Mục Lục [Ẩn]
Chùa Ba Vàng là điểm du lịch tâm linh, thu hút đông đảo du khách thập phương trong và ngoài nước. Đến chùa Ba Vàng tham quan, lễ Phật nhiều du khách, Phật tử được thưởng thức những bữa cơm chay miễn phí tại chùa. Sau bữa ăn, nhiều du khách rất tâm đắc với món bánh chưng chay do nhà chùa tự tay làm. Vậy công thức để làm nên những chiếc bánh chưng chay ngon như vậy là gì?
Bài viết dưới đây chùa Ba Vàng xin hướng dẫn quý Phật tử cách gói bánh chưng chay đơn giản nhưng vẫn giữ được những hương vị cổ truyền!
Nguyên liệu gói bánh chưng chay gồm có:
- Gạo nếp
- Đậu xanh
- Lá dong
- Lá riềng tươi
- Lạt buộc
- Hạt tiêu bắc, hạt nêm chay, muối tinh, dầu ăn thực vật...
Để có những chiếc bánh chưng ngon thì việc chọn nguyên liệu rất quan trọng. Chúng ta nên chọn những chiếc lá dong tươi có màu sắc xanh đậm, có độ dai tốt, lá không bị giòn.
Gạo nếp nên lưu ý chọn loại hạt mẩy, ngon nhất là nếp cái hoa vàng, vừa thơm, vừa dẻo.
Dây lạt khi gói bánh chưng cần chọn loại dây lạt giang, mỏng, mềm và dẻo dai. Còn lá riềng thì sử dụng những lá tươi, không quá già. Với đỗ xanh nên chọn loại đỗ mới, ruột vàng, hạt mẩy.
Bánh chưng chay chùa Ba Vàng ngon phần lớn phụ thuộc vào công đoạn sơ chế nguyên liệu
Khâu sơ chế cũng là nhân tố góp phần tạo nên một chiếc bánh chưng thơm ngon. Sau đây chùa Ba Vàng sẽ hướng dẫn các bạn cách để sơ chế các nguyên liệu trước khi vào gói.
Lá riềng: Lá riềng sẽ giúp bánh được xanh và thơm. Chúng ta tiến hành nhặt bỏ phần lá héo, rửa sạch rồi đem xay nhuyễn và chắt lấy phần nước cốt.
Gạo nếp: Để bánh chưng xanh, ngon có vị đặc trưng, chúng ta sẽ có ba bước sơ chế gạo nếp sau đây:
Bước 1: Gạo nếp vo sạch và ngâm với nước từ 5-6 tiếng, vớt ra để ráo nước. (Lưu ý: Chúng ta vo gạo thật sạch rồi mang đi ngâm thì bánh sẽ ngon hơn là làm ngược lại).
Bước 2: Sau khi gạo đã ráo nước, đem gạo trộn với nước cốt lá riềng và ngâm từ 5-10 phút để nước riềng ngấm vào gạo. Sau đó vớt gạo ra cho ráo nước.
Bước 3: Sau cùng trộn gạo với một lượng vừa đủ muối tinh, hạt nêm chay và tiêu bắc.
Đỗ xanh: Nhiều người rất sợ ăn phần đậu xanh của bánh chưng vì nó rất khô và ngấy. Nhưng nếu biết cách sơ chế trước khi gói, đậu xanh sẽ rất thơm và ngon:
Bước 1: Bạn có thể mua đậu xanh đã tách vỏ hoặc chưa tách vỏ. Nếu mua đậu xanh đã tách vỏ thì bạn nên ngâm trong nước từ 5-6 tiếng, còn với loại đậu chưa tách vỏ thì sau khi ngâm xong, bạn cần đãi sạch vỏ.
Bước 2: Cho đỗ xanh vào nồi hấp cách thủy. Chú ý: Chúng ta không đun đỗ trực tiếp với nước để đảm bảo bánh không bị chua.
Bước 3: Sau khi đã hấp chín đỗ trộn với hạt tiêu bắc, hạt nêm chay, muối tinh với lượng vừa đủ và cho vào máy xay nhuyễn. Khi cho vào xay chúng ta sẽ cho một chút dầu ăn thực vật để bánh được ngon và ngậy hơn.
Bước 4: Sau đó nắm đỗ thành các nắm tròn theo đúng tỷ lệ của bánh muốn gói (khoảng 130 gram/1,3 lạng).
