Mục Lục [Ẩn]
Rằm tháng 7 được biết đến là ngày cháu con báo hiếu, đền đáp ân nghĩa sâu dày của cha mẹ, ông bà, tiên tổ. Đây là truyền thống văn hóa đã khắc sâu trong tâm thức của bao thế hệ con Rồng cháu Tiên. Bên cạnh đó, Rằm tháng 7 cũng được gọi là ngày chư Tăng tự tứ, ngày lễ Vu Lan, ngày Xá tội vong nhân. Vậy ý nghĩa của các tên gọi này là gì? Xin mời quý Phật tử và các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
1. Rằm tháng 7 là ngày kết thúc 3 tháng an cư kiết hạ
Thời Đức Phật còn tại thế, tại Ấn Độ vào ba tháng mùa mưa, các loài côn trùng bò ra ngoài nhiều. Chư Tăng đi lại hay khi khất thực có thể giẫm đạp chết côn trùng khiến tổn hại lòng từ bi. Cho nên, Đức Phật đã chế ra điều luật trong ba tháng này, chư Tăng tập trung ở một nơi để cùng nhau tu tập, trau dồi giới đức; từ đó thúc liễm thân tâm, tăng trưởng đạo hạnh. Ở nước ta, mùa an cư kiết hạ thường bắt đầu từ Rằm tháng 4 và kết thúc vào Rằm tháng 7. Kết thúc ba tháng an cư, đến ngày Rằm tháng 7 thì chư Tăng sẽ tụ hội về một nơi làm lễ tự tứ để giải hạ.
Ngày tự tứ được gọi là ngày Chư Phật hoan hỷ. Bởi sau ba tháng tu học, rèn luyện, thúc liễm thân tâm, chư Tăng kiểm điểm giới đức, chỉ lỗi, soi sáng cho nhau để tiến bộ hơn. Và cũng vào ngày này, nếu ai cúng dường Tăng chúng sẽ được nhiều phước báu.
2. Ngày lễ Vu Lan báo hiếu - Rằm tháng 7
Rằm tháng 7 gọi là ngày lễ Vu Lan báo hiếu, được xuất phát từ câu chuyện Tôn giả Mục Kiền Liên cứu mẹ là bà Thanh Đề. Khi còn sống, bà Thanh Đề không có lòng tin kính Tam Bảo, keo rít bỏn xẻn, lại thường xúc phạm và làm nhục chúng Tăng. Khi mẹ mất, vì thương xót mẹ nên Ngài đã dùng thiên nhãn soi khắp cõi người, cõi trời để tìm mẹ mà không thấy.
Cho đến khi Ngài thấy mẹ đang đọa là một ngạ quỷ, bụng to như cái trống mà cổ nhỏ như cái kim, chịu đói khát rất khổ sở. Vì thương xót mẹ, Tôn giả đi khất thực xin một bát cơm mang xuống dâng cho mẹ. Khi thấy bát cơm, bà Thanh Đề sợ chúng ngạ quỷ xung quanh cướp mất nên vội vàng lấy tay che bát cơm lại trực ăn một mình. Không thể ngờ, lập tức bát cơm biến thành than hồng và bà không thể ăn được. Dù rất thương mẹ nhưng Tôn giả Mục Kiền Liên cũng không thể cứu được bà Thanh Đề nên Ngài đã về bạch Phật xin lời chỉ dạy. Đức Phật có chỉ dạy Ngài rằng đến ngày chư Tăng tự tứ thì sắm sửa vật thực cúng dường tứ sự (thuốc men, ăn uống, y phục, chỗ nằm) đến chúng Tăng, thập phương Tăng. Và lấy phước báu đó cùng sự chú nguyện của chư Tăng hồi hướng cho mẹ thì mẹ sẽ hết tội và được sinh thiên. Vâng lời Đức Phật, vào ngày chư Tăng tự tứ Ngài Mục Kiền Liên đã thiết đại lễ cúng dường trai Tăng. Ngài cũng thỉnh chư Tăng chú nguyện hồi hướng công đức phúc báu cho mẹ. Nhờ đó, bà Thanh Đề cùng rất nhiều ngạ quỷ và tội nhân trong địa ngục đã được sinh thiên.
Nhờ tâm đại hiếu của Ngài Mục Kiền Liên mà hằng năm, mỗi mùa Vu Lan, chúng ta có cơ hội được thực hành hạnh hiếu với cha mẹ, ông bà, tổ tiên - những người có công sinh thành, dưỡng dục với mình.
3. Rằm tháng 7 là ngày Xá tội vong nhân
Không chỉ được biết đến là ngày chư Tăng tự tứ, ngày lễ Vu Lan, trong dân gian Rằm tháng 7 còn là ngày Xá tội vong nhân. “Xá” tức là hóa giải, tha tội , “vong nhân” là những người đã mất.
