trực tuyến
Sám hối chuyển hóa | Ngày 10/10/Giáp Thìn | Chùa Ba Vàng

Thứ Bảy, 23/11/2024

tức 23/10 Giáp Thìn

Câu chuyện về Thầy Thích Trúc Thái Minh - người hoằng dương Phật Pháp

04/4/2020

Những bài học thân giáo, khẩu giáo trên Sư Phụ là nguồn động lực quý báu tiếp thêm nguồn động lực để sống với trái tim rộng mở và tình yêu thương rộng lớn.

04/4/2020

-
aa
+

“Từ bé Thầy đã có cảm mến với Phật Pháp rồi. Khi Thầy tìm hiểu và thấy được Phật Pháp vô cùng cao quý thì Thầy phát sinh tâm nguyện muốn đưa Phật Pháp đến với tất cả mọi người. Đó là điều mà sau này thôi thúc khiến Thầy trọn vẹn dấn thân trên con đường đạo Pháp” - Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh.

Thầy Thích Trúc Thái Minh - Trụ trì chùa Ba Vàng

Thầy Thích Trúc Thái Minh - Trụ trì chùa Ba Vàng

Khi biết được sự thâm sâu của Phật Pháp, sự an lạc, hạnh phúc khi thực hành giáo Pháp của Phật, Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh luôn mong mỏi mang Phật Pháp đến với nhiều người, để ai ai cũng được hạnh phúc chân thật. Biết rằng sự nghiệp tu hành đầy gian truân, chướng ngại của Sư Phụ sẽ là nguồn động lực lớn để nhiều người biết vươn lên sống hướng thiện; Ban biên tập chùa Ba Vàng xin gửi đến quý bạn đọc bài viết về những câu chuyện của Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh.

Thời niên thiếu bên cha mẹ của Thầy Thích Trúc Thái Minh

Thầy Thích Trúc Thái Minh - Trụ trì chùa Ba Vàng tên thật là Vũ Minh Hiếu. Thầy sinh ngày 03/3/1967, tại làng Sen, thôn Ngọc Quan, xã Lâm Thao, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. Thầy là người con trai thứ 05 trong gia đình có 07 anh chị em. Được sống trong gia đình gia giáo, nề nếp, có truyền thống theo đạo Phật nên từ bé chàng trai Vũ Minh Hiếu đã biểu lộ là người thông minh, hiếu học và có lòng hiếu thảo đặc biệt.

Chị em trong gia đình cùng Thầy Thích Trúc Thái Minh đi thăm Bảo Tàng Hồ Chí Minh trước khi Thầy đi tu

Chị em trong gia đình cùng Thầy Thích Trúc Thái Minh đi thăm Bảo Tàng Hồ Chí Minh trước khi Thầy đi tu

Xúc động với lời phát nguyện báo đền công ơn cha mẹ

Vào năm cậu bé Vũ Minh Hiếu lên 07 tuổi, cậu được bà nội cho xem cuốn Sự tích Chúa Ba chùa Hương. Trong đó có đoạn Chúa Ba về động Hương Tích tu hành đắc đạo. Lúc này, cha là vua Trang Vương bị quả báo, lâm bệnh trọng. Chúa Ba đã phát nguyện móc mắt, cắt tay gửi về cứu sống được cha. Xúc động trước tấm lòng đại hiếu của chúa Ba, cậu bé Vũ Minh Hiếu cũng thương tưởng đến cha mẹ của mình. Sợ rằng mai này cha mẹ lâm trọng bệnh vô phương cứu chữa nên cậu đã phát nguyện: “Nếu bố mẹ có bệnh nặng cần đến con, phải lấy mắt, lấy tay, thì con cũng sẵn sàng móc mắt chặt tay, dâng lên cúng cha mẹ làm thuốc”.

Tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân và về làm giảng viên tại trường

Cậu bé Vũ Minh Hiếu cứ thế lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ cùng anh chị em. Vốn thông minh, ham học nên cậu bé Vũ Minh Hiếu được tuyển vào các lớp chọn của trường, của huyện và của tỉnh. Khi lên cấp 3, cậu được tuyển vào lớp chuyên Toán của tỉnh Hải Dương. Đây cũng là những năm tháng đầu tiên cậu sống xa nhà, xa cha mẹ, xa anh chị em.
Kết thúc năm tháng học cấp 3, chàng trai Vũ Minh Hiếu thi đỗ vào trường Đại học Kinh tế Quốc dân, là sinh viên thuộc khóa 26 của trường. Trong quá trình học tập, cậu luôn là sinh viên xuất sắc nên sau khi ra trường cậu được nhận lại làm giảng viên tại trường. Công tác tại đây 05 năm, cậu được chuyển sang Viện Nghiên cứu Chế tạo máy thuộc Bộ Công nghiệp.

