trực tuyến
Bạch lễ đặt bát cúng dường Rằm tháng 10 | Ngày 15/10/Quý Mão

Thứ Sáu, 08/12/2023

tức 26/10 Quý Mão

Ý nghĩa về bài kệ “Cư trần lạc đạo” của Phật Hoàng Trần Nhân Tông

Chia sẻ :

Tại sao thông qua bài kệ, người đọc có thể hiểu và áp dụng được những phương pháp tu tâm ngay giữa chốn trần gian phiền não?...

17/11/2022

Chia sẻ :

“Cư trần lạc đạo” là bài kệ được trích từ bài phú cùng tên của Phật Hoàng Trần Nhân Tông, được xem là “tài sản” quý báu của Phật giáo Việt Nam đời Trần. Đây là một tác phẩm mang triết lý sâu sắc giữa đạo và đời. Bởi thông qua bài kệ, người đọc có thể hiểu và áp dụng được những phương pháp tu tâm ngay giữa chốn trần gian nhiều phiền não.

Vậy bài kệ “Cư trần lạc đạo” mang ý nghĩa nhân văn cao đẹp như thế nào? Kính mời quý Phật tử đón đọc bài viết dưới đây.

Nguyên văn chữ Hán của bài kệ:

"Cư trần lạc đạo thả tùy duyên

Cơ tắc xan hề khốn tắc miên

Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch

Ðối cảnh vô tâm mạc vấn Thiền".

Bản dịch:

"Ở đời vui đạo hãy tùy duyên

Đói đến thì ăn nhọc ngủ liền

Trong nhà có báu thôi tìm kiếm

Đối cảnh vô tâm chớ hỏi Thiền.

Ở đời vui đạo hãy tùy duyên

Câu phú thứ nhất nghĩa là: Dù chúng ta sống trong chốn trần gian thì việc tu đạo cũng ở ngay chính tại nơi tâm chúng ta mà không phải tìm ở nơi nào đó quá xa xôi như vào rừng sâu hoang vu hay lên vách núi chót vót,..

Liên hệ tới Đức vua Trần Thái Tông (ông nội vua Trần Nhân Tông), xưa kia khi Ngài quyết định rời bỏ ngai vàng, lên núi Yên Tử xuất gia cầu đạo, Ngài nói với Quốc sư Phù Vân rằng:

- Trẫm muốn vào trong núi để tìm Phật.

Quốc sư Phù Vân đã khuyên Ngài:

- Thưa Hoàng thượng, trong núi vốn không có Phật. Mà Phật ở ngay trong tâm của Ngài. Nếu tâm Ngài mà lắng yên và chiếu sáng thì đó là Phật sống (tức là tính Phật tồn tại trong tâm).

Nghe vậy, Đức vua Trần Thái Tông liền quay trở về hoàng cung tiếp tục lãnh đạo đất nước và tu hành Phật Pháp (tức là trở thành người cư sĩ).

Đến đây, có thể người đọc sẽ thắc mắc tại sao Quốc sư Phù Vân lại khuyên Ngài để Ngài có quyết định như vậy? Có ba lý do khiến Quốc sư Phù Vân khuyên như vậy, đó là:

Thứ nhất, tại thời điểm đó, khi vua Trần Thái Tông quyết định đi xuất gia là vì trong tâm có nhiều rối bời, bất an, từ chuyện thế sự, nỗi khổ gia tộc cho đến bất lực của bản thân. Ngài muốn đi tu để trốn tránh mọi sự chứ không phải vì Ngài giác ngộ giải thoát cho mình và cho chúng sinh.

Thứ hai, Quốc sư Phù Vân cũng hiểu rõ nếu vua Trần Thái Tông đi xuất gia lúc đó thì đất nước sẽ rơi vào tình cảnh loạn lạc, dân tình lầm than, nội chiến giữa anh em trong dòng tộc,... Khi đó, giặc ngoại xâm sẽ có cơ hội sang xâm chiếm đất nước ta.

Thứ ba, Quốc sư Phù Vân cũng rõ rằng nếu vua Trần Thái Tông trở về làm vua, lãnh đạo, trị vì đất nước mà áp dụng Phật Pháp thì đất nước sẽ an ổn, nhân dân bình an.

Qua câu chuyện vua Trần Thái Tông vào núi tìm Phật, chúng ta hiểu rằng: Không phải vào trong núi tìm kiếm một vị Phật nào ngồi ở đó, mà phải tu tập để tâm lắng yên, không còn nổi sóng nhưng vẫn biết được mọi thứ, thì khi đó Phật tồn tại ngay ở nơi tâm chúng ta.

