trực tuyến
Ngày 5 - Tụng kinh cầu bình an cho Nhân dân bị nạn động đất tại Myanmar và Thái Lan | Ngày 10/3/ÂT

Thứ Hai, 28/4/2025

tức 1/4 Ất Tỵ

Thập Bát La Hán: Bật mí điều đặc biệt về những bậc đã chứng đắc

27/11/2023

18 vị La Hán (hay Thập bát La Hán) đã chứng đắc Thánh quả, nghĩa là giải thoát hoàn toàn, không còn vào dòng luân hồi nữa.

27/11/2023

-
aa
+

Ngày nay, một số ngôi chùa Việt Nam có thờ tượng 18 vị La Hán (hay còn gọi là Thập Bát La Hán). Tôn tượng của các vị La Hán có nhiều nét đặc biệt, 18 vị là 18 nét mặt, tư thế đứng (ngồi), tên gọi khác nhau. 

La Hán (hay A-la-hán) là quả vị (kết quả) trong hàng Thánh. Đạo Phật có bốn quả Thánh gồm: Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm và A-la-hán. Tu Đà Hoàn là sơ quả, là quả đầu tiên trong hàng Thánh. Còn A La Hán là tứ quả, đây là quả vị cao nhất. 

Trong kinh 42 chương có nói: “Vị A-la-hán có thể bay trên không trung, hiện hóa các phép thần thông, đời sống dài trọn kiếp. Vị ấy ở đâu thì cảm động cả đất trời”. 

Vậy 18 vị La Hán gồm những ai, có điểm gì đặc biệt, tên gọi và tư thế của các vị thể hiện điều gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

La Hán là gì?

La Hán (hay A-la-hán) có nghĩa là sát tặc, vô sinh hoặc là ứng cúng. 

+ Sát tặc có nghĩa một vị A-la-hán có thể “giết” hết tất cả các loại ma. Tức là trong tâm của các Ngài không còn một chút “ma” phiền não, “ma” tham sân si nào nữa. 

+ Vô sinh nghĩa là các Ngài không còn sinh ra nữa, không còn luân hồi để tái sinh nữa.

+ Ứng cúng có nghĩa là một A-la-hán xứng đáng được trời người cúng dường. Người nào được gặp một vị A-la-hán và cúng dường vị ấy thì phước báu vô cùng to lớn. 

Nguồn gốc, ý nghĩa tên của 18 vị La Hán

1. La Hán Tọa Lộc

Tên Ngài là Pindolabhradvja. Ngài là một đại thần danh tiếng trong thời vua Ưu Điền - vị vua trị vì nước Câu Thưởng Di (Phạn: Kausùambi). Đây là một trong 16 đất nước lớn vào thời Đức Phật, nằm ở vùng Trung Ấn Độ. 

Sau khi xuất gia và tu hành chứng quả, Ngài đã cưỡi hươu về độ cho nhà vua và dân chúng nước Câu Thưởng Di. Cho nên, tên gọi Ngài là La Hán Cưỡi Hươu (La Hán Tọa Lộc).

2. La Hán Khánh Hỷ

Tên Ngài là Kanakavatsa. Khi chưa xuất gia, Ngài là người rất tuân thủ khuôn phép, giữ gìn từ lời nói đến hành động, một ý nghĩ xấu cũng không cho phát khởi. Sau khi xuất gia, Ngài càng nỗ lực tinh tấn tu tập, nhờ thiện căn sâu dày mà chứng quả A-la-hán rất nhanh. Ngài thường dùng biện tài thuyết pháp giúp chúng sinh hoan hỷ. Do vậy, Ngài được tôn xưng là La Hán Khánh Hỷ. Ngài từng dạy rằng: “Ngày sinh nhật là ngày khó khăn khổ nhọc của mẹ, nên phận làm con không được ăn uống vui chơi; trái lại, nên tịnh tâm suy niệm ân đức cha mẹ, quyết chí tu tập thành tựu đạo nghiệp”.