Thầy Thích Trúc Thái Minh giác ngộ Phật Pháp, phát tâm xuất gia cầu thành Phật đạo

Cuộc sống cứ thế êm đềm trôi qua, ngưỡng tưởng người thanh niên ấy sẽ theo đuổi con đường công danh sự nghiệp như bao người. Nhưng có lẽ những nhân duyên Bồ Đề từ nhiều đời, nhiều kiếp đã khiến cho cậu được kết thiện duyên với Phật Pháp.

Nhận diện lẽ vô thường trước cái chết của người chị họ

Khi còn ở tại gia, Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh có một người chị họ tên là Thanh. Chị Thanh có một người con trai. Hai mẹ con sống côi cút trong căn nhà vốn chẳng đầy đủ gì của những năm tháng khó khăn của thế kỷ trước. Vốn có tình thương người, đậm lòng trắc ẩn, chàng thanh niên luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến gia đình chị Thanh. Một lần về thăm quê, chàng trai Vũ Minh Hiếu bất ngờ nghe tin chị Thanh mới mất. Khi ấy, cậu bàng hoàng, hoảng hốt, chân tay rụng rời xúc động. Cậu vội về nhà rồi chạy ngay lên nghĩa trang thăm mộ người chị. Trước khung cảnh hoang vu, đìu hiu nơi nghĩa địa; cộng với khung cảnh hoàng hôn chiều làng quê heo hắt, bao nhiêu xúc cảm hiện về trong tâm trí chàng trai trẻ. Đối trước nấm mộ mới lấp còn vương mùi khói, bao tham vọng về công danh, địa vị vốn đang rực cháy trong lòng chàng trai trẻ đều sụp xuống.
Bao câu hỏi về sống, về chết hiện lên trong đầu chàng trai trẻ. Cậu tự nghĩ: “Chẳng nhẽ sống chỉ để rồi tranh giành, thế rồi cuối cùng chấm hết bằng nấm mồ thế này? Sống để làm gì? Chết là thế nào?”

“Nếu chết mà còn thì mình là cái gì? Mình ở đâu? Như thế nào? Mà chết là hết, thành đống đất vô tri, vô giác thì cuộc đời thật vô nghĩa”.

Kết thúc ngày nghỉ, cậu tạm biệt cha mẹ, trở lại trường nhưng lại không thể tập trung vào công việc. Bao câu hỏi trăn trở về lẽ sống, sự chết của đời người cứ luẩn quẩn loanh quanh trong đầu người thanh niên. Lúc ấy, chỉ cần nằm xuống là hình ảnh mình phải chết, mình bị vùi sâu dưới lòng đất cứ hiển hiện lên trong đầu mà cậu không thể lý giải.

Giải đáp mọi thắc mắc trong giáo Pháp của Đức Phật

Vốn rất yêu thích bộ môn triết học, nhưng trước cái chết của người chị gái, chàng thanh niên Vũ Minh Hiếu lại không thể tìm câu trả lời cho mình. Xin nghỉ việc ở trường một tuần với mong muốn giải tỏa được tâm lý, nhưng những câu hỏi về kiếp sống con người vẫn cứ ám ảnh cậu. Từ trường Kinh tế Quốc dân, chàng trai trẻ đạp xe lên chùa Quán Sứ để mong sao tìm lời giải đáp qua giáo lý kinh điển của đạo Phật. Giữa bạt ngàn kinh sách Phật giáo, chàng thanh niên lấy đúng quyển kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải. Như được giải tỏa mọi thắc mắc trong tâm trí, chàng trai trẻ hạnh phúc tràn ngập. Cậu nghiền ngẫm, nâng niu đọc hết bộ Thủ Lăng Nghiêm giảng giải. Chàng thanh niên hạnh phúc thốt lên: “Đây rồi con đường mình phải đi đây rồi, chân lý là đây!”
Sau đó, cậu dành nhiều thời gian để nghiên cứu, tìm hiểu về Phật Pháp. Vậy là mọi thắc mắc của cậu về sự sống, cái chết, ý nghĩa giá trị cuộc đời đã được Đức Phật giải đáp. Cũng từ đó cậu bắt đầu lập bàn thờ Phật, tu tập tại gia. Sau đó một thời gian, cậu và một số người bạn đã thành lập đạo tràng Trúc Lâm Quán Sứ để tu tập, sách tấn nhau tiến bộ.
Một lần, đến thăm nhà người bạn, chàng thanh niên Vũ Minh Hiếu đọc được bốn câu kệ:
“Muốn thấy thập phương tất cả Phật
Muốn ban vô tận công đức tạng
Muốn diệt chúng sinh tất cả khổ
Phải nên mau phát Bồ đề tâm”.

