trực tuyến
Ngày 2 - Tụng kinh cầu bình an cho Nhân dân bị nạn động đất tại Myanmar và Thái Lan | Ngày 07/3/ÂT

Thứ Bảy, 05/4/2025

tức 8/3 Ất Tỵ

Nhân duyên đặc biệt giữa Tổ Sư khai sơn và Thầy trụ trì chùa Ba Vàng

23/9/2024

Tổ Sư Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác là người đã có công tiếp nối các bậc Long Tượng khai sơn ngôi chùa Ba Vàng. Hơn 300 năm sau, Thầy Thích Trúc Thái Minh là người đã kế nghiệp chư Tổ khai sơn, gây dựng ngôi già lam Ba Vàng.

23/9/2024

-
aa
+

Tổ Sư Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác là người đã có công tiếp nối các bậc Long Tượng khai sơn ngôi chùa Ba Vàng. Hơn 300 năm sau, Thầy Thích Trúc Thái Minh là người đã kế nghiệp chư Tổ khai sơn, gây dựng ngôi già lam Ba Vàng.

Có thể nói, thiền sư Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác và Thầy Thích Trúc Thái Minh có một nhân duyên đặc biệt; đó là nhân duyên cùng hướng đến sự nghiệp hoằng truyền giáo Pháp của Đức Như Lai, đem ánh nhiệm màu đó cứu độ chúng sinh.

Để cùng tìm hiểu sâu hơn về những nhân duyên đặc biệt này, kính mời quý Phật tử đón đọc bài viết dưới đây.

1. Nối dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử sau hàng trăm năm mai một

Trong mỗi thời đại khác nhau, tình trạng xã hội ít nhiều biến chuyển, Phật giáo vì thế cũng thăng trầm theo hoàn cảnh lịch sử. Khi thời đại đổi thay, chiến tranh loạn lạc, Phật giáo nhiều lần thăng trầm theo lịch sử. Trong đó, điển hình là sự mai một, suy vi của dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử do Phật hoàng Trần Nhân Tông sáng lập vào thế kỷ XIII.

Trăn trở trước những biến đổi đó, cùng mong nguyện khơi dậy dòng thiền Trúc Lâm để đạo Pháp được sáng tỏ, đất nước được bình yên, Tổ Sư Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác đã lựa chọn con đường xuất gia cao quý. Sau gần 300 năm dòng thiền Trúc Lâm bị thất truyền, Ngài đã trở thành hậu duệ của Tam Tổ Trúc Lâm, là người khơi dậy và tiếp nối dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử tại Thành Đẳng sơn (nay là chùa Ba Vàng).

Và hơn 300 năm sau, Thầy Thích Trúc Thái Minh đã tiếp tục nối tiếp dòng thiền mà chư Tổ để lại, cũng ngay tại chùa Ba Vàng.

2. Trùng tu Bảo Quang tự (chùa Ba Vàng ngày nay) khi 48 tuổi

Tương truyền rằng, một đêm trong lúc ngồi thiền, Sư Tổ hướng tâm quán chiếu và thấy rằng núi rừng Thành Đẳng là nơi hội tụ tinh hoa đất trời, rất thuận lợi cho việc hoằng Pháp độ sinh.

Vì thế, mặc dù đã ngoài 40 nhưng Ngài vẫn không quản chướng ngại, khó khăn mà một mình băng rừng, lội suối, vượt đèo,... để đến Thành Đẳng sơn tu tập và giáo hóa chúng sinh.

Tôn tượng của Tổ Sư Ngài Trúc Lâm Maha Sa môn Tuệ Bích Phổ Giác

Tôn tượng của Tổ Sư Ngài Trúc Lâm Ma Ha Sa môn Tuệ Bích Phổ Giác

Trong suốt hơn nửa thế kỷ hành đạo, Sư Tổ luôn hướng đến sự nghiệp tiếp Tăng độ chúng bằng việc: cứu giúp người có hoàn cảnh khó khăn, xây dựng giáo lý căn bản, dễ hiểu để tùy thuận gieo duyên cho chúng sinh,...

Vì lẽ đó mà nhiều Phật tử, nhân dân thập phương vô cùng biết ơn, kính trọng Ngài nên đã phát tâm cùng với Ngài trùng tu ngôi Bảo Quang tự để nơi đây trở thành chốn tâm linh hoằng dương Phật Pháp. Khi ấy, Ngài 48 tuổi.

