Mục lục [Ẩn]
Kinh Pháp Cú Thí Dụ, Quyển thứ ba, phẩm Phẫn nộ thứ 27 kể lại câu chuyện: Đức Thế Tôn cùng 500 vị A-la-hán vào thành khất thực thì gặp voi dữ điên cuồng lao tới. Khi ấy, 500 vị A-la-hán liền bay lên hư không, chỉ có Ānanda đứng bên cạnh Phật. Hành động này khiến nhiều người nghi ngờ, cho rằng các vị A-la-hán hèn nhát, khiếp nhược, tham sống sợ chết, bỏ trốn lấy thân mình mà bỏ mặc Đức Đạo Sư ở lại với voi dữ.
Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy. Thậm chí, hành động của các vị A-la-hán còn ẩn chứa 2 bài học sâu sắc để chúng ta có thể áp dụng ngay trong cuộc sống của mình. Kính mời các bạn cùng khám phá câu chuyện trong bài viết dưới đây!
>>> Xem thêm: Kinh Phật Hàng Phục Năm Trăm Con Voi Say
Câu chuyện voi dữ tấn công Phật, 500 vị A-la-hán bỏ đi, chỉ còn mình Ānanda ở lại
Kinh Mi Tiên Vấn Đáp, câu 136 “Các vị A-la-hán còn sợ hãi?” ghi lại màn đối đáp giữa vua Mi Lan Đà và Đại đức Na Tiên về những nghi ngờ xoay quanh hành động sợ hãi, bỏ chạy của 500 vị A-la-hán khi thấy voi dữ điên cuồng lao tới Đức Phật.

Voi điên tấn công Đức Phật và Tăng đoàn (Ảnh minh họa)
Vua Mi Lan Đà cho rằng: “500 vị A-la-hán đều là bậc vô lậu, đã chấm dứt mọi nguyên nhân của sợ hãi; lại tham sống sợ chết, thấy voi dữ, bỏ trốn hết, để Đức Thế Tôn đứng đấy một mình! Còn đại đức Ānanda là bậc hữu học, phiền não còn nhiều, nguyên nhân của mọi sợ hãi chưa được cắt đứt; thế mà ngài lại không hề sợ hãi, chẳng tiếc sanh mạng của mình, hy sinh cái thân giả tạm để che chắn cho Đức Đạo Sư?”
Dẫu nhiều lần được nghe Tỳ-kheo Na Tiên nói rằng: Bậc A-la-hán không còn một sự sợ hãi nào trên thế gian, kể cả sợ hãi sự chết nhưng vua Mi Lan Đà vẫn một mực khăng khăng kết luận: “Nói thế cũng không biện hộ được cho thái độ hèn nhát, khiếp nhược của các vị A-la-hán khi họ tham sống, sợ chết, bỏ trốn lấy thân mình mà bỏ mặc Đức Đạo Sư ở lại đấy với voi dữ”.
Na Tiên nói: “Đại vương nói như vậy hơi nặng lời! Đại vương hãy sám hối đi là vừa! Đại vương có biết khi ấy các vị A-la-hán suy nghĩ gì không?” Nhà vua đáp rằng mình không biết, Tỳ-kheo Na Tiên liền nhắc nhở: “Không biết thì đừng võ đoán! Hoặc chỉ nhìn thấy bên ngoài, chưa thấy sự thật ở bên trong thì đừng vội quy kết”.
Sau đó, Ngài cho nhà vua biết sự thật như sau: “500 vị A-la-hán đều là bậc lậu hoặc đã tận, mọi nguyên nhân của cái gọi là hèn nhát, khiếp nhược gì đó đã chấm dứt. Khi thấy voi dữ xông đến, các vị ấy tâm ý tương thông, đồng khởi niệm như sau: Đức Ānanda suốt đời tận tụy, kính cẩn, thương yêu, phục vụ, hầu hạ Đức Thế Tôn, thật trong hàng đệ tử chẳng ai dám sánh. Rõ là đức Ānanda sẵn sàng hi sinh mạng sống của mình để bảo vệ cho đức Thế Tôn mà chẳng khởi lên một tí sợ hãi nào. Vậy tất cả chúng ta hãy lánh đi, để bố cáo những đức tính cao quý sáng rỡ như mặt trời, mặt trăng của đức Ānanda; cho tứ chúng cùng tất thảy mọi người trong nhiều quốc độ được thấy, được biết”.