4 câu kệ trong kinh Hoa Nghiêm 

Khi đọc xong, toàn thân bàng hoàng, rúng động, chàng thanh niên trẻ biết mình chân thật muốn được phát tâm Bồ Đề, cũng muốn được thành Phật cứu độ chúng sinh. Được người bạn hướng dẫn tìm đọc cuốn khuyến phát Bồ Đề tâm, nên cậu lại một lần nữa đến chùa Quán Sứ để tìm hiểu.
Trước bạt ngàn kinh sách của thư viện, chàng thanh niên vô tình cầm trên tay cuốn sách được bọc bìa kín. Khi mở ra mới phát hiện là cuốn “Khuyến phát bồ đề tâm văn” của ngài Thật Hiền Đại Sư. Từng câu từng lời được chàng trai trân trọng đọc và nghiền ngẫm. Sau khi đọc xong, chàng thanh niên quyết định phải tìm một vị Thầy để chứng minh cho mình được phát tâm Bồ Đề.

>>> Nhân duyên phát Bồ Đề Tâm của Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh

Lời phát nguyện Bồ Đề rúng động châu thân

Sau khi tìm được vị Thầy chứng minh là Hòa thượng Thích Thanh Từ - Viện chủ Thiền viện Trúc Lâm. Ngày 19/6/Mậu Dần (nhằm ngày 01/8/1998), chàng thanh niên cùng với nhóm bạn lên tàu vào Đà Lạt phát tâm Bồ Đề.

Thầy Thích Trúc Thái Minh cùng với nhóm bạn lên tàu vào Đà Lạt phát tâm Bồ Đề

Thầy Thích Trúc Thái Minh cùng với nhóm bạn lên tàu vào Đà Lạt phát tâm Bồ Đề

Có một sự kiện đặc biệt xảy ra trước ngày cậu bước lên tàu vào Nam. Chàng thanh niên Vũ Minh Hiếu đối trước bàn thờ Phật, bộc bạch: “Bạch Phật, đợt này con thật lòng muốn phát tâm Bồ Đề, con thật tâm muốn dâng hiến cuộc đời con cho Phật, xin Phật chứng cho”.
Để chứng minh lòng chân thật, chàng trai lấy mấy nén hương đang rực đỏ ấn mạnh lên ngực. Lần thứ nhất, khi hương vừa đưa đến ngực, như một phản xạ tự nhiên, tay cầm hương bất giác bật ra.
Sau khi trấn tĩnh tâm lý, tự hỏi bản thân: “Mình đã nguyện xả thân cho Phật tại sao lại sợ?” Lúc ấy, chàng thanh niên cầm nắm hương lên, ấn thật mạnh vào ngực.
Một tiếng xèo vang lên. Như quy luật tự nhiên, da thịt trên ngực cậu cháy xém khi bị nắm hương ấn vào. Nhưng cũng chính giây phút cậu vượt qua được ngã chấp của bản thân thì cảm giác toàn thân như phát ra một niềm hỷ lạc vô bờ, niềm hạnh phúc tràn đầy trong tâm chàng thanh niên trẻ.