Lá dong: Đầu tiên dùng khăn mềm rửa nhẹ hai bên mặt lá thật sạch rồi dựng cuống lá lên, đem phơi chỗ mát, thoáng gió cho ráo nước. Chú ý: Không nên phơi lá quá lâu, lá sẽ bị khô ảnh hưởng đến chất lượng bánh. Tiếp đó, dọc bớt phần cứng ở sống lá và dùng khăn khô, sạch lau lại lá một lần nữa để lá không còn nước.
Cách gói bánh chưng chay Ba Vàng đơn giản
Khi đã chuẩn bị và sơ chế nguyên liệu chúng ta bắt tay vào gói bánh với sáu bước như sau:
Bước 1: Làm khuôn:
- Xếp bốn lá dong vuông góc với nhau, hai lá bên ngoài úp mặt phải xuống, hai lá bên trong ngửa mặt phải lên. Úp ngược khuôn trong vào chính giữa lá.
- Lần lượt gói lá dong sát theo mép khuôn, từ trái qua phải, sau đó lồng khuôn trong vào khuôn ngoài và nhấc khuôn trong ra.
Bước 2: Làm nhân:
Nhân một chiếc bánh chưng của chùa Ba Vàng thường gói với tỷ lệ: 400 gram gạo nếp, 130 gram đậu xanh. Sau đây chùa Ba Vàng sẽ hướng dẫn các bạn cách làm nhân bánh:
- Cho một bát gạo (khoảng 200 gram gạo đã sơ chế) vào khuôn lá vừa xếp, dàn đều để gạo lấp đầy khắp đáy khuôn.
- Cho một nắm đỗ xanh lên trên phần gạo vừa đổ, lưu ý khi rải đỗ nên chừa lại, không nên rải hết đến cạnh khuôn.
- Tiếp đó lấy một bát gạo khác rải đều xung quanh và phủ kín mặt đỗ. Dùng tay ấn nhẹ gạo ở các góc và mặt bánh để gạo nén đều xuống.
Bước 3: Gói bánh:
- Gập các cạnh lá lại cho gọn, tay trái giữ cho lá, tay phải lấy khuôn ra đeo vào cổ tay trái. Đổi tay phải giữ lá rồi bỏ khuôn ra khỏi tay.
- Kéo hai đầu của mỗi sợi lạt và buộc chặt bánh bằng cách xoắn tạo thành hình chữ thập. Buộc lạt bánh chúng ta nên chú ý nhẹ tay để bánh không bị bục khi luộc. Sau đó cắt bỏ những phần lạt buộc thừa.
Bước 4: Luộc bánh:
- Chúng ta xếp bánh chưng theo từng cặp, úp mặt buộc lạt vào nhau để tránh lạt buộc thừa làm rách lá của chiếc bánh khác.
- Xếp bánh vào nồi theo chiều thẳng đứng, đổ nước ngập quá mặt bánh từ 5-10 cm. Khi luộc bánh luôn phải ngập nước nên chúng ta cần phải chuẩn bị sẵn nước đã đun sôi cho nồi bánh chưng.
- Sau từ 10 đến 12 tiếng thì vớt bánh ra, xếp bánh ra mặt phẳng và dùng miếng gỗ hoặc mâm đè lên. Dùng một vật nặng vừa phải đặt lên trên để bánh được ép rền, phẳng, đẹp.
Cách bảo quản bánh chưng chay được lâu
Bánh chưng sau khi ép xong, chúng ta xếp bánh vào những nơi thoáng mát. Để bánh lâu hỏng chúng ta không xếp bánh thành các chồng cao mà xếp bánh đứng dọc để tránh áp lực của những chiếc bánh khác đè lên thì bánh sẽ lâu bị chua. Ngoài ra chúng ta cũng có thể để bánh chưng vào ngăn mát của tủ lạnh dùng đến đâu thì sử dụng đến đó.
Trên đây chùa Ba Vàng đã có bài viết hướng dẫn chi tiết quy trình để gói một chiếc bánh chưng chay đơn giản. Chúc các bạn sẽ có thể tự tay gói được những chiếc bánh chưng chay thơm ngon để cùng người thân gia đình thưởng thức cho ngày Tết sắp tới.
