Mục Lục [Ẩn]
- Đại diện chư Tăng đọc lời tùy hỷ công đức của các Phật tử hộ trì cho Sư Phụ Trụ trì chùa Ba Vàng những ngày đầu về chùa
- Những câu chuyện bây giờ mới kể về Sư Phụ Trụ trì chùa Ba Vàng trong những ngày đầu tiên!
- 1. Người thỉnh Sư Phụ về Trụ trì chùa Ba Vàng
- 2. Manh chiếu cũ nằm qua ngày không một lời ca thán
- 3. Câu chuyện xúc động của người nấu cơm cúng dường Sư Phụ từ những ngày đầu tiên
“Thầy ra chùa Ba Vàng này khổ lắm. Đúng là không gì có thể kể hết được, không một nhà văn nào viết được hết nỗi khổ nhọc vất vả của Thầy. Hồi đó đường rừng rậm, chỉ là con đường mòn thôi chứ không có đường đi. Thầy ra đây không có gì, chỉ đúng ba tấm y thôi. Ngày đón Thầy ra chùa, chỉ có Phật tử đón Thầy bằng xe đạp thôi nên mọi người buồn lắm...” - Phật tử Trương Thị Thành xúc động chia sẻ về những ngày đầu Thầy Trụ trì chùa Ba Vàng xây dựng chùa.
Chùa Ba Vàng ngày ấy chỉ là một ngôi chùa nhỏ và cũ, không điện không nước, chỉ có con đường mòn lên chùa cùng những tấm bia đá khắc ghi dấu tích năm xưa. Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh - Trụ trì chùa Ba Vàng về chùa với hai bàn tay trắng với biết bao khó khăn bộn bề nên nhiều người nghĩ Sư Phụ sẽ sớm bỏ chùa vì không thể vượt qua được sự vất vả, cơ cực ở nơi đây. Được may mắn đồng hành bên Sư Phụ những ngày ấy chỉ có một vài cư sĩ Phật tử vì thương Sư Phụ nên đã khởi thiện tâm hộ trì, bảo hộ để Sư Phụ được an ổn tu tập và hoằng truyền Phật Pháp.
Và để tri ân công lao của những người Phật tử đầu tiên với chùa Ba Vàng từ những ngày đầu, ngày 18/1/2020 (nhằm ngày 24/12/Kỷ Hợi) chùa Ba Vàng đã tổ chức chương trình “Gặp gỡ những người Phật tử trong thời kỳ đầu tiên Sư Phụ mới ra nhận chùa”.
Đại diện chư Tăng đọc lời tùy hỷ công đức của các Phật tử hộ trì cho Sư Phụ Trụ trì chùa Ba Vàng những ngày đầu về chùa
Được sự cho phép trên Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh, đại diện cho chư Tăng Ni bổn tự, Đại đức Thích Trúc Bảo Tiến đọc lời tùy hỷ công đức tới những người đã đóng góp cho chùa trong những ngày đầu tiên. Đại đức nhấn mạnh: “Ngày nay, chùa Ba Vàng được biết đến là tùng lâm tu học Phật Pháp lớn nhất trong nước và trên thế giới. Đó là nhờ hồng ân Tam Bảo, tâm nguyện Bồ Đề của Sư Phụ, ân đức của Sư Phụ và chư Tăng tu hành thanh tịnh; cùng sự đóng góp công sức từ những ngày đầu của các cụ, các ông bà, cô chú Phật tử sơ khởi ban đầu. Và tiếp nối là công sức rất lớn của nhân dân Phật tử thập phương, hàng vạn Phật tử thuận thành ngày đêm nỗ lực cống hiến hộ trì Tam Bảo, hộ trì chư Tăng để tạo nên một ngôi chùa Ba Vàng khang trang như ngày hôm nay".
Những câu chuyện bây giờ mới kể về Sư Phụ Trụ trì chùa Ba Vàng trong những ngày đầu tiên!
1. Người thỉnh Sư Phụ về Trụ trì chùa Ba Vàng
Chú Nguyễn Hữu Hạ – nguyên Bí thư phường Thanh Sơn là người có công đưa Sư Phụ về thăm chùa Ba Vàng và đó là một trong những nhân duyên Sư Phụ về làm Trụ trì như ngày nay. Lần đầu tiên đưa Sư Phụ về thăm chùa đến nay là 12 năm nhưng khi kể về ký ức ấy chú Hạ vẫn nhớ như in. Chú Hạ chia sẻ: “Sau bao năm luân chuyển công tác, đi nhiều nơi nhưng con vẫn luôn hướng tâm về chùa Ba Vàng. Công lao của con không là gì, bé như hạt cát thôi. Đi đâu gặp ai, con cũng nói ở Uông Bí có phước rất lớn mới có Thầy Thái Minh cùng các Sư về chùa Ba Vàng tu hành. Từ ngày Thầy về đến nay, Thầy làm con đường cho dân đi lại, nếu không có Thầy thì không biết rằng dân Uông Bí bao giờ mới làm được con đường từ Lựng Xanh đi lại như vậy… Còn sống ngày nào trên trần gian này thì tâm con vẫn luôn hướng về chùa Ba Vàng…”.