Trong kinh Vu Lan Bồn có kể rằng nhờ Mục Kiền Liên cúng dường lên Phật và chúng Tăng mà rất nhiều vong nhân trong địa ngục, ngạ quỷ được siêu sinh, tái sinh về thiên cung. Gọi Rằm tháng 7 là ngày lễ Vu Lan, ngày chư Tăng tự tứ, hay ngày Xá tội vong nhân đều đúng. Đây là ngày rất ý nghĩa, đề cao việc con cháu báo hiếu, đền ơn đáp nghĩa với những người đã mất. Trong ngày này, con cháu nên làm phúc, bố thí cúng dường Tam Bảo và hồi hướng phước báu đó đến cho tiên tổ, ông bà, cha mẹ, và các quyến thuộc đã quá vãng thì họ tăng thêm phước báu, có cơ duyên sinh lên những cảnh giới cao hơn.
Hy vọng qua bài viết này, quý Phật tử và bạn đọc sẽ hiểu được ý nghĩa của Rằm tháng 7. Chúc các Phật tử và gia đình đón Rằm tháng 7 với nhiều việc làm thiện lành, gieo được nhiều thiện nghiệp; từ đó tăng trưởng công đức, đem lại lợi ích cho bản thân và gia đình.
Hạnh Tâm Diệu
Bài viết🞄 15/11/2024
Trong dân gian Việt Nam lưu truyền rất nhiều phong tục ngày Tết Nguyên đán. Tùy theo vùng miền Bắc - Trung - Nam sẽ có những phong tục tập quán khác nhau.
Bài viết 🞄 15/11/2024
Trong dân gian Việt Nam lưu truyền rất nhiều phong tục ngày Tết Nguyên đán. Tùy theo vùng miền Bắc - Trung - Nam sẽ có những phong tục tập quán khác nhau.
Bài viết🞄 23/10/2024
Chùa Ba Vàng mong muốn được chung tay góp sức cùng các tổ chức, đoàn thể, chính quyền các cấp để giúp bà con khắc phục hậu quả bão Yagi để lại...
Bài viết 🞄 23/10/2024
Chùa Ba Vàng mong muốn được chung tay góp sức cùng các tổ chức, đoàn thể, chính quyền các cấp để giúp bà con khắc phục hậu quả bão Yagi để lại...
Bài viết🞄 21/10/2024
Bài kinh “Nhân duyên của giàu nghèo” sẽ lý giải tại sao lại có kẻ giàu, người nghèo. Đồng thời, chỉ ra cách để có được tài sản dựa theo quan điểm đạo Phật.
Bài viết 🞄 21/10/2024
Bài kinh “Nhân duyên của giàu nghèo” sẽ lý giải tại sao lại có kẻ giàu, người nghèo. Đồng thời, chỉ ra cách để có được tài sản dựa theo quan điểm đạo Phật.
Bài viết🞄 20/10/2024
Áp dụng 11 điều theo lời Phật dạy sẽ giúp phụ nữ trở nên đẹp từ tướng mạo đến tâm hồn, được yêu mến và đón nhận nhiều điều tốt lành trong đời này và đời sau.
Bài viết 🞄 20/10/2024
Áp dụng 11 điều theo lời Phật dạy sẽ giúp phụ nữ trở nên đẹp từ tướng mạo đến tâm hồn, được yêu mến và đón nhận nhiều điều tốt lành trong đời này và đời sau.
Bài viết🞄 07/10/2024
Trong bài kinh Làm giàu, Đức Phật khuyến khích người đệ tử tại gia phải bằng sự nỗ lực tinh tấn, sử dụng trí tuệ và sức lực của bản thân để làm ra tài sản một cách hợp pháp.
Bài viết 🞄 07/10/2024
Trong bài kinh Làm giàu, Đức Phật khuyến khích người đệ tử tại gia phải bằng sự nỗ lực tinh tấn, sử dụng trí tuệ và sức lực của bản thân để làm ra tài sản một cách hợp pháp.
Bài viết🞄 23/9/2024
Tổ Sư Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác là người đã có công tiếp nối các bậc Long Tượng khai sơn ngôi chùa Ba Vàng. Hơn 300 năm sau, Thầy Thích Trúc Thái Minh là người đã kế nghiệp chư Tổ khai sơn, gây dựng ngôi già lam Ba Vàng.
Bài viết 🞄 23/9/2024
Tổ Sư Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác là người đã có công tiếp nối các bậc Long Tượng khai sơn ngôi chùa Ba Vàng. Hơn 300 năm sau, Thầy Thích Trúc Thái Minh là người đã kế nghiệp chư Tổ khai sơn, gây dựng ngôi già lam Ba Vàng.
Bài viết🞄 19/8/2024
Dưới đây là các bản nhạc Vu Lan với giai điệu xúc động, lời bài hát dễ nghe, dễ thuộc, gợi nhớ về ân nghĩa và những lo toan, vất vả của mẹ cha.
Bài viết 🞄 19/8/2024
Dưới đây là các bản nhạc Vu Lan với giai điệu xúc động, lời bài hát dễ nghe, dễ thuộc, gợi nhớ về ân nghĩa và những lo toan, vất vả của mẹ cha.
