Mục Lục [Ẩn]
Lễ tạ đất cuối năm là một trong những nghi thức văn hóa ngày Tết của người Việt. Vào dịp này, nhiều gia đình thường tạ lễ các vị thần nơi đất ở, để thể hiện sự biết ơn và mong cầu được phù hộ, hộ trì trong năm mới.
Vậy cúng vào thời gian nào, sắm lễ cúng tạ đất thế nào đúng chuẩn nhất? Tết Nguyên đán đang đến gần, mời quý vị hãy cùng đón đọc bài viết dưới để hiểu hơn về phong tục này nhé!
Lễ tạ đất là gì?
1. Quan niệm dân gian
Lễ tạ đất mang ý nghĩa đền ơn những người có ân với mình. Ông cha ta có câu: “Đất có thổ công, sông có hà bá”. Cho nên, nhiều người tin là có các vị thần như thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ - các vị này khác nhau nhưng gọi chung là Thổ Công. Họ là những người cai quản chung các việc về đất.
Nhiều người mong muốn được làm lễ tạ cuối năm với tâm biết ơn sau một năm bình an. Như vậy, biết ơn cũng là điều tốt.
2. Quan niệm Phật giáo
Đức Phật dạy, chắc chắn có tồn tại các vị chư Thiên, chư thần và khẳng định việc có cõi vong linh. Theo kinh Địa Tạng, Đức Phật có nhắc đến nhiều vị thần cai quản các cõi đất như: thần núi, thần sông, thần biển, thần đất, thần cây, Kiên Lao Địa Thần,... Và việc làm lễ cúng tạ đất là dịp để tạ ơn các vị thần đó.
Cúng tạ đất vào ngày nào?
Thuận theo phong tục thế gian, mỗi khi gần đến Tết, chúng ta nên cúng lễ tạ các vị thần. Mọi người thường cúng tạ đất bắt đầu kể từ ngày Rằm tháng Chạp, hoặc ngày 23 tháng Chạp (sau khi cúng ông Công ông Táo); hoặc cúng vào lễ tất niên.
Cúng tạ đất cuối năm thế nào để được hộ trì?
Với tinh thần của đạo Phật, chúng ta nên thực hành những việc sau để lễ tạ đất được diễn ra đầy đủ, trọn vẹn và cảm ứng đến thế giới tâm linh:
1. Chuẩn bị mâm cơm thanh tịnh, không có việc sát mạng chúng sinh.
Như trong bài kinh Tế Đàn (theo ĐTKVN, Tăng Chi Bộ I, Chương 4, Phẩm Bánh xe, phần Ujjaya), Đức Phật có dạy: “...Những loại tế đàn nào, này Bà-la-môn, bò bị giết, dê cừu bị giết, gà heo bị giết, các loài sinh vật khác đi đến bị giết hại. Loại tế đàn ấy, này Bà-la-môn, liên hệ đến sát sinh, Ta không tán thán loại tế đàn ấy. Những loại tế đàn có sát sinh như vậy, này Bà-la-môn, các A la hán và những ai đi trên con đường hướng đến A la hán, không có đi đến…”.
Xem thêm: Hướng dẫn sắm lễ tạ đất
2. Thỉnh các vị thần chứng minh đàn lễ cúng dường vật thực.
Trong bài kinh Cúng Linh (theo ĐTKVN, Tăng Chi Bộ IV, Chương 10, phẩm Jànussoni, phần Jànussoni), có đoạn: “...Ở đây, này Bà-la-môn, những người nào… sau khi thân hoại mạng chung sinh vào địa ngục, sinh vào loại bàng sanh, sinh cộng trú với loài người, sinh cộng trú với chư Thiên. Những vị này, được nuôi sống và tồn tại với những món ăn ứng với cảnh giới của các vị ấy…”.
Cho nên, trong thế giới vô hình, một số vị thần có thọ hưởng vật thực, nhưng cũng có vị không thọ nhận; bởi có những thức ăn của các vị cao quý hơn cõi người. Tuy nhiên, các vị thần vẫn có thể đến để chứng minh cho lòng thành của người cúng.