2 bài học đắt giá sau câu chuyện
Không thể lấy hiện tượng để quy kết bản chất vấn đề
Lời nhắc nhở của Tỷ-kheo Na Tiên với vua Mi Lan Đà cũng là sự cảnh tỉnh cho chúng ta khi nhìn nhận sự vật, hiện tượng. Sự vật, hiện tượng chưa chắc đã phản ảnh hết bản chất của nó. Cho nên, là người phàm, chúng ta không nên vội vàng lấy hiện tượng để quy kết bản chất. Trên đời cũng có nhiều chuyện thấy như vậy nhưng không phải vậy.
Ví dụ: Cùng là hành vi đánh người, nhưng mục đích lại khác nhau. Có người đánh vì tức giận, muốn sát hại; ngược lại, có người đánh để dạy dỗ, như cha mẹ đánh con hay thầy giáo ngày xưa đánh trò với mong muốn con cái, học trò trưởng thành nên người.

Thầy đánh trò không phải vì giận mà mong trò nên người (Ảnh minh họa)
Nhận thức của chúng ta đối với sự vật, hiện tượng, thế giới thường bị rất nhiều chướng ngại. Dù tai nghe, mắt thấy, tay sờ, đôi khi vẫn chưa thể tin hoàn toàn. Các triết thuyết đã đưa ra nhiều phương pháp luận để nhận thức, tiếp cận sự thật, đi đến chân lý nhưng với trí óc phàm phu, thấu đạt được chân lý, sự thật rất khó. Những sự vật, hiện tượng đơn giản còn có thể thấu được nhưng những sự vật, hiện tượng phức tạp thì vượt ngoài khả năng nhận thức của chúng ta. Bao giờ có trí của bậc Thánh mới thấy đúng sự vật, hiện tượng được.
Cho nên mới có những chuyện oan sai, điển hình như câu chuyện Quan Âm Thị Kính. Cô Thị Mầu lên chùa tán tỉnh chú tiểu Kính Tâm. Nhưng sau đó, cô lại có thai với Nô (người ở) và khi sinh con lại mang lên chùa, vu cho đó là con của Kính Tâm. Chú tiểu không thanh minh mà lặng lẽ nhận nuôi đứa bé, bế con đi xin sữa. Mọi người lúc bấy giờ đều nghĩ chú tiểu đã phá giới, lời ra tiếng vào. Mãi đến khi Tiểu Kính Tâm qua đời, trong lúc khâm liệm, mọi người mới phát hiện Kính Tâm là phụ nữ, nỗi oan tình mới được sáng tỏ.

Câu chuyện Quan Âm Thị Kính và nỗi oan của chú tiểu Kính Tâm (Ảnh minh họa)
Vì vậy, với những việc quan trọng liên quan đến nhân phẩm, uy tín hay tính mạng con người, cần hết sức cân nhắc và thận trọng trong đánh giá, nhận xét để tránh mắc sai lầm và oan ức.
Tôn vinh đức tính cao đẹp của người khác
Như chúng ta đã biết, giữa hơn một nghìn đệ tử Tỷ-kheo A-la-hán, Ānanda được chọn làm thị giả của Đức Phật. Và Ngài là vị thị giả tiêu biểu và bậc nhất của Như Lai, suốt một đời tận tụy, kính cẩn, thương yêu, phục vụ, hầu hạ Đức Phật. Mặc dù Ānanda chưa chứng quả A-la-hán nhưng tâm Ngài luôn sẵn sàng hy sinh để bảo vệ Phật, không hề sợ hãi. Trong câu chuyện này, các vị A-la-hán đều soi tỏ tâm của Ānanda và biết rằng: Nếu voi dữ có đến hại Đức Phật thì Ānanda không một chút suy nghĩ, sẵn sàng mang mạng sống của mình để bảo vệ Đức Thế Tôn.
Cho nên, việc 500 vị A-la-hán đồng loạt lánh đi, chỉ để một mình Ānanda bảo vệ Đức Phật, không phải do sợ hãi, mà vì các vị nhận thấy tâm đức cao quý và trong sáng của Ānanda. Vì vậy mới để Ānanda có cơ hội thể hiện phẩm hạnh cao cả của mình.
Qua đây, chúng ta thấy các bậc Thánh vô cùng cao quý, tâm các Ngài không còn vị kỷ mà luôn nghĩ cho nhau, tôn vinh nhau. Thần lực của một vị A-la-hán thừa sức quật ngã voi dữ, nhưng các Ngài đã nhường lại để mọi người thấy được đức hy sinh và lòng dũng cảm của Ānanda.