Tiếp theo, chúng ta hãy cùng phân tích hai chữ “tùy duyên”. Trong đạo Phật, hai chữ “tùy duyên” không phải dễ hiểu, dễ thực hành. Nếu chúng ta hiểu “tùy duyên” là thế nào cũng được, vui đâu chầu đấy thì không đúng bản chất của “tùy duyên”. Ví như người khác rủ đi uống rượu, mình lại tùy duyên đồng ý để rồi dẫn đến những hậu quả khôn lường; hay đi dọc đường thấy quán cờ bạc rồi tùy duyên vào chơi để phung phí tiền bạc,... thì những việc làm đó không được gọi là “tùy duyên”.

Vậy “tùy duyên” thế nào mới đúng? Người xưa có câu: “Tùy duyên bất biến”, bởi tùy duyên là phải bất biến. Muốn đạt được năng lực để tùy duyên thì phải thấy được sự chân thật, thấy được tánh thể (bản chất) của mình thì mới tùy duyên được. Nếu chúng ta chưa thấy được điều đó thì đứng trước cám dỗ cuộc đời, chúng ta sẽ đánh mất bản thân. Đó là tùy duyên mà đánh mất mình chứ không phải tùy duyên mà bất biến.

Cho nên, người mà vui với đạo thì phải biết tùy duyên nhưng để tùy duyên tốt đẹp thì họ phải có định lực lớn trong tu tập.

Đói đến thì ăn nhọc ngủ liền

Câu phú thứ hai có ý nghĩa là: Đói và ngủ là việc làm bình thường hàng ngày, từ đó thể hiện rằng đạo không phải là điều gì đó xa lạ. Không phải đi vào chỗ xa xôi, khuất lánh mọi người, không phải lên tận đỉnh núi cao, vào trong hang động mới là đạo. Tìm đạo ở chính tâm này, tâm an tĩnh, lắng trong ấy là đạo. Ngay chính tâm được bình thường, được an định thì đạo sẽ hiển lộ. Khi đói thì ăn cơm, mặc áo, đi ngủ cũng là đạo.

Tuy nhiên, tâm chúng ta hầu hết luôn bất thường mà chúng ta không nhận ra. Sáng vui, chiều buồn, hôm nay yêu, ngày mai ghét; suốt ngày nổi sóng. Đó là tâm bất bình thường, tâm bất an. Tâm quyết định sự thành hay bại của chúng ta. Vậy nên, tâm rất quan trọng. Tất cả quá trình chúng ta tu học Phật Pháp đều là để điều luyện tâm, không biến bản thân mình thành nô lệ của tâm. Tức là bây giờ chúng ta tu tập, rèn giũa, thanh lọc để tâm được trở lại trạng thái thanh tịnh mà chúng ta gọi là “tâm bình thường”.

Như vậy, qua ý nghĩa hai câu kệ mở đầu, chúng ta nhận thấy trí tuệ nơi Phật Hoàng Trần Nhân Tông rằng Ngài đã thấu tỏ được bản tính chân như của đạo. Giúp hàng hậu học hiểu rằng tâm bình thường, an tĩnh chính là đạo.

Quá trình tu tập Phật Pháp là để nhìn nhận, rèn luyện tâm

Quá trình tu tập Phật Pháp là để nhìn nhận, rèn luyện tâm

Trong nhà có báu thôi tìm kiếm

Nếu như ở hai câu kệ đầu, Phật Hoàng Trần Nhân Tông đã làm rõ ý nghĩa quan trọng của việc tu đạo thì đến câu kệ thứ ba, Ngài chỉ ra ý nghĩa của tâm thanh tịnh, đó chính là của báu mà ai cũng có.

“Trong nhà có báu” tức là ngay nơi bản tâm chúng ta có của báu vô giá là viên ngọc minh châu, viên ngọc tâm thanh tịnh. Khi thấy được viên ngọc báu này rồi thì không có một của báu nào của trần gian sánh bằng. Vì thế, việc nỗ lực tu học, rèn sửa thân tâm là vô cùng quan trọng. Bởi có như vậy thì viên ngọc tâm thanh tịnh (hay còn gọi là tâm Phật) mới hiển lộ, mới mang lại giá trị tốt đẹp cho bản thân và mọi người.