3. La Hán Cử Bát

Ngài tên là Kanakabharadvja. Ngài là vị đại đệ tử được Đức Phật giao phó giáo hóa vùng Đông Thắng Thần Châu. Đây là châu thứ hai trong bốn châu thiên hạ gồm Bắc Câu Lô Châu, Đông Thắng Thần Châu, Nam Thiện Bộ Châu và Tây Ngưu Hóa Châu.

Ngài dùng thần thông để hóa độ Quốc vương và nhân dân nước Tăng-già-la ở Nam Hải hết lòng tin Phật Pháp, tạc tượng Bồ Tát Quán Thế Âm để thờ phụng.

Ngài thường mang một cái bát sắt bên mình khi du hành khất thực, nên được gọi là La Hán Cử Bát.

4. La Hán Thác Tháp

Tên Ngài là Subinda, nhờ thiền toạ mà chứng quả A-la-hán. Vua nước Án-đạt-la (hay còn gọi là vương triều Án-đà-la) - là vương triều thống lĩnh phía nam Ấn Ðộ sau khi vua Ashoka băng hà. Ngài muốn dùng các khối đá lớn để đúc tượng Đức Phật và xây tinh xá cúng dường. Ngài đã dùng thần thông “chỉ đá hóa vàng” giúp cho vua hoàn thành tâm nguyện.

Hình tượng Ngài được tạo với bảo tháp thu nhỏ trên tay. Tháp là nơi thờ Xá Lợi Phật, giữ tháp bên mình là giữ mạng mạch Phật pháp. Vì thế Ngài được gọi là La Hán Thác Tháp (hay La Hán Nâng Tháp).

5. La Hán Tĩnh Tọa

Tên Ngài là Nakula. Ngài thuộc giai cấp Sát-đế-lợi. Đây là hàng vua chúa quý tộc, quan lại, võ tướng tại Ấn Độ. Khi theo Đức Phật xuất gia, Ngài đạt quả A-la-hán trong tư thế tĩnh tọa, nên ngài có tên là La Hán Tĩnh Tọa.

Ngài đã giác ngộ cho vua nước Ma-kiệt-đà - vương quốc cổ đại ở vùng Đồng bằng sông Hằng, thuộc bang Bihar ngày nay và nhân dân thoát khỏi tà kiến của ngoại đạo, làm cho Phật Pháp được hưng thịnh, phát triển.

6. La Hán Quá Giang

Tên Ngài là Bhadra. Khi xuất gia, Ngài vẫn giữ pháp tu của ngoại đạo là “tắm rửa để giải thoát”. Đức Phật đã chỉ dạy cho Ngài cách “tắm rửa” tẩy trừ cấu uế nơi tâm. Từ đó, Ngài đã nỗ lực và đắc quả A-la-hán. Ngài thường dong thuyền đi hoằng hóa chúng sinh, nên được mang tên La Hán Quá Giang.

7. La Hán Kỵ Tượng

Tên của Ngài là Kalica, quê ở Tích Lan (nay thuộc Sri Lanka). Trước khi xuất gia, Ngài làm nghề quản tượng (nghĩa là huấn luyện voi). Sau khi chứng đạo, Đức Phật chỉ dạy Ngài ở lại quê hương để truyền giảng Phật Pháp. Từ đó, cái tên La Hán Kỵ Tượng gắn liền với Ngài. 

Sau này, Đức Phật đến Tích Lan thuyết kinh Lăng Già cho vua Dạ Xoa nghe. Ngài Kalica cũng là một trong số đệ tử đi theo. Khi Đức Phật chuẩn bị rời đảo, vua Dạ Xoa cung thỉnh Đức Phật để lại một kỷ niệm tại đảo để làm niềm tin cho hậu thế. Đức Phật đã ấn dấu chân của mình trên một ngọn núi, nơi đó mang tên Phật Túc Sơn, và bảo Ngài Kalica gìn giữ thánh tích này. 

