Mục Lục [Ẩn]
Lễ Vu Lan báo hiếu có nguồn gốc từ đạo Phật. Đây là cơ hội quý báu để những người con được thực hành tâm tri ân và đền ân đối với cha mẹ của mình.
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin về ngày Vu Lan báo hiếu cũng như cách để báo hiếu cha mẹ được trọn vẹn nhất, mang lại lợi ích cho cha mẹ nhiều đời, nhiều kiếp.
Lễ Vu Lan là gì?
Vu Lan hay Vu Lan Bồn có âm tiếng Phạn là “Ullambana”, dịch ra chữ Hán là “Giải đảo huyền”. “Giải đảo huyền” tức là hóa giải tội bị treo ngược. Chữ “đảo” là lộn ngược; chữ “huyền” là treo lên. Chữ “treo ngược” đại diện cho những sự khổ ở trong địa ngục.
Cụ thể, chúng sinh khi hết kiếp ở cõi người, nếu tội nặng thì đọa vào trong địa ngục. Khi vào địa ngục thì chắc chắn không thể thoát khỏi những hình phạt tra tấn: treo ngược tội nhân lên, trói chân treo dốc đầu xuống và đánh đập tra tấn, cắt da xẻo thịt, đâm chém xay giã. Cho nên, “Giải đảo huyền” nghĩa là hóa giải tội nhân bị treo ngược.
Như vậy, lễ Vu Lan (hay còn gọi là lễ Giải đảo huyền) là cứu khổ, cứu nạn các vong nhân đang bị đọa địa ngục. Họ là những người khi còn ở trên dương thế đã tạo các tội lỗi rất nặng nề.
Đặc biệt hơn, lễ Vu Lan mang ý nghĩa rất nhân văn, là cơ hội giúp chúng ta thực hành báo hiếu cha mẹ, tổ tiên hiện đời và nhiều đời nhiều kiếp về trước.
Lễ Vu Lan diễn ra vào tháng nào trong năm?
Lễ Vu Lan báo hiếu diễn ra vào tháng 7 âm lịch hàng năm. Ở Việt Nam, GHPGVN đã ban hành thông bạch về việc các chùa, cơ sở tự viện,... tổ chức lễ Vu Lan trong tháng 7 âm lịch; chính lễ vào ngày Rằm tháng 7 (tức ngày 08/8/2024).
Nguồn gốc ngày lễ Vu Lan
Nguồn gốc của ngày Vu Lan báo hiếu xuất phát từ câu chuyện Ngài Mục Kiều Liên (vị đệ tử thần thông bậc nhất của Đức Phật Thích Ca) cứu mẹ là bà Thanh Đề thoát khỏi kiếp ngạ quỷ.
Khi còn sống, bà Thanh Đề không có lòng tin kính, phỉ báng Tam Bảo, keo rít bỏn xẻn, lại thường xúc phạm và làm nhục chúng Tăng.
Khi mẹ mất, vì thương xót mẹ nên Ngài Mục Kiều Liên đã dùng thiên nhãn soi khắp cõi người, cõi Trời để tìm mẹ mà không thấy. Đến khi Ngài dùng thiên nhãn nhìn xuống cõi ngạ quỷ thì thấy mẹ đang đọa là một con quỷ đói, bụng to như cái trống mà cổ nhỏ như cái kim, rất khổ sở.
Vì thương xót mẹ, Tôn giả đi khất thực xin một bát cơm đầy rồi dùng thần thông xuống cõi ngạ quỷ dâng cơm cho mẹ. Khi thấy bát cơm, bà Thanh Đề sợ chúng ngạ quỷ xung quanh cướp mất nên vội vàng lấy tay che bát cơm lại để ăn một mình. Nhưng bát cơm lập tức biến thành than hồng khiến bà không thể ăn được.
Dù rất thương mẹ nhưng Tôn giả Mục Kiều Liên dù đã dùng hết sức thần thông của mình mà cũng không thể cứu được bà Thanh Đề, Ngài phải về bạch Phật xin lời chỉ dạy. Đức Phật có chỉ dạy Ngài rằng đến tháng bảy, ngày chư Tăng tự tứ thì sắm sửa vật thực cúng dường Trai Tăng. Và lấy phước báu đó cùng sự chú nguyện của chư Tăng hồi hướng cho mẹ thì mẹ sẽ hết tội và được sinh Thiên.