Lên đường vào Thiền viện, tại đây chàng thanh niên đã phát những lời nguyện:
Điều thứ nhất: Quyết chí tu hành cần cầu Phật Pháp. Dù Phật đạo lâu xa cũng không nhàm mỏi. Dù Phật quả khó thành cũng không nản chí. Tinh tấn tu hành tất cả các Pháp cho đến khi giác ngộ viên mãn, thành Phật.
Điều thứ hai: Chúng sinh dù nhiều cũng không nản chí, dẫu khó độ cũng chẳng sờn lòng, quyết đem ánh sáng Phật Pháp, phổ độ khắp tất cả quần sinh cho đồng thành Phật đạo.
Điều thứ ba: Hộ trì chính Pháp, giữ gìn ngôi Tam Bảo thường còn mãi ở thế gian không tiếc thân mạng.
Điều thứ bốn: Luôn luôn giữ gìn tâm Bồ Đề kiên cố, không để quên mất, dù phải trải qua nhiều khó khăn chướng ngại, chúng con cũng quyết không thoái chuyển.
Điều thứ năm: Nguyện tu học theo mười hạnh nguyện của Đức Phổ Hiền Bồ Tát.
- Một là kính lễ chư Phật
- Hai là xưng tán Như Lai
- Ba là rộng tu cúng dường
- Bốn là sám hối nghiệp chướng
- Năm là tùy hỷ công đức
- Sáu là thỉnh Phật chuyển Pháp luân
- Bảy là thỉnh Phật trụ thế
- Tám là thường theo học Phật
- Chín là hằng thuận chúng sinh
- Mười là hồi hướng khắp tất cả.

“Nếu muốn đi tu thì anh giết tôi đi..đi…”

Sau buổi lễ phát tâm Bồ Đề, chàng thanh niên Vũ Minh Hiếu biết chắc mình sẽ trở thành một vị tu sĩ Phật giáo. Nhưng vốn lớn lên trong gia đình gia giáo, lại là người con được cha mẹ hết mực quan tâm, tạo điều kiện học tập. Là giảng viên Đại học Kinh tế Quốc dân, rồi chuyển sang Viện Nghiên cứu Chế tạo máy thuộc Bộ Công nghiệp. Trước một tương lai rạng rỡ, chàng thanh niên Vũ Minh Hiếu được cha mẹ hết sức tin tưởng và đặt niềm tin. Thật khó để cậu có thể ra đi thực hiện chí nguyện một cách dễ dàng. Khi ấy, cậu phải đối mặt với ba trở ngại vô cùng khó khăn. Cản trở thứ nhất là phía cha mẹ, thứ hai là phía người yêu và cuối cùng là tại cơ quan làm việc. “Nếu anh muốn đi tu thì anh giết tôi đi..đi...” đó là câu nói của mẹ chàng trai khi biết tin con mình muốn đi xuất gia. Buồn khổ, tuyệt vọng, bất lực vô cùng, bà khóc ròng từ ngày này sang ngày khác bởi không muốn mất đi một người con trai hết sức yêu quý.

Với ý chí quyết tâm xuất gia cầu đạo, Thầy Thích Trúc Thái Minh đã thuyết phục cha mẹ cho đi xuất gia

Với ý chí quyết tâm xuất gia cầu đạo, Thầy Thích Trúc Thái Minh đã thuyết phục cha mẹ cho đi xuất gia

Nhưng với ý chí quyết tâm xuất gia cầu đạo, chàng trai Vũ Minh Hiếu đã dùng mọi cách để thuyết phục cha mẹ cho đi xuất gia. Khi thấy chí nguyện của con quá kiên cố, trời không chịu đất thì đất đành chịu trời, cuối cùng cha mẹ của chàng trai bắt buộc phải chấp nhận ký bút vào đơn xin xuất gia. Để tạ công ơn cha mẹ, chàng trai thỉnh cha mẹ lên cao để được đảnh lễ trước khi xuất gia. Lúc ấy, ngoài trời đổ cơn mưa, còn trong nhà thì ai cũng khóc nghẹn ngào vì xúc động.

Xuất gia theo dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử

Sau khi được cha mẹ đồng ý cho xuất gia, chàng trai Vũ Minh Hiếu sắp xếp công việc tại cơ quan và đi tập sự xuất gia tại chùa Phúc Đức (Hà Tây cũ). Tại đây, người thanh niên có khoảng hơn tháng tập sống cuộc đời của một tu sĩ Phật giáo.
Ngày 15/7/Kỷ Mão, đúng một năm sau ngày phát tâm Bồ Đề, chàng trai Vũ Minh Hiếu lên tàu vào Nam xuống tóc, thế phát xuất gia tại Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt. Hòa thượng Ân Sư Thượng Thanh Hạ Từ đã đặt Pháp danh cho cậu là Thích Trúc Thái Minh. Thích là lấy theo dòng họ của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni; Trúc là lấy theo thiền phái Trúc Lâm Yên Tử của Vua Trần Nhân Tông; Thái là to lớn, là bao trùm; Minh là sáng suốt lớn rộng.