Chú Hạ bồi hồi nhớ lại những ngày đầu tiên khi Sư Phụ ra nhận chùa. Thuở ấy, điện không có, nước cũng không, đến mùa mưa, lũ về ngập úng cái cống dưới chân núi, mùa khô thì ngập lưng chừng 20 - 30 phân nước, khiến đường đi lên chùa lúc nào cũng khó khăn. Hầu như ngày nào, Sư Phụ cũng đều đặn đi trên con đường này từ sáng sớm đến chiều tối mới về. Khó khăn, gian truân là thế, nhưng Sư Phụ đã nỗ lực vượt qua tất cả mới có chùa Ba Vàng ngày hôm nay.
2. Manh chiếu cũ nằm qua ngày không một lời ca thán
Bà Nguyễn Thị Vượng là người theo Sư Phụ từ những ngày trong Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử cho đến nay chia sẻ: “Thầy ra chùa Ba Vàng này không có gì, chỉ có chiếc bát với mấy bộ y. Nói thật với đại chúng, Thầy ra đây mấy ngày, chỉ sợ Thầy bỏ đi nên chúng con lặn lội lên cúng dường để Thầy có tiền ăn hàng ngày. Thầy về đây chúng con tự hỏi nhau không biết Thầy có ở lại không hay lại bỏ đi. Con cứ đi chợ xong lại lên để giúp đỡ, động viên Thầy đỡ buồn. Có một kỷ niệm mà con vẫn nhớ, Thầy ngủ ở cái nhà lán con con gần ngôi Tam Bảo. Con thấy Thầy nóng nực, cực khổ quá. Con tự nghĩ trời nắng chiếu vào nóng như thế này thì Thầy ngủ làm sao được?
Con có mua cái chiếu để Thầy trải nằm ngủ cho mát, mà Thầy cũng không trải. Lúc đó con có hỏi Thầy: “Con cúng cho Thầy cái chiếu để Thầy nằm cho mát mà sao Thầy không nằm ạ? Bây giờ Thầy đi suốt ngày, vất vả như thế này, Thầy không ngủ được thì không đảm bảo sức khỏe?”
Lúc đó Thầy bảo: “Thầy cũng không cần trải chiếu mới, Thầy cứ phải nằm như thế này”. Từ câu nói của Thầy mà chúng con vô cùng xúc động, nhiều thứ gian nan khổ quá. Tính con thì hay chảy nước mắt, nhìn Thầy như một người Cha vĩ đại mà chịu nhiều khổ quá khiến chúng con rất cảm động”.
3. Câu chuyện xúc động của người nấu cơm cúng dường Sư Phụ từ những ngày đầu tiên
Trò chuyện với chúng tôi về những kỉ niệm những ngày theo Thầy, cô Trương Thị Thành - người theo Thầy nấu cơm cúng dường xúc động chia sẻ: “Thầy ra chùa Ba Vàng này khổ lắm. Đúng là không gì có thể kể hết được, không một nhà văn nào viết được hết nỗi khổ nhọc vất vả của Thầy. Hồi đó đường rừng rậm, chỉ là con đường mòn thôi chứ không có đường đi.
Thầy ra đây không có gì, chỉ có đúng ba tấm y thôi. Ngày đón Thầy ra chùa, chỉ có Phật tử đón Thầy bằng xe đạp thôi nên mọi người buồn lắm.