Tâm thanh tịnh chính là của báu mà ai cũng có

Tâm thanh tịnh chính là của báu mà ai cũng có

Đối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền

Người đối trước trần cảnh mà tâm bất động, không xao động, không bị nhiễm. Ở cảnh trần gian có bát phong (hay còn gọi là tám cảnh giới trần gian) : hỉ, nộ, ái, ố, ai, ưu, lạc; chính là buồn vui, yêu ghét, sầu bi, khổ sướng. Nếu chúng ta đối trước những cảnh giới của cuộc đời, những tham dục của trần gian mà tâm không bị xao động thì người này thật là “vô tâm”.

Vì vậy, chúng ta hãy lấy luôn cảnh giới để luyện tâm mình. Đối với Phật tử tại gia thì trong nhà, trong đạo tràng là môi trường rất tốt để mình rèn giũa thân tâm. Chư Tăng ở chùa thì lấy đại chúng tại chùa để luyện tâm mình. Thực chất, trên đời này, ở đâu cũng có người yêu, người ghét, người thuận, người nghịch với mình nhưng chúng ta hãy lấy những cảnh giới ấy mà quyết chí rèn luyện, tiến tu, không thối chuyển.

Chư Tăng miên mật tu tập hạnh đầu đà, quyết không thối chuyển

Chư Tăng miên mật tu tập hạnh đầu đà, quyết không thối chuyển

Hy vọng, từ bài viết trên quý Phật tử đã phần nào hiểu được những điều căn bản sự tu hành của người đệ Phật với tâm thanh tịnh, chân thật qua bài kệ “Cư trần lạc đạo”. Chúc quý Phật tử luôn tinh tấn, thực hành lời Phật dạy để mang lại niềm hạnh phúc, an vui cho bản thân và gia đình.

Hạnh An

Bài liên quan
Chia sẻ :
Chia sẻ :
Xem thêm

Có nên xem bói không? Cách để không cần xem bói mà mọi việc vẫn tốt đẹp

Bài viết🞄 05/12/2023

Khi gặp bế tắc, khổ đau trong cuộc sống mà không biết cách giải quyết, nhiều người đã đi xem bói với mong muốn được thoát khỏi tai ương. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều bị “tiền mất tật mang” sau khi đi xem bói.

Bài viết 🞄 05/12/2023

Khi gặp bế tắc, khổ đau trong cuộc sống mà không biết cách giải quyết, nhiều người đã đi xem bói với mong muốn được thoát khỏi tai ương. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều bị “tiền mất tật mang” sau khi đi xem bói.

Vua Trần Nhân Tông: Bật mí về cuộc đời và sự nghiệp tu hành có một không hai trong lịch sử

Bài viết🞄 04/12/2023

Đức vua Trần Nhân Tông tên húy là Khâm, sinh ngày 11/11/Mậu Ngọ (tức 07/12/1258), là con trưởng của vua Trần Thánh Tông và Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng hậu...

Bài viết 🞄 04/12/2023

Đức vua Trần Nhân Tông tên húy là Khâm, sinh ngày 11/11/Mậu Ngọ (tức 07/12/1258), là con trưởng của vua Trần Thánh Tông và Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng hậu...

Nhà trong rừng của sư chùa Ba Vàng: Hé lộ một đời sống kỳ lạ

Bài viết🞄 04/12/2023

Khoảnh khắc leo lên những dãy núi gồ ghề, băng qua nhiều con đường đầy sỏi đá bằng chân trần, tôi thắc mắc sao thời nay lại có nhiều người vào rừng để sống một cách thiếu tiện nghi, không nhà không cửa như vậy?

Bài viết 🞄 04/12/2023

Khoảnh khắc leo lên những dãy núi gồ ghề, băng qua nhiều con đường đầy sỏi đá bằng chân trần, tôi thắc mắc sao thời nay lại có nhiều người vào rừng để sống một cách thiếu tiện nghi, không nhà không cửa như vậy?

Hành hương đất Phật - Tứ thánh tích: Cần phải đến ít nhất một lần trong đời

Bài viết🞄 30/11/2023

Tứ thánh tích là nơi thu hút hàng triệu tín đồ trong nhiều thập kỷ; cũng là một trong những nơi linh thiêng và phúc báu bậc nhất trên thế giới.

Bài viết 🞄 30/11/2023

Tứ thánh tích là nơi thu hút hàng triệu tín đồ trong nhiều thập kỷ; cũng là một trong những nơi linh thiêng và phúc báu bậc nhất trên thế giới.

Thập Bát La Hán: Bật mí điều đặc biệt về những bậc đã chứng đắc

Bài viết🞄 27/11/2023

18 vị La Hán (hay Thập bát La Hán) đã chứng đắc Thánh quả, nghĩa là giải thoát hoàn toàn, không còn vào dòng luân hồi nữa.