Nguyễn Hằng
Bài viết🞄 15/11/2024
Trong dân gian Việt Nam lưu truyền rất nhiều phong tục ngày Tết Nguyên đán. Tùy theo vùng miền Bắc - Trung - Nam sẽ có những phong tục tập quán khác nhau.
Bài viết 🞄 15/11/2024
Trong dân gian Việt Nam lưu truyền rất nhiều phong tục ngày Tết Nguyên đán. Tùy theo vùng miền Bắc - Trung - Nam sẽ có những phong tục tập quán khác nhau.
Bài viết🞄 23/10/2024
Chùa Ba Vàng mong muốn được chung tay góp sức cùng các tổ chức, đoàn thể, chính quyền các cấp để giúp bà con khắc phục hậu quả bão Yagi để lại...
Bài viết 🞄 23/10/2024
Chùa Ba Vàng mong muốn được chung tay góp sức cùng các tổ chức, đoàn thể, chính quyền các cấp để giúp bà con khắc phục hậu quả bão Yagi để lại...
Bài viết🞄 21/10/2024
Bài kinh “Nhân duyên của giàu nghèo” sẽ lý giải tại sao lại có kẻ giàu, người nghèo. Đồng thời, chỉ ra cách để có được tài sản dựa theo quan điểm đạo Phật.
Bài viết 🞄 21/10/2024
Bài kinh “Nhân duyên của giàu nghèo” sẽ lý giải tại sao lại có kẻ giàu, người nghèo. Đồng thời, chỉ ra cách để có được tài sản dựa theo quan điểm đạo Phật.
Bài viết🞄 20/10/2024
Áp dụng 11 điều theo lời Phật dạy sẽ giúp phụ nữ trở nên đẹp từ tướng mạo đến tâm hồn, được yêu mến và đón nhận nhiều điều tốt lành trong đời này và đời sau.
Bài viết 🞄 20/10/2024
Áp dụng 11 điều theo lời Phật dạy sẽ giúp phụ nữ trở nên đẹp từ tướng mạo đến tâm hồn, được yêu mến và đón nhận nhiều điều tốt lành trong đời này và đời sau.
Bài viết🞄 07/10/2024
Trong bài kinh Làm giàu, Đức Phật khuyến khích người đệ tử tại gia phải bằng sự nỗ lực tinh tấn, sử dụng trí tuệ và sức lực của bản thân để làm ra tài sản một cách hợp pháp.
Bài viết 🞄 07/10/2024
Trong bài kinh Làm giàu, Đức Phật khuyến khích người đệ tử tại gia phải bằng sự nỗ lực tinh tấn, sử dụng trí tuệ và sức lực của bản thân để làm ra tài sản một cách hợp pháp.
Bài viết🞄 23/9/2024
Tổ Sư Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác là người đã có công tiếp nối các bậc Long Tượng khai sơn ngôi chùa Ba Vàng. Hơn 300 năm sau, Thầy Thích Trúc Thái Minh là người đã kế nghiệp chư Tổ khai sơn, gây dựng ngôi già lam Ba Vàng.
Bài viết 🞄 23/9/2024
Tổ Sư Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác là người đã có công tiếp nối các bậc Long Tượng khai sơn ngôi chùa Ba Vàng. Hơn 300 năm sau, Thầy Thích Trúc Thái Minh là người đã kế nghiệp chư Tổ khai sơn, gây dựng ngôi già lam Ba Vàng.
Bài viết🞄 19/8/2024
Dưới đây là các bản nhạc Vu Lan với giai điệu xúc động, lời bài hát dễ nghe, dễ thuộc, gợi nhớ về ân nghĩa và những lo toan, vất vả của mẹ cha.
Bài viết 🞄 19/8/2024
Dưới đây là các bản nhạc Vu Lan với giai điệu xúc động, lời bài hát dễ nghe, dễ thuộc, gợi nhớ về ân nghĩa và những lo toan, vất vả của mẹ cha.
Bài viết🞄 16/8/2024
Những điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn là không đúng. Sở dĩ có những kiêng kỵ là do dân gian quan niệm tháng cô hồn là tháng xá tội vong nhân
Bài viết 🞄 16/8/2024
Những điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn là không đúng. Sở dĩ có những kiêng kỵ là do dân gian quan niệm tháng cô hồn là tháng xá tội vong nhân
Bài viết🞄 16/8/2024
Cúng Rằm tháng 7 từ lâu đã trở thành truyền thống của mỗi gia đình Việt, là dịp để con cháu bày tỏ lòng hiếu kính, tri ân đến ông bà, tổ tiên...