Cô cảm phục nhất ở Thầy sự chịu đựng, Thầy có sức chịu đựng phi thường mà không phải ai cũng có thể chịu được, sóng gió nhiều, khó khăn lắm. Cơm không có ăn, thức ăn cũng không có. Ban ngày Thầy đi từ sáng, đến chiều tối mới về đến sân chùa. Có hôm Thầy bị cảm, cô thấy mặt mũi Thầy tái đen hết. Thầy ốm, Thầy không bảo với các cô đâu. Cô nhìn sắc mặt Thầy thì biết thôi chứ Thầy không bảo. Có hôm Thầy rét run đùng đùng mà Thầy cũng không bảo với các cô. Hồi đó chùa không có thuốc men gì, cũng không ai để ý mang thuốc lên đây. Cô chỉ đun tí nước gừng, bảo anh Chiến xách nước vào để Thầy ngâm chân. Mà anh ấy bị giật có xách được đâu, vừa đi vừa giật đùng đùng vào đến nơi thì đổ hết cả nước. Có hôm cô nấu nồi canh phải soi bằng cây nến, đang mải soi thì nước nến nhỏ xuống nồi canh nên không ăn được nữa. Cô bạch với Thầy: “Thầy ơi, hôm nay không có canh rồi Thầy ạ”. Thầy bảo: “Thôi, Thầy trò mình ăn gì cũng xong”. Canh thì có gì đâu, có tí nước cà chua, hôm cà chua hôm thì rau mùi, hôm thì tí mì tôm Thầy trò ăn”. Cô Thành vừa chia sẻ vừa xúc động, thỉnh thoảng cô ngập ngừng nói lạc giọng khi nhớ đến những nỗi vất vả ngày đầu Sư Phụ về chùa.
Sư Phụ động viên, khích lệ tinh thần tu tập của các Phật tử
“Cái thuở ban đầu gian khổ ấy
Ngàn năm đâu dễ mấy ai quên”.
Thế Lữ
Trong chương trình tri ân, Sư Phụ đã kể lại những kỷ niệm trong 12 năm về chùa. Nhiều người khi nghe Sư Phụ kể đã không kìm nén được những giọt nước mắt vì hạnh phúc, xúc động. Sư Phụ chia sẻ: “Hôm nay, gặp lại những gương mặt rất thân thương của Thầy. Thầy rất hạnh phúc. Đời chúng ta ai cũng phải ra đi, Thầy năm nay cũng 53 tuổi rồi, không bao lâu nữa Thầy cũng phải ra đi. Nhưng khi ra đi rồi chúng ta có thể để lại điều gì cho cuộc đời, đó mới là điều quan trọng. Thầy xin tri ân chư Tăng đã tổ chức cho Thầy chương trình để Thầy gặp gỡ với những gương mặt thân thương. Hôm nay, Thầy rất xúc động, 12 năm trời rất nhiều kỷ niệm không sao kể xiết. Nhưng chính trong những lúc khó khăn ấy khiến chúng ta không thể nào quên. Ngày đầu Thầy về cơm không có, điện cũng không. Thầy trò đi kéo đường nước mà xây xước hết cả mặt mũi. Con đường lúc đó chưa đổ bê tông, mỗi lần mưa là trơn trượt hết mấy ngày. Những lúc ấy là Thầy thắt hết cả ruột.
Hai tháng đầu về chùa Thầy không ngủ được, người rất mệt mỏi, cứ nằm ngủ là có cảm giác bị ai dựng giường dậy không cho ngủ. Lúc đó Thầy lên ban Tam Bảo để bạch Phật: “Nếu thật là Phật bổ xứ con về đây, thì dù con phải chết, có tan xương nát thịt con cũng nguyện chết ở đây”. Đến hôm nay, đại chúng cũng thấy được thành quả sau hơn 10 năm cố gắng. Chùa chúng ta đã trở thành ngôi Tùng Lâm tu học, hoằng dương chính Pháp với Tăng Ni, Phật tử tu hành tinh tấn. Quần áo chư Tăng “vá chằng vá đụp” vẫn mặc bình thường. Đó chính là hành động cụ thể để Tăng chúng đền đáp công ơn của các Phật tử. Nếu Tăng chúng ăn chơi trác táng là đang phụ lại công ơn của cô chú Phật tử đã hy sinh vì ngôi chùa này. Hôm nay, trong buổi gặp mặt này, nước mắt đã rơi nhưng rơi trong hạnh phúc”. Trong chương trình, Sư Phụ cũng động viên, khích lệ các Phật tử tinh tấn tu tập để có được những lợi ích từ Phật Pháp trong đời này và những đời sau.
Chương trình “Gặp gỡ những người Phật tử trong thời kỳ đầu tiên Sư Phụ mới ra nhận chùa” đã khép lại trong niềm xúc động, niềm hạnh phúc của trên Sư Phụ, chư Tăng cùng các cụ, các ông bà Phật tử ngày đầu về với chùa.