Bài viết 🞄 27/11/2023

18 vị La Hán (hay Thập bát La Hán) đã chứng đắc Thánh quả, nghĩa là giải thoát hoàn toàn, không còn vào dòng luân hồi nữa.

Hiểu đúng về tục mua muối đầu năm: Có mang lại may mắn, giải vận xui?

Bài viết🞄 27/11/2023

“Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” là tập tục từ xa xưa của người dân Việt mà ông cha để lại. Đầu năm, người ta quan niệm mua muối để được mặn mà, giúp tình cảm gia đình, vợ chồng, cha con được đằm thắm...

Bài viết 🞄 27/11/2023

“Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” là tập tục từ xa xưa của người dân Việt mà ông cha để lại. Đầu năm, người ta quan niệm mua muối để được mặn mà, giúp tình cảm gia đình, vợ chồng, cha con được đằm thắm...

08 cách để người khác tôn trọng mình

Bài viết🞄 20/11/2023

Có nhiều người, cho dù đã rất cố gắng nhưng vẫn không có được sự tôn trọng của mọi người. Điều ấy khiến họ rất khổ tâm. Sau khi đọc bài viết này, quý bạn đọc sẽ biết lý do mình bị người khác coi thường và 08 cách cần áp dụng ngay để được người khác tôn trọng.

Bài viết 🞄 20/11/2023

Có nhiều người, cho dù đã rất cố gắng nhưng vẫn không có được sự tôn trọng của mọi người. Điều ấy khiến họ rất khổ tâm. Sau khi đọc bài viết này, quý bạn đọc sẽ biết lý do mình bị người khác coi thường và 08 cách cần áp dụng ngay để được người khác tôn trọng.

Bàn thờ Phật tại gia: Những điều cần biết để gia đình may mắn, bình an

Bài viết🞄 15/11/2023

Lập bàn thờ Phật tại gia là việc mà gia đình nào cũng nên làm, dù là Phật tử hay chưa phải Phật tử.

Bài viết 🞄 15/11/2023

Lập bàn thờ Phật tại gia là việc mà gia đình nào cũng nên làm, dù là Phật tử hay chưa phải Phật tử.

4 loại khẩu nghiệp dễ phạm và cách sám hối để đời bình an, tâm thanh thản

Bài viết🞄 09/11/2023

Trong cuộc sống, khó có ai dám tự nhận mình chưa bao giờ phạm phải khẩu nghiệp. Một khi đã phạm khẩu nghiệp thì quả báo, tai ương chắc chắn sẽ ập đến với chúng ta, không sớm thì muộn.

Bài viết 🞄 09/11/2023

Trong cuộc sống, khó có ai dám tự nhận mình chưa bao giờ phạm phải khẩu nghiệp. Một khi đã phạm khẩu nghiệp thì quả báo, tai ương chắc chắn sẽ ập đến với chúng ta, không sớm thì muộn.

Bồ Đề Đạo Tràng - Bodh Gaya: Nơi Đức Phật thành đạo dưới cây Bồ đề linh thiêng

Bài viết🞄 07/11/2023

Bồ đề đạo tràng (hay còn gọi là Bodh Gaya) là một trong những Thánh tích linh thiêng bậc nhất Ấn Độ. Dù không hào nhoáng, lộng lẫy như một số kiến trúc khác...

Bài viết 🞄 07/11/2023

Bồ đề đạo tràng (hay còn gọi là Bodh Gaya) là một trong những Thánh tích linh thiêng bậc nhất Ấn Độ. Dù không hào nhoáng, lộng lẫy như một số kiến trúc khác...

Quy y Tam Bảo là gì? Lỡ phạm giới sau khi quy y thì làm thế nào?

Bài viết🞄 02/11/2023

Lợi ích của quy y Tam Bảo là gì? Nếu không giữ đủ 5 giới thì có được quy y không? Sau khi quy y rồi mà lỡ phạm giới thì phải làm thế nào?...

Bài viết 🞄 02/11/2023

Lợi ích của quy y Tam Bảo là gì? Nếu không giữ đủ 5 giới thì có được quy y không? Sau khi quy y rồi mà lỡ phạm giới thì phải làm thế nào?...

Vườn Lâm Tỳ Ni - Thánh tích ghi dấu sự ra đời của Đức Phật

Bài viết🞄 29/10/2023

Vườn Lâm Tỳ Ni - một trong tứ thánh tích Phật giáo quan trọng và là điểm hành hương thu hút khách du lịch bậc nhất tại Ấn Độ và Nepal.