Sau đó, Ngài Mục Kiều Liên vâng theo lời Đức Phật và bà Thanh Đề cùng rất nhiều ngạ quỷ, tội nhân trong địa ngục đã được sinh Thiên.
Ý nghĩa lễ Vu Lan
Về ý nghĩa lễ Vu Lan, trong thông bạch Đại lễ Vu lan - Báo hiếu Phật lịch 2568 có nhấn mạnh: “Mùa Vu lan - Báo hiếu đã trở thành nét văn hóa truyền thống hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam. Đây là thời gian để mỗi người thực hành và khắc sâu hạnh nguyện báo hiếu, hiếu hạnh với cha mẹ, ông bà và những người thân yêu, đồng thời cũng là thời gian tưởng nhớ, tri ân tổ tiên, anh hùng dân tộc, anh hùng liệt sỹ, cửu huyền thất tổ của người Việt Nam”.
Cách báo hiếu cha mẹ nhân mùa Vu Lan
1. Đối với cha mẹ còn sống
Khi cha mẹ còn sống, chúng ta phải ngoan ngoãn, vâng lời cha mẹ. Khi lớn lên phải biết chăm sóc, nuôi dưỡng mẹ cha. Chúng ta nên cung cấp đầy đủ cho cha mẹ để họ không bị đói khổ. Chúng ta biết sống thiện, tạo lập công danh, sự nghiệp ở đời để làm vẻ vang gia tộc, dòng họ.
Khi lập gia đình, chúng ta biết giáo dục vợ con đầy đủ, tốt đẹp để họ biết sống có hiếu với ông bà, cha mẹ.
Ngoài những việc làm kể trên, Đức Phật cũng dạy chúng ta phải biết hướng dẫn cha mẹ tin kính Phật Pháp, quy y Tam Bảo, thực hành Pháp Phật, bỏ ác hành thiện,... Đó mới là cách báo hiếu trọn vẹn, giúp cha mẹ được nhiều phúc lành.
Như trong kinh Tăng Chi Bộ I, phẩm Tâm thăng bằng, Đức Phật có dạy những người con về việc hiếu dưỡng - Trả ơn cha mẹ: “Này các Tỷ kheo, ai đối với cha mẹ không có lòng tin, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào lòng tin; đối với cha mẹ theo ác giới, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào thiện giới; đối với cha mẹ xan tham, khuyến khích, hướng dẫn, an trú vào bố thí; đối với cha mẹ theo ác tuệ, khuyến khích, hướng dẫn, an trú vào trí tuệ. Cho đến như vậy, này các Tỷ kheo, là làm đủ và trả ơn đủ mẹ và cha”.
Đức Phật cũng dạy, người con đi xuất gia thì đó là đại hiếu. Bởi những người đi xuất gia tu tập Phật Pháp, thực hành đầy đủ giới Pháp, tự mình giác ngộ rồi cứu độ muôn loài chúng sinh.
2. Đối với cha mẹ đã khuất
Khi cha mẹ khuất, chúng ta phải biết lo tang lễ chu đáo, đầy đủ. Chúng ta nên làm các việc phước thiện: bố thí, phóng sinh, sám hối, tụng kinh,... - đó là những việc báo hiếu cho ông bà, cha mẹ đã khuất đúng Pháp nhất, được lợi ích cho cả kẻ còn người mất.
Trong kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện, phẩm 7 - Lợi ích cả kẻ còn người mất, Đức Phật dạy: “Như sau khi người đã chết, lại có thể trong bốn mươi chín ngày vì người ấy mà tu tạo nhiều phước lành, thời có thể làm cho người chết đó khỏi hẳn chốn ác đạo, được sanh lên cõi Trời hoặc trong loài người hưởng lấy nhiều sự rất vui sướng, mà kẻ thân quyến hiện tại đó cũng được vô lượng điều lợi ích”.
Mong rằng qua bài viết này, quý vị sẽ hiểu được nguồn gốc, ý nghĩa của lễ Vu Lan cũng như cách tốt nhất để báo hiếu cha mẹ của mình.
Kính chúc quý Phật tử và gia đình một mùa Vu Lan ý nghĩa với nhiều việc làm thiện lành, ứng dụng lời Phật dạy để từ đó tăng trưởng công đức, đem lại lợi ích cho bản thân và gia đình.
Hãy cùng chia sẻ những tình cảm để gửi gắm tới hai đấng sinh thành nhân lễ Vu Lan báo hiếu tại phần bình luận nhé!