Qua chương trình, chúng ta thấy những thành quả mà mình được hưởng ngày hôm nay đó là nhờ công lao của Sư Phụ cùng đại Tăng chùa Ba Vàng và các cụ đã dày công gây dựng. Để từ đó, chúng ta ghi nhớ công ơn ấy mà có thêm động lực để tinh tấn tu tập, hộ trì Tam Bảo để cùng Sư Phụ, Tăng chúng xây dựng và gìn giữ chùa Ba Vàng là nơi nương tựa, tu học của tất cả mọi người trên thế giới.
Đức Tín
Bài viết🞄 15/11/2024
Trong dân gian Việt Nam lưu truyền rất nhiều phong tục ngày Tết Nguyên đán. Tùy theo vùng miền Bắc - Trung - Nam sẽ có những phong tục tập quán khác nhau.
Bài viết 🞄 15/11/2024
Trong dân gian Việt Nam lưu truyền rất nhiều phong tục ngày Tết Nguyên đán. Tùy theo vùng miền Bắc - Trung - Nam sẽ có những phong tục tập quán khác nhau.
Bài viết🞄 23/10/2024
Chùa Ba Vàng mong muốn được chung tay góp sức cùng các tổ chức, đoàn thể, chính quyền các cấp để giúp bà con khắc phục hậu quả bão Yagi để lại...
Bài viết 🞄 23/10/2024
Chùa Ba Vàng mong muốn được chung tay góp sức cùng các tổ chức, đoàn thể, chính quyền các cấp để giúp bà con khắc phục hậu quả bão Yagi để lại...
Bài viết🞄 21/10/2024
Bài kinh “Nhân duyên của giàu nghèo” sẽ lý giải tại sao lại có kẻ giàu, người nghèo. Đồng thời, chỉ ra cách để có được tài sản dựa theo quan điểm đạo Phật.
Bài viết 🞄 21/10/2024
Bài kinh “Nhân duyên của giàu nghèo” sẽ lý giải tại sao lại có kẻ giàu, người nghèo. Đồng thời, chỉ ra cách để có được tài sản dựa theo quan điểm đạo Phật.
Bài viết🞄 20/10/2024
Áp dụng 11 điều theo lời Phật dạy sẽ giúp phụ nữ trở nên đẹp từ tướng mạo đến tâm hồn, được yêu mến và đón nhận nhiều điều tốt lành trong đời này và đời sau.
Bài viết 🞄 20/10/2024
Áp dụng 11 điều theo lời Phật dạy sẽ giúp phụ nữ trở nên đẹp từ tướng mạo đến tâm hồn, được yêu mến và đón nhận nhiều điều tốt lành trong đời này và đời sau.
Bài viết🞄 07/10/2024
Trong bài kinh Làm giàu, Đức Phật khuyến khích người đệ tử tại gia phải bằng sự nỗ lực tinh tấn, sử dụng trí tuệ và sức lực của bản thân để làm ra tài sản một cách hợp pháp.
Bài viết 🞄 07/10/2024
Trong bài kinh Làm giàu, Đức Phật khuyến khích người đệ tử tại gia phải bằng sự nỗ lực tinh tấn, sử dụng trí tuệ và sức lực của bản thân để làm ra tài sản một cách hợp pháp.
Bài viết🞄 23/9/2024
Tổ Sư Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác là người đã có công tiếp nối các bậc Long Tượng khai sơn ngôi chùa Ba Vàng. Hơn 300 năm sau, Thầy Thích Trúc Thái Minh là người đã kế nghiệp chư Tổ khai sơn, gây dựng ngôi già lam Ba Vàng.
Bài viết 🞄 23/9/2024
Tổ Sư Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác là người đã có công tiếp nối các bậc Long Tượng khai sơn ngôi chùa Ba Vàng. Hơn 300 năm sau, Thầy Thích Trúc Thái Minh là người đã kế nghiệp chư Tổ khai sơn, gây dựng ngôi già lam Ba Vàng.
Bài viết🞄 19/8/2024
Dưới đây là các bản nhạc Vu Lan với giai điệu xúc động, lời bài hát dễ nghe, dễ thuộc, gợi nhớ về ân nghĩa và những lo toan, vất vả của mẹ cha.
Bài viết 🞄 19/8/2024
Dưới đây là các bản nhạc Vu Lan với giai điệu xúc động, lời bài hát dễ nghe, dễ thuộc, gợi nhớ về ân nghĩa và những lo toan, vất vả của mẹ cha.
Bài viết🞄 16/8/2024
Những điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn là không đúng. Sở dĩ có những kiêng kỵ là do dân gian quan niệm tháng cô hồn là tháng xá tội vong nhân
Bài viết 🞄 16/8/2024
Những điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn là không đúng. Sở dĩ có những kiêng kỵ là do dân gian quan niệm tháng cô hồn là tháng xá tội vong nhân
Bài viết🞄 16/8/2024
Cúng Rằm tháng 7 từ lâu đã trở thành truyền thống của mỗi gia đình Việt, là dịp để con cháu bày tỏ lòng hiếu kính, tri ân đến ông bà, tổ tiên...