Nơi đây trở nên nổi tiếng, mọi người đua nhau chiêm lễ. Trải qua thời gian, Thánh tích bị chìm vào quên lãng, con đường dẫn lên núi bị cỏ hoang phủ kín. 

Sau này, Ngài đã dùng thần thông để giúp vua và nhân dân Tích Lan thấy dấu tích chân Phật ở ngọn núi và dựng lại thắng tích Phật Túc Sơn.

8. La Hán Tiếu Sư

Tên của Ngài là Vajraputra. Ngài là một thợ săn. Sau này, khi xuất gia chứng quả La Hán, có một con sư tử thường quấn quýt bên Ngài. Do đó tên gọi Ngài là La Hán Đùa Sư Tử (Tiếu Sư). Sau khi Đức Phật nhập niết bàn, ngoại đạo ác hại Phật Pháp, Ngài đã dùng thần thông độ cho chúng.

9. La Hán Khai Tâm

Ngài tên là Jivaka. Vốn là một Bà-la-môn nổi tiếng, khi nghe nói thân Phật cao một trượng sáu, Ngài không tin nên đã dùng sào đo thân Đức Phật. Lúc ấy, Ngài cứ chắp xào tới đâu, Đức Phật đều cao hơn một chút. Đo đến mười mấy lần mà thân Đức Phật vẫn cao hơn. Lúc đó, Ngài mới thật tình khâm phục và xin quy y làm đệ tử.

Vì vậy khi xuất gia, qua 7 năm khổ hạnh, Ngài đã chứng quả A-la-hán. Tên gọi Khai Tâm còn có nghĩa là Đức Phật đã mở mang tâm hồn, soi rọi ánh hào quang sáng rực, giúp Ngài tỏ rõ chân lý sống.

10. La Hán Thám Thủ

Ngài là một thanh niên trí thức tên là Panthaka. Ngài đã gieo duyên cho em trai cùng xuất gia và cả hai đều chứng quả A-la-hán. 

Sau khi thiền định, Ngài thường đưa hai tay lên, hít một hơi thật dài biểu lộ sự sảng khoái. Do đó, ngài còn được gọi là La Hán Thám Thủ. Vâng lời Đức Phật, Ngài đã lưu lại nhân gian hoá độ chúng sinh.

11. La Hán Trầm Tư

Tên Ngài là Rāhula (La-hầu-la). Ngài là con trai của Thái tử Tất Đạt Đa (chính là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni) và đã xuất gia từ năm 7 tuổi. Ngài tu hạnh nhẫn nhục, khiêm cung và chứng quả A-la-hán. 

Đức Phật khen tặng Ngài là Mật Hạnh Đệ Nhất và chọn Ngài vào trong số 16 La Hán lưu lại nhân gian. Với đức tính lặng lẽ, Ngài được phong tặng danh hiệu là La Hán Trầm Tư.

12. La Hán Khoái Nhĩ

Ngài tên là Nagasenahay (Na Tiên), là bậc La Hán xuất hiện sau khi Đức Phật Niết bàn 500 năm. Ngài nổi tiếng về tài biện luận. Khi Phật Pháp bị gặp nạn, ngày càng bị suy vi, nhờ có sự cật vấn của vua Di-lan-đà (hay Mi-lan-đà, là vua của vương quốc Ấn-Hy Lạp thời xưa), Ngài Na Tiên đã chiết phục vua trở thành một vị quốc vương anh minh và ủng hộ Phật Pháp hưng thịnh.

Có nơi nói rằng, Ngài chuyên tu về nhĩ căn (tức là thức tai, để thu lấy âm thanh). Ngài dùng âm thanh thuyết Pháp để đưa người vào đạo, đó là ý nghĩa hình tượng của La Hán Khoái Nhĩ. Đó cũng chính là ý nghĩa tên của Ngài.