Lễ phát tâm Bồ Đề của Thầy Thích Trúc Thái Minh 

Lễ phát tâm Bồ Đề của Thầy Thích Trúc Thái Minh 

Thầy Thích Trúc Thái Minh xuất gia theo Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử

Thầy Thích Trúc Thái Minh xuất gia theo Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử

Năm 2002, Sư Phụ được Hòa thượng cử ra Bắc để góp sức xây dựng Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử. Tại đây, Sư Phụ được giao làm Trưởng ban Tri Khách - nơi đón tiếp du khách, Phật tử khi đến chùa.
Đến năm 2007, Sư Phụ được nhân dân địa phương thỉnh về làm Trụ trì chùa Ba Vàng cho đến ngày nay.

Hành trình hoằng dương Phật Pháp - phổ độ chúng sinh đầy gian khổ của Thầy Thích Trúc Thái Minh

Ngày Thầy về nhận Trụ trì chùa Ba Vàng, khi ấy chùa chỉ là một gian nhà cấp bốn ở trên núi cao. Nơi đây, không có điện, không có nước, đường lên chùa chỉ là con đường mòn gập ghềnh khúc khuỷu, cuộc sống vô cùng khó khăn, vất vả. Cơm ăn với lạc rang muối, thức ăn ngày có ngày không, thiếu thốn vô cùng. Có những ngày, chùa không còn gì ăn, mà bên dưới Thầy còn 8 đệ tử nhỏ, người lớn nhất là 16 tuổi, vẫn đang đi học. Sư Phụ nhìn đàn con bé nhỏ, ngậm ngùi động viên các con lên rừng hái sim ăn cho đỡ đói. Ngày tháng trôi qua, dù chỉ với hai bàn tay trắng, nhưng với tâm nguyện mang ánh sáng Phật Pháp phổ độ khắp quần sinh, Sư Phụ đã bỏ lại niềm hạnh phúc riêng tư, vượt qua mọi khó khăn để làm lợi cho đời.

>>> Xúc động những câu chuyện chưa từng được kể về những ngày đầu Thầy Trụ trì về chùa Ba Vàng

Con đường đi từ dưới núi lên chùa Ba Vàng những ngày đầu Thầy nhận chùa

Bên mái hiên chùa bóng đèn dầu hắt hiu, hàng đêm bóng vị sư trẻ vẫn miệt mài nghiên cứu kinh sách, tìm cầu chân lý trong biển Phật Pháp.
Năm 2011, được sự đồng ý của chính quyền địa phương và sự đóng góp của Phật tử khắp nơi; Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh cùng chư Tăng và các Phật tử bắt tay vào tu bổ, xây dựng ngôi tùng lâm Ba Vàng cho hàng ngàn Phật tử về chùa tu học như ngày nay.

Ngôi chùa cũ đã trở thành ngôi tùng lâm Ba Vàng cho hàng ngàn Phật tử về chùa tu học như ngày nay

Hành trình tu tập và hoằng dương Phật Pháp của Sư Phụ trải qua muôn vàn khó khăn vất vả, nhưng với chí nguyện của bậc tu hành chân thật, Sư Phụ vẫn luôn động viên: “Nhẫn nhục là đệ nhất đạo. Đây là một thắng duyên để cho Tăng Ni và Phật tử thực hành Pháp để thành tựu Đạo.”

Trong những năm qua, với năng lực tu tập chân thật, chư Tăng chùa Ba Vàng đã khơi gợi niềm tin, sự kính quý của hàng ngàn Phật tử. Cũng từ đó mà Phật tử đã tìm hiểu và biết đến chính Pháp của Phật rất nhiều.
Sư Phụ cũng mong mỏi mang Phật Pháp đến với giới trẻ, để ai ai cũng được thấm nhuần Phật Pháp. Hàng năm, chùa tổ chức các Khóa tu mùa hè với sự tham gia của hàng ngàn bạn trẻ trên khắp mọi miền Tổ quốc. Hàng tháng, cũng có các khóa tu sinh viên với mục đích tạo môi trường tìm hiểu Phật Pháp cho các bạn học sinh, sinh trên khắp các tỉnh miền Bắc.