Bài viết🞄 15/11/2024
Trong dân gian Việt Nam lưu truyền rất nhiều phong tục ngày Tết Nguyên đán. Tùy theo vùng miền Bắc - Trung - Nam sẽ có những phong tục tập quán khác nhau.
Bài viết 🞄 15/11/2024
Trong dân gian Việt Nam lưu truyền rất nhiều phong tục ngày Tết Nguyên đán. Tùy theo vùng miền Bắc - Trung - Nam sẽ có những phong tục tập quán khác nhau.
Bài viết🞄 23/10/2024
Chùa Ba Vàng mong muốn được chung tay góp sức cùng các tổ chức, đoàn thể, chính quyền các cấp để giúp bà con khắc phục hậu quả bão Yagi để lại...
Bài viết 🞄 23/10/2024
Chùa Ba Vàng mong muốn được chung tay góp sức cùng các tổ chức, đoàn thể, chính quyền các cấp để giúp bà con khắc phục hậu quả bão Yagi để lại...
Bài viết🞄 21/10/2024
Bài kinh “Nhân duyên của giàu nghèo” sẽ lý giải tại sao lại có kẻ giàu, người nghèo. Đồng thời, chỉ ra cách để có được tài sản dựa theo quan điểm đạo Phật.
Bài viết 🞄 21/10/2024
Bài kinh “Nhân duyên của giàu nghèo” sẽ lý giải tại sao lại có kẻ giàu, người nghèo. Đồng thời, chỉ ra cách để có được tài sản dựa theo quan điểm đạo Phật.
Bài viết🞄 20/10/2024
Áp dụng 11 điều theo lời Phật dạy sẽ giúp phụ nữ trở nên đẹp từ tướng mạo đến tâm hồn, được yêu mến và đón nhận nhiều điều tốt lành trong đời này và đời sau.
Bài viết 🞄 20/10/2024
Áp dụng 11 điều theo lời Phật dạy sẽ giúp phụ nữ trở nên đẹp từ tướng mạo đến tâm hồn, được yêu mến và đón nhận nhiều điều tốt lành trong đời này và đời sau.
Bài viết🞄 07/10/2024
Trong bài kinh Làm giàu, Đức Phật khuyến khích người đệ tử tại gia phải bằng sự nỗ lực tinh tấn, sử dụng trí tuệ và sức lực của bản thân để làm ra tài sản một cách hợp pháp.
Bài viết 🞄 07/10/2024
Trong bài kinh Làm giàu, Đức Phật khuyến khích người đệ tử tại gia phải bằng sự nỗ lực tinh tấn, sử dụng trí tuệ và sức lực của bản thân để làm ra tài sản một cách hợp pháp.
Bài viết🞄 23/9/2024
Tổ Sư Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác là người đã có công tiếp nối các bậc Long Tượng khai sơn ngôi chùa Ba Vàng. Hơn 300 năm sau, Thầy Thích Trúc Thái Minh là người đã kế nghiệp chư Tổ khai sơn, gây dựng ngôi già lam Ba Vàng.
Bài viết 🞄 23/9/2024
Tổ Sư Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác là người đã có công tiếp nối các bậc Long Tượng khai sơn ngôi chùa Ba Vàng. Hơn 300 năm sau, Thầy Thích Trúc Thái Minh là người đã kế nghiệp chư Tổ khai sơn, gây dựng ngôi già lam Ba Vàng.
Bài viết🞄 19/8/2024
Dưới đây là các bản nhạc Vu Lan với giai điệu xúc động, lời bài hát dễ nghe, dễ thuộc, gợi nhớ về ân nghĩa và những lo toan, vất vả của mẹ cha.
Bài viết 🞄 19/8/2024
Dưới đây là các bản nhạc Vu Lan với giai điệu xúc động, lời bài hát dễ nghe, dễ thuộc, gợi nhớ về ân nghĩa và những lo toan, vất vả của mẹ cha.
Bài viết🞄 16/8/2024
Những điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn là không đúng. Sở dĩ có những kiêng kỵ là do dân gian quan niệm tháng cô hồn là tháng xá tội vong nhân
Bài viết 🞄 16/8/2024
Những điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn là không đúng. Sở dĩ có những kiêng kỵ là do dân gian quan niệm tháng cô hồn là tháng xá tội vong nhân
Bài viết🞄 16/8/2024
Cúng Rằm tháng 7 từ lâu đã trở thành truyền thống của mỗi gia đình Việt, là dịp để con cháu bày tỏ lòng hiếu kính, tri ân đến ông bà, tổ tiên...