13. La Hán Bố Đại

Tên của Ngài là Angada. Sau khi chứng đạo, Ngài vẫn mang túi tu bên mình để đựng rắn độc với mong muốn hoá độ cho chúng. Cho nên, mọi người gọi Ngài là La Hán Bố Đại. 

Nhân duyên tại nước Ô-trượng-na (nay thuộc về Pakistan), một người mong muốn tạc tượng Bồ Tát Di Lặc nhưng không dám làm vì chưa được thấy diện mạo của Bồ Tát. Cho nên, Ngài đã đưa người này lên cung trời ba lần để chiêm ngưỡng chân tướng trang nghiêm của Bồ Tát Di Lặc. Sau khi tạc xong, tượng Bồ Tát được bảo tồn tại thủ đô nước Ô-trượng-na.

14. La Hán Ba Tiêu

Tên của Ngài là Vanavasin. Ngài thích tu tập trong núi rừng, thường đứng dưới các cây chuối nên còn được gọi là La Hán Ba Tiêu. 

Ngài từng dùng thần thông hóa độ vua Ca-nị-sắc-ca - vị vua của vương quốc Quý Sương ở Trung Á trở thành bậc đại quân vương hoằng dương Phật Pháp. Ngài còn khuyến tấn Đức vua xây chùa, tháp, tự viện để cúng dường, tổ chức kiết tập kinh điển Phật giáo lần thứ tư tại thủ đô Ca-thấp-di-la (thuộc vùng Tây Bắc Ấn Độ).

15. La Hán Trường My

Ngài tên là Ajita. Khi xuất gia, Ngài phát triển thiền quán và chứng quả A-la-hán. Cho nên Ngài được gọi là La Hán Trường My. Ngài cũng là một trong những thị giả của Đức Phật. 

Vua và nhân dân nước Đạt-ma-tất-thiết-đế không tin Phật Pháp, chỉ thờ quỷ thần sông núi; Ngài đã độ cho vua và nhân dân, làm cho Phật Pháp hưng thịnh ở đất nước này.

16. La Hán Kháng Môn

Ngài tên là Cullapatka (Châu-lợi-bàn-đặc). Do nghiệp duyên kiếp trước nên khi xuất gia, Ngài không tiếp thu được Phật Pháp. 

Sở dĩ ngài có Phật danh La Hán Kháng Môn vì Ngài có thái độ tu hành tốt, luôn cần cù nhẫn nại mặc dù vẫn thường xuyên có nhiều sai sót, hậu đậu. 

Vâng lời Đức Phật, Ngài thực hành pháp môn quét rác với cây chổi trên tay. Nhờ sự kiên trì, dốc tâm thực hành lời dạy của Đức Phật, Ngài đã chứng Thánh quả, thường dùng thần thông biện tài thuyết pháp giáo hóa chúng sinh.

17. La Hán Hàng Long 

Ngài tên là Nandimitra. Ngài đắc quả A-la-hán sau khi Đức Phật diệt độ 800 năm và cư trú tại nước Sư Tử. Ngài là vị đại La Hán thần thông quảng đại, đạo hạnh trang nghiêm. 

Có một lần, cả đảo Sư Tử bị Long Vương dâng nước nhấn chìm, Ngài đã ra tay hàng phục, cứu đảo qua cơn hồng thuỷ và được tặng hiệu La Hán Hàng Long.

18. La Hán Phục Hổ

Tên Ngài là Dharmatrta. Lúc còn nhỏ, Ngài thường lễ bái tượng các vị La Hán. Sau này, khi đi xuất gia, Ngài được một vị La Hán dạy, tu tập và chứng quả. 

Ngài du hóa trong nhân gian, giảng kinh, thuyết Pháp và thu phục hổ dữ, đem chúng về núi để thuần phục, cho tu tập. Do đó, mọi người gọi Ngài là La Hán Phục Hổ.

---

Trên đây là tổng hợp một số thông tin về 18 vị La Hán đã chứng đắc Thánh quả, nghĩa là giải thoát hoàn toàn, không còn vào dòng luân hồi nữa. 

Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ có thêm thông tin về các vị La Hán để hiểu được công lao to lớn của các Ngài trong sự nghiệp bảo vệ chánh Pháp; noi gương để tu tập, thực hành lời Phật dạy, đem lại lợi ích cho mình và mọi người.

Hãy cùng theo dõi các thông tin bổ ích trên website chuabavang.com trong các bài viết tiếp theo nhé!

Bài liên quan
Xem thêm

Hướng dẫn đăng ký quy y Tam Bảo chùa Ba Vàng trực tiếp và trực tuyến

Bài viết🞄 06/4/2025

Lễ quy y Tam Bảo chùa Ba Vàng được tổ chức hàng tháng theo nguyện vọng của Nhân dân. Nhân dân, Phật tử có thể tham gia theo hình thức trực tuyến hay trực tiếp

Bài viết 🞄 06/4/2025

Lễ quy y Tam Bảo chùa Ba Vàng được tổ chức hàng tháng theo nguyện vọng của Nhân dân. Nhân dân, Phật tử có thể tham gia theo hình thức trực tuyến hay trực tiếp

Lời chúc mùa Phật Đản: Lan tỏa yêu thương và an lạc đến mọi người

Bài viết🞄 29/3/2025

Dưới đây là những lời chúc lễ Phật đản ý nghĩa dành tặng cho gia đình, bạn bè, người yêu,... giúp mang lại phúc lành, phát sinh trí tuệ, thoát khỏi khổ đau.

Bài viết 🞄 29/3/2025

Dưới đây là những lời chúc lễ Phật đản ý nghĩa dành tặng cho gia đình, bạn bè, người yêu,... giúp mang lại phúc lành, phát sinh trí tuệ, thoát khỏi khổ đau.

Danh sách những bài hát về Phật đản ý nghĩa mà bạn không thể bỏ qua

Bài viết🞄 29/3/2025

Những bản nhạc Phật đản đầy ý nghĩa không chỉ tán dương sự đản sinh cao quý của Đức Phật mà còn giúp tăng trưởng thiện tâm và mang lại an lạc cho người nghe.

Bài viết 🞄 29/3/2025

Những bản nhạc Phật đản đầy ý nghĩa không chỉ tán dương sự đản sinh cao quý của Đức Phật mà còn giúp tăng trưởng thiện tâm và mang lại an lạc cho người nghe.

Lâm Tỳ Ni: Thánh tích linh thiêng ghi dấu sự đản sinh của Đức Phật

Bài viết🞄 28/3/2025

Vườn Lâm Tỳ Ni là nơi Đức Phật đản sinh, nằm tại quận Rupandehi (Nepal) - một trong tứ Thánh tích linh thiêng bậc nhất của Phật giáo.

Bài viết 🞄 28/3/2025

Vườn Lâm Tỳ Ni là nơi Đức Phật đản sinh, nằm tại quận Rupandehi (Nepal) - một trong tứ Thánh tích linh thiêng bậc nhất của Phật giáo.

Bồ Tát Hộ Minh là ai? 8 nhân duyên đầy đủ để Bồ Tát quyết định đản sinh

Bài viết🞄 28/3/2025

Bồ Tát Hộ Minh (sau này là Đức Phật Thích Ca) quán sát đầy đủ nhân duyên về dòng họ, quốc độ, chúng sinh,... thì mới đản sinh xuống nhân gian.

Bài viết 🞄 28/3/2025

Bồ Tát Hộ Minh (sau này là Đức Phật Thích Ca) quán sát đầy đủ nhân duyên về dòng họ, quốc độ, chúng sinh,... thì mới đản sinh xuống nhân gian.

8 đặc tính quý báu của hoa sen trong Phật giáo

Bài viết🞄 28/3/2025

Hoa sen trong Phật giáo mang 8 đặc tính cao quý. Đây là biểu tượng thanh khiết gắn liền với chư Phật, Bồ tát, thể hiện sự giải thoát giữa trần ai.