Học gương các bậc Thánh, chúng ta cũng nên biết tôn vinh đức hạnh và nét đẹp của anh chị em mình, lan tỏa những điều tốt đẹp.

Chúng ta cần biết tôn vinh những đức tính tốt đẹp của người khác (Ảnh minh họa)
Trên đây là những chia sẻ của Thầy Thích Trúc Thái Minh về cuộc đối thoại minh triết giữa hai bậc trí giả xoay quanh hành xử của các bậc A-la-hán. Nhờ vậy, chúng ta có được bài học sâu sắc: Không nên vội vàng phán xét sự vật, hiện tượng khi chưa thấu rõ bản chất bên trong, đồng thời biết tôn vinh đức tính cao đẹp của người khác.
Bài viết🞄 29/3/2025
Dưới đây là những lời chúc lễ Phật đản ý nghĩa dành tặng cho gia đình, bạn bè, người yêu,... giúp mang lại phúc lành, phát sinh trí tuệ, thoát khỏi khổ đau.
Bài viết 🞄 29/3/2025
Dưới đây là những lời chúc lễ Phật đản ý nghĩa dành tặng cho gia đình, bạn bè, người yêu,... giúp mang lại phúc lành, phát sinh trí tuệ, thoát khỏi khổ đau.
Bài viết🞄 29/3/2025
Những bản nhạc Phật đản đầy ý nghĩa không chỉ tán dương sự đản sinh cao quý của Đức Phật mà còn giúp tăng trưởng thiện tâm và mang lại an lạc cho người nghe.
Bài viết 🞄 29/3/2025
Những bản nhạc Phật đản đầy ý nghĩa không chỉ tán dương sự đản sinh cao quý của Đức Phật mà còn giúp tăng trưởng thiện tâm và mang lại an lạc cho người nghe.
Bài viết🞄 28/3/2025
Vườn Lâm Tỳ Ni là nơi Đức Phật đản sinh, nằm tại quận Rupandehi (Nepal) - một trong tứ Thánh tích linh thiêng bậc nhất của Phật giáo.
Bài viết 🞄 28/3/2025
Vườn Lâm Tỳ Ni là nơi Đức Phật đản sinh, nằm tại quận Rupandehi (Nepal) - một trong tứ Thánh tích linh thiêng bậc nhất của Phật giáo.
Bài viết🞄 28/3/2025
Bồ Tát Hộ Minh (sau này là Đức Phật Thích Ca) quán sát đầy đủ nhân duyên về dòng họ, quốc độ, chúng sinh,... thì mới đản sinh xuống nhân gian.
Bài viết 🞄 28/3/2025
Bồ Tát Hộ Minh (sau này là Đức Phật Thích Ca) quán sát đầy đủ nhân duyên về dòng họ, quốc độ, chúng sinh,... thì mới đản sinh xuống nhân gian.
Bài viết🞄 28/3/2025
Hoa sen trong Phật giáo mang 8 đặc tính cao quý. Đây là biểu tượng thanh khiết gắn liền với chư Phật, Bồ tát, thể hiện sự giải thoát giữa trần ai.
Bài viết 🞄 28/3/2025
Hoa sen trong Phật giáo mang 8 đặc tính cao quý. Đây là biểu tượng thanh khiết gắn liền với chư Phật, Bồ tát, thể hiện sự giải thoát giữa trần ai.
Bài viết🞄 24/3/2025
Ngài Ca Diếp là vị Thánh tăng đệ nhất đầu đà trong 10 đại đệ tử của Đức Phật. Dù sinh ra trong gia đình quyền quý nhưng Ngài đã từ bỏ mọi dục lạc, dấn thân xuất gia.
Bài viết 🞄 24/3/2025
Ngài Ca Diếp là vị Thánh tăng đệ nhất đầu đà trong 10 đại đệ tử của Đức Phật. Dù sinh ra trong gia đình quyền quý nhưng Ngài đã từ bỏ mọi dục lạc, dấn thân xuất gia.
Bài viết🞄 22/3/2025
Nhiều người sợ rằng, cúng thí thực sẽ bị cô hồn theo và quấy nhiễu. Nhưng nếu cúng đúng cách theo lời Phật dạy, bản thân và gia đình sẽ được bình an.
Bài viết 🞄 22/3/2025
Nhiều người sợ rằng, cúng thí thực sẽ bị cô hồn theo và quấy nhiễu. Nhưng nếu cúng đúng cách theo lời Phật dạy, bản thân và gia đình sẽ được bình an.