Bài viết 🞄 16/8/2024
Cúng Rằm tháng 7 từ lâu đã trở thành truyền thống của mỗi gia đình Việt, là dịp để con cháu bày tỏ lòng hiếu kính, tri ân đến ông bà, tổ tiên...
Bài viết🞄 16/8/2024
Lễ Vu Lan báo hiếu có nguồn gốc từ đạo Phật. Đây là cơ hội quý báu để những người con được thực hành tâm tri ân và đền ân đối với cha mẹ của mình.
Bài viết 🞄 16/8/2024
Lễ Vu Lan báo hiếu có nguồn gốc từ đạo Phật. Đây là cơ hội quý báu để những người con được thực hành tâm tri ân và đền ân đối với cha mẹ của mình.
Bài viết🞄 23/6/2024
Tu tập Bát quan trai giới sẽ sinh ra nhiều công đức phúc báu cho những ai thực tập trì giới. Đặc biệt, công đức tu Bát quan trai còn giúp chúng ta chuyển hóa khổ đau ngay trong hiện tại.
Bài viết 🞄 23/6/2024
Tu tập Bát quan trai giới sẽ sinh ra nhiều công đức phúc báu cho những ai thực tập trì giới. Đặc biệt, công đức tu Bát quan trai còn giúp chúng ta chuyển hóa khổ đau ngay trong hiện tại.
Bài viết🞄 22/6/2024
Hiện nay, nhiều cặp vợ chồng đang phải đối mặt với những bất hòa, xung đột,... do chưa hiểu nhau và thiếu tôn trọng đạo lý vợ chồng. Những mâu thuẫn khiến họ đau khổ, mệt mỏi, thậm chí gia đình tan vỡ.
Bài viết 🞄 22/6/2024
Hiện nay, nhiều cặp vợ chồng đang phải đối mặt với những bất hòa, xung đột,... do chưa hiểu nhau và thiếu tôn trọng đạo lý vợ chồng. Những mâu thuẫn khiến họ đau khổ, mệt mỏi, thậm chí gia đình tan vỡ.
Bài viết🞄 09/6/2024
Trong cụm từ “Tết Đoan Ngọ” thì “Đoan” là đầu mối, “Ngọ” là giờ ngọ. Như vậy theo quan niệm dân gian, Tết Đoan Ngọ có thể nghĩa là ăn Tết vào giờ ngọ
Bài viết 🞄 09/6/2024
Trong cụm từ “Tết Đoan Ngọ” thì “Đoan” là đầu mối, “Ngọ” là giờ ngọ. Như vậy theo quan niệm dân gian, Tết Đoan Ngọ có thể nghĩa là ăn Tết vào giờ ngọ
Bài viết🞄 09/6/2024
Để mâm cúng Tết Đoan Ngọ được đầy đủ và mang lại nhiều lợi ích, chúng ta nên chuẩn bị 3 lễ: Cúng Phật: Sắm đủ hoặc sắm tùy duyên các loại:...
Bài viết 🞄 09/6/2024
Để mâm cúng Tết Đoan Ngọ được đầy đủ và mang lại nhiều lợi ích, chúng ta nên chuẩn bị 3 lễ: Cúng Phật: Sắm đủ hoặc sắm tùy duyên các loại:...
Bài viết🞄 28/5/2024
Nghiện game đang là vấn nạn đáng lo ngại trong xã hội hiện nay. Người chơi game ngồi trong nhiều giờ, không ăn, không ngủ...ảnh hưởng đến sức khỏe...
Bài viết 🞄 28/5/2024
Nghiện game đang là vấn nạn đáng lo ngại trong xã hội hiện nay. Người chơi game ngồi trong nhiều giờ, không ăn, không ngủ...ảnh hưởng đến sức khỏe...
Bài viết🞄 26/5/2024
Chúng ta thường chỉ giải mã giấc mơ thông qua kinh nghiệm và chỉ biết được một chút. Chúng ta cũng không có tiêu chuẩn để khẳng định giấc mơ báo điềm gì...
Bài viết 🞄 26/5/2024
Chúng ta thường chỉ giải mã giấc mơ thông qua kinh nghiệm và chỉ biết được một chút. Chúng ta cũng không có tiêu chuẩn để khẳng định giấc mơ báo điềm gì...