Bài viết 🞄 28/3/2025

Hoa sen trong Phật giáo mang 8 đặc tính cao quý. Đây là biểu tượng thanh khiết gắn liền với chư Phật, Bồ tát, thể hiện sự giải thoát giữa trần ai.

Tôn giả Ma Ha Ca Diếp: Từ bỏ phú quý - Tu hành thành bậc đầu đà đệ nhất

Bài viết🞄 24/3/2025

Ngài Ca Diếp là vị Thánh tăng đệ nhất đầu đà trong 10 đại đệ tử của Đức Phật. Dù sinh ra trong gia đình quyền quý nhưng Ngài đã từ bỏ mọi dục lạc, dấn thân xuất gia.

Bài viết 🞄 24/3/2025

Ngài Ca Diếp là vị Thánh tăng đệ nhất đầu đà trong 10 đại đệ tử của Đức Phật. Dù sinh ra trong gia đình quyền quý nhưng Ngài đã từ bỏ mọi dục lạc, dấn thân xuất gia.

Cúng thí thực là gì? Ý nghĩa và cách thực hành để được phước lành

Bài viết🞄 22/3/2025

Nhiều người sợ rằng, cúng thí thực sẽ bị cô hồn theo và quấy nhiễu. Nhưng nếu cúng đúng cách theo lời Phật dạy, bản thân và gia đình sẽ được bình an.

Bài viết 🞄 22/3/2025

Nhiều người sợ rằng, cúng thí thực sẽ bị cô hồn theo và quấy nhiễu. Nhưng nếu cúng đúng cách theo lời Phật dạy, bản thân và gia đình sẽ được bình an.

Nguồn gốc và ý nghĩa lễ tắm Phật

Bài viết🞄 22/3/2025

Thực hiện nghi lễ dâng nước cúng dường tắm Phật với đầy đủ tâm thành kính sẽ tạo lập được vô lượng công đức, phước báu.

Bài viết 🞄 22/3/2025

Thực hiện nghi lễ dâng nước cúng dường tắm Phật với đầy đủ tâm thành kính sẽ tạo lập được vô lượng công đức, phước báu.

“Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn” là gì? Lý giải Đức Phật không kiêu mạn

Bài viết🞄 22/3/2025

Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn là câu nói hoàn toàn xác đáng; xét đầy đủ công hạnh, đây chính là lời tuyên ngôn, chứ không phải là kiêu mạn.

Bài viết 🞄 22/3/2025

Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn là câu nói hoàn toàn xác đáng; xét đầy đủ công hạnh, đây chính là lời tuyên ngôn, chứ không phải là kiêu mạn.

Lễ Ngũ Bách Danh chùa Ba Vàng: Sám hối, tu tập cầu an, chuyển hóa thân tâm

Bài viết🞄 14/3/2025

Lễ Ngũ Bách Danh chùa Ba Vàng là cơ hội để quý Nhân dân, Phật tử được thực hành sám hối, tu tập giúp tăng trưởng phúc báu, mang lại bình an cho gia đình.

Bài viết 🞄 14/3/2025

Lễ Ngũ Bách Danh chùa Ba Vàng là cơ hội để quý Nhân dân, Phật tử được thực hành sám hối, tu tập giúp tăng trưởng phúc báu, mang lại bình an cho gia đình.

6 lưu ý khi đi chùa giúp được phước, thuận lợi, bình an hơn

Bài viết🞄 14/3/2025

Mỗi khi đi chùa, nhiều người thường băn khoăn về những điều kiêng kỵ vì sợ phạm vào sai lầm. Dưới đây là 6 lưu ý quan trọng cho người đi lễ chùa.

Bài viết 🞄 14/3/2025

Mỗi khi đi chùa, nhiều người thường băn khoăn về những điều kiêng kỵ vì sợ phạm vào sai lầm. Dưới đây là 6 lưu ý quan trọng cho người đi lễ chùa.