Chúng ta cần đặt ba tâm kính Phật, trọng Thần, hiếu nghĩa với tổ tiên khi cúng lễ:
- Biết ơn Phật đã chỉ dạy pháp cứu khổ cho chúng sinh.
- Biết ơn và tôn trọng các vị chư Thiên, Thiện Thần đã ủng hộ cho mình làm các việc thiện.
- Biết ơn tổ tiên, cha mẹ đã sinh thành dưỡng dục chúng ta, đã tạo duyên cho chúng ta có họ hàng anh em, con cái.
3. Tác phước, hồi hướng cho các vị chư Thiên, chư Thần.
Đây là một cách để chúng ta có thể tạ ơn các vị, để các vị thêm phúc báu, oai lực để hộ trì cho gia chủ.
Trong Kinh Địa Tạng dạy rằng, nếu chúng ta đọc tụng kinh điển, tác phước cúng dường hồi hướng cho các vị chư Thiên, chư Thần có duyên cai quản địa phận của gia đình mình, thì các vị ấy sẽ được phước báu, hoan hỷ hộ trì cho chúng ta.
Đặt mâm cúng tạ đất ở đâu?
Chúng ta có thể đặt mâm cúng trên bàn thờ; nếu chưa có bàn thờ thì có thể chọn nơi trang nghiêm để sắp lễ cúng tạ đất lên bàn. Cụ thể:
– Trường hợp chưa có bàn thờ: Sắp 1 bàn, để 3 cốc gạo, sắm 3 lễ bày trước cốc gạo: cúng Phật, cúng Thần Linh, cúng gia tiên.
– Trường hợp có bàn thờ:
+ Chỉ có bàn thờ Phật: Sắp thêm 2 cốc gạo bày hai bên cạnh/dưới nơi thờ Phật: 1 cốc để cắm hương bày lễ cúng Thần Linh, 1 cốc để cắm hương bày lễ cúng gia tiên.
+ Chỉ có bàn thờ thổ công: Sắp thêm để cúng Phật và vong linh tương tự như trên.
+ Chỉ có 1 bàn thờ vong linh: Sắp thêm để cúng Phật và chư Thiên, chư Thần Linh tương tự như trên.
Lễ tạ đất gồm những gì?
– Cúng Phật: Hương, hoa, trà, quả, thực: xôi chè hoặc bát cơm trắng.
– Cúng chư Thiên, Thần Linh: Hương, hoa, trà, quả, thực: xôi chè hoặc bát cơm trắng.
– Cúng vong linh (bày lễ ở bát hương thờ gia tiên): Hoa quả, một mâm cơm (chay: rau, củ, quả; hoặc nếu là mâm cơm mặn thì chỉ nên có thịt tịnh nhục: thịt của chúng sinh đã chết, nhưng không do tự tay giết hoặc xui người khác giết hại) hoặc một bát cơm, một cốc nước và một cốc sữa.
Lưu ý:
– Hương: tùy duyên dùng hương cây, hương trầm… hoặc không có hương thì dùng tâm hương.
– Hoa: Các loài hoa có hương thơm (không kiêng về tên hoa và số lượng).
– Trà: Nước trà tỏa hương. Nếu không có nước trà thì có thể cúng bằng nước trắng.
– Quả: Số lượng tùy ý không kiêng kị 2 quả hay 4 quả,… Nên cúng quả đã chín vì có hương từ vị để vong linh thọ hưởng, quả xanh chưa có hương thơm của vị (Tránh tình trạng biến ban thờ thành chỗ cất đồ).
– Các đồ lễ, sau khi lễ xong thì thọ thực.
Bài cúng tạ đất
Chùa Ba Vàng xin gửi đến quý vị bài cúng lễ tạ đất đầy đủ qua đường link tại đây: Bài cúng Ông Công Ông Táo, tất niên, tạ đất tại nhà, cơ quan, cửa hàng,...
Trên đây là những hướng dẫn của Thầy Thích Trúc Thái Minh về lễ tạ đất. Hy vọng qua bài viết, quý vị sẽ biết thêm những thông tin hữu ích về nghi lễ tâm linh theo góc nhìn của đạo Phật trong ngày Tết.