Hàng năm chùa Ba Vàng đều tổ chức Khóa tu mùa hè, thu hút hàng ngàn các bạn trẻ về tham dự

Từ tâm nguyện độ sinh của Sư Phụ mà giờ đây chùa Ba Vàng đã trở thành ngôi nhà chung, một chốn tùng lâm, là điểm tựa tâm linh của rất nhiều người.
Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh cả một đời hy sinh vì đạo Pháp, vì chúng sinh để mong cầu mang lại hạnh phúc cho chúng sinh.

Thầy Thích Trúc Thái Minh truyền trao những lời Pháp nhũ cho hàng nghìn sinh viên thuộc các trường Đại học phía Bắc

Thầy Thích Trúc Thái Minh truyền trao những lời Pháp nhũ cho hàng nghìn sinh viên thuộc các trường Đại học phía Bắc

Cuộc đời sự nghiệp tu hành của Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh sẽ là bài học quý báu cho hàng đệ tử Phật chúng ta. Những bài học thân giáo, khẩu giáo trên Sư Phụ là nguồn động lực quý báu tiếp thêm cho chúng ta nguồn động lực để sống với trái tim rộng mở với tình yêu thương rộng lớn.

Xem thêm

Những phong tục tập quán ngày Tết - Lưu ý quan trọng để năm mới an lành

Bài viết🞄 15/11/2024

Trong dân gian Việt Nam lưu truyền rất nhiều phong tục ngày Tết Nguyên đán. Tùy theo vùng miền Bắc - Trung - Nam sẽ có những phong tục tập quán khác nhau.

Bài viết 🞄 15/11/2024

Trong dân gian Việt Nam lưu truyền rất nhiều phong tục ngày Tết Nguyên đán. Tùy theo vùng miền Bắc - Trung - Nam sẽ có những phong tục tập quán khác nhau.

Tăng Ni, Phật tử chùa Ba Vàng tích cực ủng hộ tiền, nhu yếu phẩm thiết yếu, hỗ trợ người dân tái thiết sau bão Yagi

Bài viết🞄 23/10/2024

Chùa Ba Vàng mong muốn được chung tay góp sức cùng các tổ chức, đoàn thể, chính quyền các cấp để giúp bà con khắc phục hậu quả bão Yagi để lại...

Bài viết 🞄 23/10/2024

Chùa Ba Vàng mong muốn được chung tay góp sức cùng các tổ chức, đoàn thể, chính quyền các cấp để giúp bà con khắc phục hậu quả bão Yagi để lại...

Giàu - nghèo: Cách để có tài sản theo lời Phật dạy

Bài viết🞄 21/10/2024

Bài kinh “Nhân duyên của giàu nghèo” sẽ lý giải tại sao lại có kẻ giàu, người nghèo. Đồng thời, chỉ ra cách để có được tài sản dựa theo quan điểm đạo Phật.

Bài viết 🞄 21/10/2024

Bài kinh “Nhân duyên của giàu nghèo” sẽ lý giải tại sao lại có kẻ giàu, người nghèo. Đồng thời, chỉ ra cách để có được tài sản dựa theo quan điểm đạo Phật.

11 điều giúp phụ nữ đẹp cả ngoại hình lẫn tâm hồn, sống an lạc hạnh phúc

Bài viết🞄 20/10/2024

Áp dụng 11 điều theo lời Phật dạy sẽ giúp phụ nữ trở nên đẹp từ tướng mạo đến tâm hồn, được yêu mến và đón nhận nhiều điều tốt lành trong đời này và đời sau.

Bài viết 🞄 20/10/2024

Áp dụng 11 điều theo lời Phật dạy sẽ giúp phụ nữ trở nên đẹp từ tướng mạo đến tâm hồn, được yêu mến và đón nhận nhiều điều tốt lành trong đời này và đời sau.

Quan điểm tích lũy tài sản của người đệ tử Phật

Bài viết🞄 07/10/2024

Trong bài kinh Làm giàu, Đức Phật khuyến khích người đệ tử tại gia phải bằng sự nỗ lực tinh tấn, sử dụng trí tuệ và sức lực của bản thân để làm ra tài sản một cách hợp pháp.

Bài viết 🞄 07/10/2024

Trong bài kinh Làm giàu, Đức Phật khuyến khích người đệ tử tại gia phải bằng sự nỗ lực tinh tấn, sử dụng trí tuệ và sức lực của bản thân để làm ra tài sản một cách hợp pháp.