Tứ diệu đế là gì? Bốn chân lý màu nhiệm giúp con người thoát khổ đau

Bài viết🞄 14/3/2025

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về Tứ diệu đế cũng như phương pháp để thoát khỏi mọi khổ đau, được an lành, hạnh phúc.

Bài viết 🞄 14/3/2025

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về Tứ diệu đế cũng như phương pháp để thoát khỏi mọi khổ đau, được an lành, hạnh phúc.

Niết bàn: Đích đến tối thượng giúp thoát khổ, được an lạc tuyệt đối

Bài viết🞄 13/3/2025

Niết bàn không phải một cõi giới hay trú xứ, mà là trạng thái tâm của chúng ta khi đã diệt hết các phiền não. Có bốn loại Niết bàn.

Bài viết 🞄 13/3/2025

Niết bàn không phải một cõi giới hay trú xứ, mà là trạng thái tâm của chúng ta khi đã diệt hết các phiền não. Có bốn loại Niết bàn.

Xá lợi: Những đặc tính nhiệm màu và công đức to lớn khi chiêm bái

Bài viết🞄 12/3/2025

Xá lợi Phật là kết tinh từ năng lực tu hành của Đức Phật, thành tựu từ vô lượng công đức của Giới - Định - Tuệ...

Bài viết 🞄 12/3/2025

Xá lợi Phật là kết tinh từ năng lực tu hành của Đức Phật, thành tựu từ vô lượng công đức của Giới - Định - Tuệ...

Tiền kiếp vứt bỏ con, bị bỏ rơi 7 lần ở kiếp sau: Ghosaka tìm lại hạnh phúc nhờ làm thiện

Bài viết🞄 08/3/2025

Ông vì 1 lần vứt bỏ con mà kiếp sau bị bỏ rơi 7 lần; nhưng nhờ phước thiện tích lũy mà thoát chết 7 lần, sau đó đã được cuộc sống hạnh phúc.

Bài viết 🞄 08/3/2025

Ông vì 1 lần vứt bỏ con mà kiếp sau bị bỏ rơi 7 lần; nhưng nhờ phước thiện tích lũy mà thoát chết 7 lần, sau đó đã được cuộc sống hạnh phúc.

Xuất gia đi tu: Ý nghĩa và điều kiện cần có để được xuất gia

Bài viết🞄 08/3/2025

Xuất gia gồm có ba ý nghĩa là: xuất thế tục gia, xuất tam giới gia, xuất phiền não gia. Người có chí nguyện xuất gia phải đáp ứng những điều kiện nhất định.

Bài viết 🞄 08/3/2025

Xuất gia gồm có ba ý nghĩa là: xuất thế tục gia, xuất tam giới gia, xuất phiền não gia. Người có chí nguyện xuất gia phải đáp ứng những điều kiện nhất định.

Top 5 bài hát về ngày 8/3 tôn vinh phái nữ hay và ý nghĩa

Bài viết🞄 07/3/2025

Cảm xúc cùng những bài hát 8/3 ý nghĩa, lời bài hát dễ nghe, dễ thuộc nhằm tôn vinh vẻ đẹp và sự hy sinh của người phụ nữ.

Bài viết 🞄 07/3/2025

Cảm xúc cùng những bài hát 8/3 ý nghĩa, lời bài hát dễ nghe, dễ thuộc nhằm tôn vinh vẻ đẹp và sự hy sinh của người phụ nữ.

Tổng hợp lời chúc ngày 8/3 giàu ý nghĩa, chân thành dành tặng phụ nữ

Bài viết🞄 07/3/2025

Dưới đây là những lời chúc 8/3 hay, ý nghĩa để gửi gắm yêu thương, mang đến an lành qua những tấm thiệp, tin nhắn hay mạng xã hội,...

Bài viết 🞄 07/3/2025

Dưới đây là những lời chúc 8/3 hay, ý nghĩa để gửi gắm yêu thương, mang đến an lành qua những tấm thiệp, tin nhắn hay mạng xã hội,...