Bài viết 🞄 16/8/2024
Cúng Rằm tháng 7 từ lâu đã trở thành truyền thống của mỗi gia đình Việt, là dịp để con cháu bày tỏ lòng hiếu kính, tri ân đến ông bà, tổ tiên...
Bài viết🞄 23/6/2024
Tu tập Bát quan trai giới sẽ sinh ra nhiều công đức phúc báu cho những ai thực tập trì giới. Đặc biệt, công đức tu Bát quan trai còn giúp chúng ta chuyển hóa khổ đau ngay trong hiện tại.
Bài viết 🞄 23/6/2024
Tu tập Bát quan trai giới sẽ sinh ra nhiều công đức phúc báu cho những ai thực tập trì giới. Đặc biệt, công đức tu Bát quan trai còn giúp chúng ta chuyển hóa khổ đau ngay trong hiện tại.
Bài viết🞄 22/6/2024
Hiện nay, nhiều cặp vợ chồng đang phải đối mặt với những bất hòa, xung đột,... do chưa hiểu nhau và thiếu tôn trọng đạo lý vợ chồng. Những mâu thuẫn khiến họ đau khổ, mệt mỏi, thậm chí gia đình tan vỡ.
Bài viết 🞄 22/6/2024
Hiện nay, nhiều cặp vợ chồng đang phải đối mặt với những bất hòa, xung đột,... do chưa hiểu nhau và thiếu tôn trọng đạo lý vợ chồng. Những mâu thuẫn khiến họ đau khổ, mệt mỏi, thậm chí gia đình tan vỡ.
Bài viết🞄 09/6/2024
Trong cụm từ “Tết Đoan Ngọ” thì “Đoan” là đầu mối, “Ngọ” là giờ ngọ. Như vậy theo quan niệm dân gian, Tết Đoan Ngọ có thể nghĩa là ăn Tết vào giờ ngọ
Bài viết 🞄 09/6/2024
Trong cụm từ “Tết Đoan Ngọ” thì “Đoan” là đầu mối, “Ngọ” là giờ ngọ. Như vậy theo quan niệm dân gian, Tết Đoan Ngọ có thể nghĩa là ăn Tết vào giờ ngọ
Bài viết🞄 09/6/2024
Để mâm cúng Tết Đoan Ngọ được đầy đủ và mang lại nhiều lợi ích, chúng ta nên chuẩn bị 3 lễ: Cúng Phật: Sắm đủ hoặc sắm tùy duyên các loại:...
Bài viết 🞄 09/6/2024
Để mâm cúng Tết Đoan Ngọ được đầy đủ và mang lại nhiều lợi ích, chúng ta nên chuẩn bị 3 lễ: Cúng Phật: Sắm đủ hoặc sắm tùy duyên các loại:...
Bài viết🞄 28/5/2024
Nghiện game đang là vấn nạn đáng lo ngại trong xã hội hiện nay. Người chơi game ngồi trong nhiều giờ, không ăn, không ngủ...ảnh hưởng đến sức khỏe...
Bài viết 🞄 28/5/2024
Nghiện game đang là vấn nạn đáng lo ngại trong xã hội hiện nay. Người chơi game ngồi trong nhiều giờ, không ăn, không ngủ...ảnh hưởng đến sức khỏe...
Bài viết🞄 26/5/2024
Chúng ta thường chỉ giải mã giấc mơ thông qua kinh nghiệm và chỉ biết được một chút. Chúng ta cũng không có tiêu chuẩn để khẳng định giấc mơ báo điềm gì...
Bài viết 🞄 26/5/2024
Chúng ta thường chỉ giải mã giấc mơ thông qua kinh nghiệm và chỉ biết được một chút. Chúng ta cũng không có tiêu chuẩn để khẳng định giấc mơ báo điềm gì...
Nhân vật Phật giáo🞄 12/5/2024
Vậy xin mời quý vị cùng theo dõi câu chuyện cứu đàn hổ trong tiền kiếp của Đức Phật và những lý giải của Đại Đức Thích Trúc Thái Minh qua bài viết dưới đây!
Nhân vật Phật giáo 🞄 12/5/2024
Vậy xin mời quý vị cùng theo dõi câu chuyện cứu đàn hổ trong tiền kiếp của Đức Phật và những lý giải của Đại Đức Thích Trúc Thái Minh qua bài viết dưới đây!