Nhân duyên đặc biệt giữa Tổ Sư khai sơn và Thầy trụ trì chùa Ba Vàng

Bài viết🞄 23/9/2024

Tổ Sư Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác là người đã có công tiếp nối các bậc Long Tượng khai sơn ngôi chùa Ba Vàng. Hơn 300 năm sau, Thầy Thích Trúc Thái Minh là người đã kế nghiệp chư Tổ khai sơn, gây dựng ngôi già lam Ba Vàng.

Bài viết 🞄 23/9/2024

Tổ Sư Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác là người đã có công tiếp nối các bậc Long Tượng khai sơn ngôi chùa Ba Vàng. Hơn 300 năm sau, Thầy Thích Trúc Thái Minh là người đã kế nghiệp chư Tổ khai sơn, gây dựng ngôi già lam Ba Vàng.

Tổng hợp những lời chúc Vu Lan chạm đến trái tim dành tặng cha mẹ

Tin tức🞄 19/8/2024

Ngoài những món quà thì đừng quên dành những lời chúc hay và ý nghĩa nhất gửi tặng tới cha mẹ.

Tin tức 🞄 19/8/2024

Ngoài những món quà thì đừng quên dành những lời chúc hay và ý nghĩa nhất gửi tặng tới cha mẹ.

Top các bài hát vu lan báo hiếu khiến bạn xúc động khi nhớ về cha mẹ

Bài viết🞄 19/8/2024

Dưới đây là các bản nhạc Vu Lan với giai điệu xúc động, lời bài hát dễ nghe, dễ thuộc, gợi nhớ về ân nghĩa và những lo toan, vất vả của mẹ cha.

Bài viết 🞄 19/8/2024

Dưới đây là các bản nhạc Vu Lan với giai điệu xúc động, lời bài hát dễ nghe, dễ thuộc, gợi nhớ về ân nghĩa và những lo toan, vất vả của mẹ cha.

Lý giải về tháng cô hồn: Điều kiêng kỵ tháng cô hồn có đúng không?

Bài viết🞄 16/8/2024

Những điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn là không đúng. Sở dĩ có những kiêng kỵ là do dân gian quan niệm tháng cô hồn là tháng xá tội vong nhân

Bài viết 🞄 16/8/2024

Những điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn là không đúng. Sở dĩ có những kiêng kỵ là do dân gian quan niệm tháng cô hồn là tháng xá tội vong nhân

Cách cúng Rằm tháng 7 - Cúng thế nào để mang lại bình an cho gia chủ?

Bài viết🞄 16/8/2024

Cúng Rằm tháng 7 từ lâu đã trở thành truyền thống của mỗi gia đình Việt, là dịp để con cháu bày tỏ lòng hiếu kính, tri ân đến ông bà, tổ tiên...

Bài viết 🞄 16/8/2024

Cúng Rằm tháng 7 từ lâu đã trở thành truyền thống của mỗi gia đình Việt, là dịp để con cháu bày tỏ lòng hiếu kính, tri ân đến ông bà, tổ tiên...

Vu Lan báo hiếu: Cơ hội tạo phước lớn để thực hành báo hiếu cha mẹ

Bài viết🞄 16/8/2024

Lễ Vu Lan báo hiếu có nguồn gốc từ đạo Phật. Đây là cơ hội quý báu để những người con được thực hành tâm tri ân và đền ân đối với cha mẹ của mình.

Bài viết 🞄 16/8/2024

Lễ Vu Lan báo hiếu có nguồn gốc từ đạo Phật. Đây là cơ hội quý báu để những người con được thực hành tâm tri ân và đền ân đối với cha mẹ của mình.

Phật dạy khi bị người khác nói xấu - Cách ứng xử để tránh tổn thương

Bài viết🞄 17/7/2024

Cho nên, chúng ta không thể cấm những người xung quanh nói xấu sau lưng, hay đưa ra những quan điểm cá nhân của mình.

Bài viết 🞄 17/7/2024

Cho nên, chúng ta không thể cấm những người xung quanh nói xấu sau lưng, hay đưa ra những quan điểm cá nhân của mình.

Tính kiên nhẫn là gì? 03 cách ứng dụng Phật Pháp để kiên nhẫn hơn

Tin tức🞄 06/7/2024

Tính kiên nhẫn có được là do chúng ta phải tự rèn luyện. Dưới đây là 03 cách để chúng ta có thể rèn luyện bản thân kiên nhẫn hơn.