Bài viết 🞄 29/10/2023

Vườn Lâm Tỳ Ni - một trong tứ thánh tích Phật giáo quan trọng và là điểm hành hương thu hút khách du lịch bậc nhất tại Ấn Độ và Nepal.

Phật bản mệnh là gì? Có nên thờ Phật bản mệnh không?

Bài viết🞄 15/10/2023

Nhiều người đã tìm mua hay thỉnh Phật bản mệnh - thường là những loại dây chuyền có hình vị Phật gắn với mệnh của mình để về thờ, đeo làm trang sức,...

Bài viết 🞄 15/10/2023

Nhiều người đã tìm mua hay thỉnh Phật bản mệnh - thường là những loại dây chuyền có hình vị Phật gắn với mệnh của mình để về thờ, đeo làm trang sức,...

Sám hối để tiêu trừ tội lỗi, tâm hồn thanh thản với 5 cách sau

Bài viết🞄 14/10/2023

Sám hối là phương pháp quan trọng đầu tiên để thay đổi và chuyển hóa quả báo do tội lỗi gây ra.

Bài viết 🞄 14/10/2023

Sám hối là phương pháp quan trọng đầu tiên để thay đổi và chuyển hóa quả báo do tội lỗi gây ra.

Chép kinh Địa Tạng như thế nào để được lợi ích?

Bài viết🞄 12/10/2023

Ngày nay, có nhiều người muốn chép kinh Địa Tạng vì họ cho rằng việc này sẽ giúp cho cuộc sống tốt đẹp: bà bầu nếu chép kinh thì sẽ tốt cho con, chép kinh lưu trữ trong nhà sẽ tốt cho gia chủ,...

Bài viết 🞄 12/10/2023

Ngày nay, có nhiều người muốn chép kinh Địa Tạng vì họ cho rằng việc này sẽ giúp cho cuộc sống tốt đẹp: bà bầu nếu chép kinh thì sẽ tốt cho con, chép kinh lưu trữ trong nhà sẽ tốt cho gia chủ,...

Những lý giải xoay quanh kiếp luân hồi

Bài viết🞄 26/9/2023

Có kiếp luân hồi hay không? Đâu mới là điểm kết thúc của lục đạo luân hồi? Việc trôi lăn trong lục đạo luân hồi khiến chúng ta phải chịu những phiền não, mệt mỏi và cả những khổ đau.

Bài viết 🞄 26/9/2023

Có kiếp luân hồi hay không? Đâu mới là điểm kết thúc của lục đạo luân hồi? Việc trôi lăn trong lục đạo luân hồi khiến chúng ta phải chịu những phiền não, mệt mỏi và cả những khổ đau.

A Dục Vương: Vị vua xây dựng 8 vạn 4 ngàn Tháp Thánh vương xá lợi Phật

Bài viết🞄 21/9/2023

Vua Ashoka (hay còn gọi là A Dục Vương) là vị vua thứ ba của vương triều Maurya thời Ấn Độ xưa, trị vì từ năm 273 - 232 Tây Lịch....

Bài viết 🞄 21/9/2023

Vua Ashoka (hay còn gọi là A Dục Vương) là vị vua thứ ba của vương triều Maurya thời Ấn Độ xưa, trị vì từ năm 273 - 232 Tây Lịch....

Hướng dẫn làm bánh trung thu ngon, đẹp, đơn giản tại nhà

Bài viết🞄 20/9/2023

Chỉ với vài bước cơ bản, chúng ta sẽ có ngay những mẻ bánh trung thu siêu ngon để tặng người thân hoặc thưởng thức trong đêm trăng Rằm.

Bài viết 🞄 20/9/2023

Chỉ với vài bước cơ bản, chúng ta sẽ có ngay những mẻ bánh trung thu siêu ngon để tặng người thân hoặc thưởng thức trong đêm trăng Rằm.

03 điều quan trọng trong cách dạy con giúp con cái ngoan ngoãn

Bài viết🞄 19/9/2023

Hiên nay, có nhiều phụ huynh cảm thấy bất lực, vô cùng buồn khổ khi đã dùng đủ mọi cách nhưng con cái vẫn khó bảo, bất hiếu...

Bài viết 🞄 19/9/2023

Hiên nay, có nhiều phụ huynh cảm thấy bất lực, vô cùng buồn khổ khi đã dùng đủ mọi cách nhưng con cái vẫn khó bảo, bất hiếu...