Bài viết🞄 22/3/2025
Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn là câu nói hoàn toàn xác đáng; xét đầy đủ công hạnh, đây chính là lời tuyên ngôn, chứ không phải là kiêu mạn.
Bài viết 🞄 22/3/2025
Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn là câu nói hoàn toàn xác đáng; xét đầy đủ công hạnh, đây chính là lời tuyên ngôn, chứ không phải là kiêu mạn.
Bài viết🞄 14/3/2025
Lễ Ngũ Bách Danh chùa Ba Vàng là cơ hội để quý Nhân dân, Phật tử được thực hành sám hối, tu tập giúp tăng trưởng phúc báu, mang lại bình an cho gia đình.
Bài viết 🞄 14/3/2025
Lễ Ngũ Bách Danh chùa Ba Vàng là cơ hội để quý Nhân dân, Phật tử được thực hành sám hối, tu tập giúp tăng trưởng phúc báu, mang lại bình an cho gia đình.
Bài viết🞄 14/3/2025
Mỗi khi đi chùa, nhiều người thường băn khoăn về những điều kiêng kỵ vì sợ phạm vào sai lầm. Dưới đây là 6 lưu ý quan trọng cho người đi lễ chùa.
Bài viết 🞄 14/3/2025
Mỗi khi đi chùa, nhiều người thường băn khoăn về những điều kiêng kỵ vì sợ phạm vào sai lầm. Dưới đây là 6 lưu ý quan trọng cho người đi lễ chùa.
Bài viết🞄 14/3/2025
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về Tứ diệu đế cũng như phương pháp để thoát khỏi mọi khổ đau, được an lành, hạnh phúc.
Bài viết 🞄 14/3/2025
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về Tứ diệu đế cũng như phương pháp để thoát khỏi mọi khổ đau, được an lành, hạnh phúc.
Bài viết🞄 13/3/2025
Niết bàn không phải một cõi giới hay trú xứ, mà là trạng thái tâm của chúng ta khi đã diệt hết các phiền não. Có bốn loại Niết bàn.
Bài viết 🞄 13/3/2025
Niết bàn không phải một cõi giới hay trú xứ, mà là trạng thái tâm của chúng ta khi đã diệt hết các phiền não. Có bốn loại Niết bàn.
Bài viết🞄 08/3/2025
Ông vì 1 lần vứt bỏ con mà kiếp sau bị bỏ rơi 7 lần; nhưng nhờ phước thiện tích lũy mà thoát chết 7 lần, sau đó đã được cuộc sống hạnh phúc.
Bài viết 🞄 08/3/2025
Ông vì 1 lần vứt bỏ con mà kiếp sau bị bỏ rơi 7 lần; nhưng nhờ phước thiện tích lũy mà thoát chết 7 lần, sau đó đã được cuộc sống hạnh phúc.
Bài viết🞄 08/3/2025
Xuất gia gồm có ba ý nghĩa là: xuất thế tục gia, xuất tam giới gia, xuất phiền não gia. Người có chí nguyện xuất gia phải đáp ứng những điều kiện nhất định.
Bài viết 🞄 08/3/2025
Xuất gia gồm có ba ý nghĩa là: xuất thế tục gia, xuất tam giới gia, xuất phiền não gia. Người có chí nguyện xuất gia phải đáp ứng những điều kiện nhất định.
Bài viết🞄 07/3/2025
Dưới đây là những lời chúc 8/3 hay, ý nghĩa để gửi gắm yêu thương, mang đến an lành qua những tấm thiệp, tin nhắn hay mạng xã hội,...
Bài viết 🞄 07/3/2025
Dưới đây là những lời chúc 8/3 hay, ý nghĩa để gửi gắm yêu thương, mang đến an lành qua những tấm thiệp, tin nhắn hay mạng xã hội,...
Bài viết🞄 07/3/2025
Đức Phật đã truyền dạy bài kinh Tam Bảo đến cho chúng Tăng và Phật tử tụng đọc. Bài kinh có tính chất hộ trì, bảo hộ, cầu an cho bản thân, gia đình và quốc gia,...
Bài viết 🞄 07/3/2025
Đức Phật đã truyền dạy bài kinh Tam Bảo đến cho chúng Tăng và Phật tử tụng đọc. Bài kinh có tính chất hộ trì, bảo hộ, cầu an cho bản thân, gia đình và quốc gia,...