Tin tức 🞄 06/7/2024

Tính kiên nhẫn có được là do chúng ta phải tự rèn luyện. Dưới đây là 03 cách để chúng ta có thể rèn luyện bản thân kiên nhẫn hơn.

Công đức tu Bát quan trai - Được phước báu, nhiều đời sống hạnh phúc

Bài viết🞄 23/6/2024

Tu tập Bát quan trai giới sẽ sinh ra nhiều công đức phúc báu cho những ai thực tập trì giới. Đặc biệt, công đức tu Bát quan trai còn giúp chúng ta chuyển hóa khổ đau ngay trong hiện tại.

Bài viết 🞄 23/6/2024

Tu tập Bát quan trai giới sẽ sinh ra nhiều công đức phúc báu cho những ai thực tập trì giới. Đặc biệt, công đức tu Bát quan trai còn giúp chúng ta chuyển hóa khổ đau ngay trong hiện tại.

Đạo lý vợ chồng - 10 điều nên làm để gia đình được hạnh phúc bền lâu

Bài viết🞄 22/6/2024

Hiện nay, nhiều cặp vợ chồng đang phải đối mặt với những bất hòa, xung đột,... do chưa hiểu nhau và thiếu tôn trọng đạo lý vợ chồng. Những mâu thuẫn khiến họ đau khổ, mệt mỏi, thậm chí gia đình tan vỡ.

Bài viết 🞄 22/6/2024

Hiện nay, nhiều cặp vợ chồng đang phải đối mặt với những bất hòa, xung đột,... do chưa hiểu nhau và thiếu tôn trọng đạo lý vợ chồng. Những mâu thuẫn khiến họ đau khổ, mệt mỏi, thậm chí gia đình tan vỡ.

Ý nghĩa Tết Đoan Ngọ không phải ai cũng biết - Tết Đoan Ngọ nên làm gì?

Bài viết🞄 09/6/2024

Trong cụm từ “Tết Đoan Ngọ” thì “Đoan” là đầu mối, “Ngọ” là giờ ngọ. Như vậy theo quan niệm dân gian, Tết Đoan Ngọ có thể nghĩa là ăn Tết vào giờ ngọ

Bài viết 🞄 09/6/2024

Trong cụm từ “Tết Đoan Ngọ” thì “Đoan” là đầu mối, “Ngọ” là giờ ngọ. Như vậy theo quan niệm dân gian, Tết Đoan Ngọ có thể nghĩa là ăn Tết vào giờ ngọ

Tết Đoan Ngọ cúng gì? Bài cúng Tết Đoan ngọ và hướng dẫn cách bày lễ

Bài viết🞄 09/6/2024

Để mâm cúng Tết Đoan Ngọ được đầy đủ và mang lại nhiều lợi ích, chúng ta nên chuẩn bị 3 lễ: Cúng Phật: Sắm đủ hoặc sắm tùy duyên các loại:...

Bài viết 🞄 09/6/2024

Để mâm cúng Tết Đoan Ngọ được đầy đủ và mang lại nhiều lợi ích, chúng ta nên chuẩn bị 3 lễ: Cúng Phật: Sắm đủ hoặc sắm tùy duyên các loại:...

5 phương pháp cai nghiện game hiệu quả: Ứng dụng Phật Pháp để thay đổi

Bài viết🞄 28/5/2024

Nghiện game đang là vấn nạn đáng lo ngại trong xã hội hiện nay. Người chơi game ngồi trong nhiều giờ, không ăn, không ngủ...ảnh hưởng đến sức khỏe...

Bài viết 🞄 28/5/2024

Nghiện game đang là vấn nạn đáng lo ngại trong xã hội hiện nay. Người chơi game ngồi trong nhiều giờ, không ăn, không ngủ...ảnh hưởng đến sức khỏe...

Nhận biết về những giấc mơ điềm báo - Cách để có giấc ngủ an lành

Bài viết🞄 26/5/2024

Chúng ta thường chỉ giải mã giấc mơ thông qua kinh nghiệm và chỉ biết được một chút. Chúng ta cũng không có tiêu chuẩn để khẳng định giấc mơ báo điềm gì...

Bài viết 🞄 26/5/2024

Chúng ta thường chỉ giải mã giấc mơ thông qua kinh nghiệm và chỉ biết được một chút. Chúng ta cũng không có tiêu chuẩn để khẳng định giấc mơ báo điềm gì...