Bài viết 🞄 16/8/2024
Cúng Rằm tháng 7 từ lâu đã trở thành truyền thống của mỗi gia đình Việt, là dịp để con cháu bày tỏ lòng hiếu kính, tri ân đến ông bà, tổ tiên...
Bài viết🞄 16/8/2024
Lễ Vu Lan báo hiếu có nguồn gốc từ đạo Phật. Đây là cơ hội quý báu để những người con được thực hành tâm tri ân và đền ân đối với cha mẹ của mình.
Bài viết 🞄 16/8/2024
Lễ Vu Lan báo hiếu có nguồn gốc từ đạo Phật. Đây là cơ hội quý báu để những người con được thực hành tâm tri ân và đền ân đối với cha mẹ của mình.
Bài viết🞄 23/6/2024
Tu tập Bát quan trai giới sẽ sinh ra nhiều công đức phúc báu cho những ai thực tập trì giới. Đặc biệt, công đức tu Bát quan trai còn giúp chúng ta chuyển hóa khổ đau ngay trong hiện tại.
Bài viết 🞄 23/6/2024
Tu tập Bát quan trai giới sẽ sinh ra nhiều công đức phúc báu cho những ai thực tập trì giới. Đặc biệt, công đức tu Bát quan trai còn giúp chúng ta chuyển hóa khổ đau ngay trong hiện tại.
Bài viết🞄 22/6/2024
Hiện nay, nhiều cặp vợ chồng đang phải đối mặt với những bất hòa, xung đột,... do chưa hiểu nhau và thiếu tôn trọng đạo lý vợ chồng. Những mâu thuẫn khiến họ đau khổ, mệt mỏi, thậm chí gia đình tan vỡ.
Bài viết 🞄 22/6/2024
Hiện nay, nhiều cặp vợ chồng đang phải đối mặt với những bất hòa, xung đột,... do chưa hiểu nhau và thiếu tôn trọng đạo lý vợ chồng. Những mâu thuẫn khiến họ đau khổ, mệt mỏi, thậm chí gia đình tan vỡ.
Bài viết🞄 09/6/2024
Trong cụm từ “Tết Đoan Ngọ” thì “Đoan” là đầu mối, “Ngọ” là giờ ngọ. Như vậy theo quan niệm dân gian, Tết Đoan Ngọ có thể nghĩa là ăn Tết vào giờ ngọ
Bài viết 🞄 09/6/2024
Trong cụm từ “Tết Đoan Ngọ” thì “Đoan” là đầu mối, “Ngọ” là giờ ngọ. Như vậy theo quan niệm dân gian, Tết Đoan Ngọ có thể nghĩa là ăn Tết vào giờ ngọ
Bài viết🞄 09/6/2024
Để mâm cúng Tết Đoan Ngọ được đầy đủ và mang lại nhiều lợi ích, chúng ta nên chuẩn bị 3 lễ: Cúng Phật: Sắm đủ hoặc sắm tùy duyên các loại:...
Bài viết 🞄 09/6/2024
Để mâm cúng Tết Đoan Ngọ được đầy đủ và mang lại nhiều lợi ích, chúng ta nên chuẩn bị 3 lễ: Cúng Phật: Sắm đủ hoặc sắm tùy duyên các loại:...
Bài viết🞄 28/5/2024
Nghiện game đang là vấn nạn đáng lo ngại trong xã hội hiện nay. Người chơi game ngồi trong nhiều giờ, không ăn, không ngủ...ảnh hưởng đến sức khỏe...
Bài viết 🞄 28/5/2024
Nghiện game đang là vấn nạn đáng lo ngại trong xã hội hiện nay. Người chơi game ngồi trong nhiều giờ, không ăn, không ngủ...ảnh hưởng đến sức khỏe...
Bài viết🞄 26/5/2024
Chúng ta thường chỉ giải mã giấc mơ thông qua kinh nghiệm và chỉ biết được một chút. Chúng ta cũng không có tiêu chuẩn để khẳng định giấc mơ báo điềm gì...
Bài viết 🞄 26/5/2024
Chúng ta thường chỉ giải mã giấc mơ thông qua kinh nghiệm và chỉ biết được một chút. Chúng ta cũng không có tiêu chuẩn để khẳng định giấc mơ báo điềm gì...