 🞄 14/3/2025
Mỗi khi đi chùa, nhiều người thường băn khoăn về những điều kiêng kỵ vì sợ phạm vào sai lầm. Dưới đây là 6 lưu ý quan trọng cho người đi lễ chùa.
Bài viết🞄 14/3/2025
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về Tứ diệu đế cũng như phương pháp để thoát khỏi mọi khổ đau, được an lành, hạnh phúc.
Bài viết 🞄 14/3/2025
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về Tứ diệu đế cũng như phương pháp để thoát khỏi mọi khổ đau, được an lành, hạnh phúc.
Bài viết🞄 13/3/2025
Niết bàn không phải một cõi giới hay trú xứ, mà là trạng thái tâm của chúng ta khi đã diệt hết các phiền não. Có bốn loại Niết bàn.
Bài viết 🞄 13/3/2025
Niết bàn không phải một cõi giới hay trú xứ, mà là trạng thái tâm của chúng ta khi đã diệt hết các phiền não. Có bốn loại Niết bàn.
Bài viết🞄 08/3/2025
Ông vì 1 lần vứt bỏ con mà kiếp sau bị bỏ rơi 7 lần; nhưng nhờ phước thiện tích lũy mà thoát chết 7 lần, sau đó đã được cuộc sống hạnh phúc.
Bài viết 🞄 08/3/2025
Ông vì 1 lần vứt bỏ con mà kiếp sau bị bỏ rơi 7 lần; nhưng nhờ phước thiện tích lũy mà thoát chết 7 lần, sau đó đã được cuộc sống hạnh phúc.
Bài viết🞄 08/3/2025
Xuất gia gồm có ba ý nghĩa là: xuất thế tục gia, xuất tam giới gia, xuất phiền não gia. Người có chí nguyện xuất gia phải đáp ứng những điều kiện nhất định.
Bài viết 🞄 08/3/2025
Xuất gia gồm có ba ý nghĩa là: xuất thế tục gia, xuất tam giới gia, xuất phiền não gia. Người có chí nguyện xuất gia phải đáp ứng những điều kiện nhất định.
Bài viết🞄 07/3/2025
Dưới đây là những lời chúc 8/3 hay, ý nghĩa để gửi gắm yêu thương, mang đến an lành qua những tấm thiệp, tin nhắn hay mạng xã hội,...
Bài viết 🞄 07/3/2025
Dưới đây là những lời chúc 8/3 hay, ý nghĩa để gửi gắm yêu thương, mang đến an lành qua những tấm thiệp, tin nhắn hay mạng xã hội,...
Bài viết🞄 07/3/2025
Đức Phật đã truyền dạy bài kinh Tam Bảo đến cho chúng Tăng và Phật tử tụng đọc. Bài kinh có tính chất hộ trì, bảo hộ, cầu an cho bản thân, gia đình và quốc gia,...
Bài viết 🞄 07/3/2025
Đức Phật đã truyền dạy bài kinh Tam Bảo đến cho chúng Tăng và Phật tử tụng đọc. Bài kinh có tính chất hộ trì, bảo hộ, cầu an cho bản thân, gia đình và quốc gia,...