Bài viết🞄 16/8/2024
Những điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn là không đúng. Sở dĩ có những kiêng kỵ là do dân gian quan niệm tháng cô hồn là tháng xá tội vong nhân
Bài viết 🞄 16/8/2024
Những điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn là không đúng. Sở dĩ có những kiêng kỵ là do dân gian quan niệm tháng cô hồn là tháng xá tội vong nhân
Bài viết🞄 16/8/2024
Cúng Rằm tháng 7 từ lâu đã trở thành truyền thống của mỗi gia đình Việt, là dịp để con cháu bày tỏ lòng hiếu kính, tri ân đến ông bà, tổ tiên...
Bài viết 🞄 16/8/2024
Cúng Rằm tháng 7 từ lâu đã trở thành truyền thống của mỗi gia đình Việt, là dịp để con cháu bày tỏ lòng hiếu kính, tri ân đến ông bà, tổ tiên...
Bài viết🞄 16/8/2024
Lễ Vu Lan báo hiếu có nguồn gốc từ đạo Phật. Đây là cơ hội quý báu để những người con được thực hành tâm tri ân và đền ân đối với cha mẹ của mình.
Bài viết 🞄 16/8/2024
Lễ Vu Lan báo hiếu có nguồn gốc từ đạo Phật. Đây là cơ hội quý báu để những người con được thực hành tâm tri ân và đền ân đối với cha mẹ của mình.
Bài viết🞄 23/6/2024
Tu tập Bát quan trai giới sẽ sinh ra nhiều công đức phúc báu cho những ai thực tập trì giới. Đặc biệt, công đức tu Bát quan trai còn giúp chúng ta chuyển hóa khổ đau ngay trong hiện tại.
Bài viết 🞄 23/6/2024
Tu tập Bát quan trai giới sẽ sinh ra nhiều công đức phúc báu cho những ai thực tập trì giới. Đặc biệt, công đức tu Bát quan trai còn giúp chúng ta chuyển hóa khổ đau ngay trong hiện tại.
Bài viết🞄 22/6/2024
Hiện nay, nhiều cặp vợ chồng đang phải đối mặt với những bất hòa, xung đột,... do chưa hiểu nhau và thiếu tôn trọng đạo lý vợ chồng. Những mâu thuẫn khiến họ đau khổ, mệt mỏi, thậm chí gia đình tan vỡ.
Bài viết 🞄 22/6/2024
Hiện nay, nhiều cặp vợ chồng đang phải đối mặt với những bất hòa, xung đột,... do chưa hiểu nhau và thiếu tôn trọng đạo lý vợ chồng. Những mâu thuẫn khiến họ đau khổ, mệt mỏi, thậm chí gia đình tan vỡ.
Bài viết🞄 09/6/2024
Trong cụm từ “Tết Đoan Ngọ” thì “Đoan” là đầu mối, “Ngọ” là giờ ngọ. Như vậy theo quan niệm dân gian, Tết Đoan Ngọ có thể nghĩa là ăn Tết vào giờ ngọ
Bài viết 🞄 09/6/2024
Trong cụm từ “Tết Đoan Ngọ” thì “Đoan” là đầu mối, “Ngọ” là giờ ngọ. Như vậy theo quan niệm dân gian, Tết Đoan Ngọ có thể nghĩa là ăn Tết vào giờ ngọ
Bài viết🞄 09/6/2024
Để mâm cúng Tết Đoan Ngọ được đầy đủ và mang lại nhiều lợi ích, chúng ta nên chuẩn bị 3 lễ: Cúng Phật: Sắm đủ hoặc sắm tùy duyên các loại:...
Bài viết 🞄 09/6/2024
Để mâm cúng Tết Đoan Ngọ được đầy đủ và mang lại nhiều lợi ích, chúng ta nên chuẩn bị 3 lễ: Cúng Phật: Sắm đủ hoặc sắm tùy duyên các loại:...
Bài viết🞄 28/5/2024
Nghiện game đang là vấn nạn đáng lo ngại trong xã hội hiện nay. Người chơi game ngồi trong nhiều giờ, không ăn, không ngủ...ảnh hưởng đến sức khỏe...
Bài viết 🞄 28/5/2024
Nghiện game đang là vấn nạn đáng lo ngại trong xã hội hiện nay. Người chơi game ngồi trong nhiều giờ, không ăn, không ngủ...ảnh hưởng đến sức khỏe...
Bài viết🞄 26/5/2024
Chúng ta thường chỉ giải mã giấc mơ thông qua kinh nghiệm và chỉ biết được một chút. Chúng ta cũng không có tiêu chuẩn để khẳng định giấc mơ báo điềm gì...
Bài viết 🞄 26/5/2024
Chúng ta thường chỉ giải mã giấc mơ thông qua kinh nghiệm và chỉ biết được một chút. Chúng ta cũng không có tiêu chuẩn để khẳng định giấc mơ báo điềm gì...