Bài viết🞄 02/12/2024
Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn là câu nói hoàn toàn xác đáng; xét đầy đủ công hạnh, đây chính là lời tuyên ngôn, chứ không phải là kiêu mạn.
Bài viết 🞄 02/12/2024
Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn là câu nói hoàn toàn xác đáng; xét đầy đủ công hạnh, đây chính là lời tuyên ngôn, chứ không phải là kiêu mạn.
Bài viết🞄 29/11/2024
Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông là một ngôi sao sáng trong lịch sử dân tộc. Ngài không chỉ là bậc minh quân mà còn là nhà tu hành chân chính, lỗi lạc.
Bài viết 🞄 29/11/2024
Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông là một ngôi sao sáng trong lịch sử dân tộc. Ngài không chỉ là bậc minh quân mà còn là nhà tu hành chân chính, lỗi lạc.
Bài viết🞄 29/11/2024
Một khi đã phạm khẩu nghiệp thì khó tránh khỏi tai ương. Vậy nên, ta cần thành tâm sám hối, tu nhân tích đức để cuộc sống được bình an, tốt đẹp.
Bài viết 🞄 29/11/2024
Một khi đã phạm khẩu nghiệp thì khó tránh khỏi tai ương. Vậy nên, ta cần thành tâm sám hối, tu nhân tích đức để cuộc sống được bình an, tốt đẹp.
Bài viết🞄 28/11/2024
Nhiều người muốn giải mã giấc mơ để biết những điều sắp xảy ra. Nhưng nếu là phàm nhân, chúng ta không có đủ trí để biết trước điềm báo trong mơ.
Bài viết 🞄 28/11/2024
Nhiều người muốn giải mã giấc mơ để biết những điều sắp xảy ra. Nhưng nếu là phàm nhân, chúng ta không có đủ trí để biết trước điềm báo trong mơ.
Bài viết🞄 24/11/2024
Để lý giải việc có kiếp sau không, hãy tìm hiểu lời Đức Phật thuyết. Ngài thấy rõ, chúng sinh không chỉ tồn tại kiếp sống duy nhất mà trải qua nhiều kiếp sống khác.
Bài viết 🞄 24/11/2024
Để lý giải việc có kiếp sau không, hãy tìm hiểu lời Đức Phật thuyết. Ngài thấy rõ, chúng sinh không chỉ tồn tại kiếp sống duy nhất mà trải qua nhiều kiếp sống khác.
Bài viết🞄 22/11/2024
Quan niệm thả cá chép để ông Công ông Táo cưỡi về trời là không đúng. Tuy nhiên, việc phóng sinh các loài vật vào cuối năm vẫn mang ý nghĩa tốt đẹp.
Bài viết 🞄 22/11/2024
Quan niệm thả cá chép để ông Công ông Táo cưỡi về trời là không đúng. Tuy nhiên, việc phóng sinh các loài vật vào cuối năm vẫn mang ý nghĩa tốt đẹp.
Bài viết🞄 15/11/2024
Trong dân gian Việt Nam lưu truyền rất nhiều phong tục ngày Tết Nguyên đán. Tùy theo vùng miền Bắc - Trung - Nam sẽ có những phong tục tập quán khác nhau.
Bài viết 🞄 15/11/2024
Trong dân gian Việt Nam lưu truyền rất nhiều phong tục ngày Tết Nguyên đán. Tùy theo vùng miền Bắc - Trung - Nam sẽ có những phong tục tập quán khác nhau.
Bài viết🞄 21/10/2024
Bài kinh “Nhân duyên của giàu nghèo” sẽ lý giải tại sao lại có kẻ giàu, người nghèo. Đồng thời, chỉ ra cách để có được tài sản dựa theo quan điểm đạo Phật.
Bài viết 🞄 21/10/2024
Bài kinh “Nhân duyên của giàu nghèo” sẽ lý giải tại sao lại có kẻ giàu, người nghèo. Đồng thời, chỉ ra cách để có được tài sản dựa theo quan điểm đạo Phật.
Bài viết🞄 20/10/2024
Áp dụng 11 điều theo lời Phật dạy sẽ giúp phụ nữ trở nên đẹp từ tướng mạo đến tâm hồn, được yêu mến và đón nhận nhiều điều tốt lành trong đời này và đời sau.
Bài viết 🞄 20/10/2024
Áp dụng 11 điều theo lời Phật dạy sẽ giúp phụ nữ trở nên đẹp từ tướng mạo đến tâm hồn, được yêu mến và đón nhận nhiều điều tốt lành trong đời này và đời sau.
Bài viết🞄 09/10/2024
Một người vừa lên ngôi vua đã đánh bại đội quân Nguyên Mông hùng mạnh nhất thời bấy giờ, từ bỏ đỉnh cao danh vọng để xuất gia - đó là Phật hoàng Trần Nhân Tông.
Bài viết 🞄 09/10/2024
Một người vừa lên ngôi vua đã đánh bại đội quân Nguyên Mông hùng mạnh nhất thời bấy giờ, từ bỏ đỉnh cao danh vọng để xuất gia - đó là Phật hoàng Trần Nhân Tông.
Bài viết🞄 07/10/2024
Trong bài kinh Làm giàu, Đức Phật khuyến khích người đệ tử tại gia phải bằng sự nỗ lực tinh tấn, sử dụng trí tuệ và sức lực của bản thân để làm ra tài sản một cách hợp pháp.
Bài viết 🞄 07/10/2024
Trong bài kinh Làm giàu, Đức Phật khuyến khích người đệ tử tại gia phải bằng sự nỗ lực tinh tấn, sử dụng trí tuệ và sức lực của bản thân để làm ra tài sản một cách hợp pháp.
Bài viết🞄 23/9/2024
Tổ Sư Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác là người đã có công tiếp nối các bậc Long Tượng khai sơn ngôi chùa Ba Vàng. Hơn 300 năm sau, Thầy Thích Trúc Thái Minh là người đã kế nghiệp chư Tổ khai sơn, gây dựng ngôi già lam Ba Vàng.
Bài viết 🞄 23/9/2024
Tổ Sư Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác là người đã có công tiếp nối các bậc Long Tượng khai sơn ngôi chùa Ba Vàng. Hơn 300 năm sau, Thầy Thích Trúc Thái Minh là người đã kế nghiệp chư Tổ khai sơn, gây dựng ngôi già lam Ba Vàng.
Bài viết🞄 19/8/2024
Dưới đây là các bản nhạc Vu Lan với giai điệu xúc động, lời bài hát dễ nghe, dễ thuộc, gợi nhớ về ân nghĩa và những lo toan, vất vả của mẹ cha.
Bài viết 🞄 19/8/2024
Dưới đây là các bản nhạc Vu Lan với giai điệu xúc động, lời bài hát dễ nghe, dễ thuộc, gợi nhớ về ân nghĩa và những lo toan, vất vả của mẹ cha.
Bài viết🞄 16/8/2024
Những điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn là không đúng. Sở dĩ có những kiêng kỵ là do dân gian quan niệm tháng cô hồn là tháng xá tội vong nhân
Bài viết 🞄 16/8/2024
Những điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn là không đúng. Sở dĩ có những kiêng kỵ là do dân gian quan niệm tháng cô hồn là tháng xá tội vong nhân
Bài viết🞄 16/8/2024
Cúng Rằm tháng 7 từ lâu đã trở thành truyền thống của mỗi gia đình Việt, là dịp để con cháu bày tỏ lòng hiếu kính, tri ân đến ông bà, tổ tiên...
Bài viết 🞄 16/8/2024
Cúng Rằm tháng 7 từ lâu đã trở thành truyền thống của mỗi gia đình Việt, là dịp để con cháu bày tỏ lòng hiếu kính, tri ân đến ông bà, tổ tiên...
Bài viết🞄 16/8/2024
Lễ Vu Lan báo hiếu có nguồn gốc từ đạo Phật. Đây là cơ hội quý báu để những người con được thực hành tâm tri ân và đền ân đối với cha mẹ của mình.
Bài viết 🞄 16/8/2024
Lễ Vu Lan báo hiếu có nguồn gốc từ đạo Phật. Đây là cơ hội quý báu để những người con được thực hành tâm tri ân và đền ân đối với cha mẹ của mình.