Thầy Thích Trúc Thái Minh và thân phụ chụp ảnh tại chùa Ba Vàng cũ

Thầy Thích Trúc Thái Minh và thân phụ chụp ảnh tại chùa Ba Vàng cũ

Hơn 300 năm sau, cũng chính tại nơi đây, Thầy Thái Minh được bổ xứ làm trụ trì chùa Ba Vàng. Câu chuyện bắt đầu từ năm 2006, khi đó Thầy đang làm việc tại ban Tri khách của Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử. Trong một lần tới chùa Ba Vàng, sau khi thắp hương lễ Phật, bỗng nhiên Thầy nghe thấy tiếng nói trên hư không rằng: “Phải về và chịu trách nhiệm ở nơi đây”.

Lúc ấy, Thầy nghĩ rằng có lẽ chư Phật, chư Tổ đã sắp đặt, bổ xứ mình về nơi đây để phục hồi và phát triển Phật Pháp. Vì thế, sau khi được sự cắt cử của Hòa Thượng Thích Thanh Từ - Viện chủ Thiền Phái Trúc Lâm cũng như sự chấp thuận của chính quyền và nhân dân địa phương, Thầy được bổ nhiệm về trụ trì chùa Ba Vàng.

Thầy Thích Trúc Thái Minh và chư Tăng dỡ chùa cũ

Thầy Thích Trúc Thái Minh và chư Tăng dỡ chùa cũ

Những ngày đầu, chùa chỉ rộng vỏn vẹn 150 mét vuông, cây cối um tùm, thiếu thốn điện nước, đường xá gồ ghề, sỏi đá. Thầy về nơi đây với hai bàn tay trắng.

Nhưng với chí nguyện dũng mãnh, mong muốn lan tỏa Phật Pháp, Thầy đã quyết tâm trùng tu chốn già lam Ba Vàng. Thật trùng hợp, lúc bắt đầu trùng tu, Thầy cũng tròn 48 tuổi.

Thầy Thích Trúc Thái Minh trong công tác trùng tu chùa Ba Vàng

Thầy Thích Trúc Thái Minh trong công tác trùng tu chùa Ba Vàng

3. Ba tên gọi nhưng cùng chung ý nghĩa là “Ánh sáng quý”

Nằm trên đỉnh núi Ba Vàng, ngôi chùa mang tên Bảo Quang Tự mang ý nghĩa là “Ngôi chùa có ánh sáng quý”, ánh sáng của trí tuệ giác ngộ, của tâm đức con người.

Hơn 300 năm sau khi dòng thiền Trúc Lâm mai một, thiền sư Tuệ Bích Phổ Giác về Thành Đẳng sơn lập am tu tập hoằng dương Phật Pháp. Và cũng chính ở ngôi cổ tự này, hơn 300 năm sau khi Thiền sư viên tịch đã xuất hiện vị tu sĩ với Pháp danh là Thích Trúc Thái Minh về đây tu hành, hoằng dương Phật Pháp. Trùng hợp thay, Pháp danh của Thiền sư Tuệ Bích Phổ Giác và Thầy Thích Trúc Thái Minh cùng mang ý nghĩa là “Trí tuệ không ngừng tỏa sáng”.

Con đường đi lên chùa Ba Vàng khi Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh về chùa năm 2007

Con đường đi lên chùa Ba Vàng khi Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh về chùa năm 2007

Bảo Quang Tự - nơi có ánh sáng quý, ánh sáng cứu khổ chúng sinh; Tổ Sư Tuệ Bích Phổ Giác và Thầy Thích Trúc Thái Minh là hiện thân của những người cùng chung lý tưởng, mang ánh sáng Phật Pháp phổ độ khắp quần sinh, đem chân hạnh phúc tới muôn loài. Cho đến nay, chùa Ba Vàng đã trở thành nơi hội tụ và lan tỏa những giá trị Phật Pháp tốt đẹp, đem lại lợi ích cho muôn vàn chúng sinh.

Ngôi chùa Ba Vàng ngày nay

Ngôi chùa Ba Vàng ngày nay

Vào ngày 23/8 âm lịch hàng năm (ngày Thiền sư Tuệ Bích Phổ Giác viên tịch), để tưởng nhớ và tri ân công đức hoằng dương Phật Pháp, giáo hóa chúng sinh của Đức Tổ Sư; chư Tăng Ni, Phật tử chùa Ba Vàng đã tổ chức Lễ Giỗ Tổ Trúc Lâm Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác.

Việc làm này mang ý nghĩa cao đẹp, thể hiện lòng biết ơn của tứ chúng chùa Ba Vàng đối với các bậc Tổ Sư đã khai sơn tạo tự, tiếp nối giáo Pháp của Chư Phật, Chư Tổ truyền trao.

Bài liên quan
Xem thêm

Lời chúc mùa Phật Đản: Lan tỏa yêu thương và an lạc đến mọi người

Bài viết🞄 29/3/2025

Dưới đây là những lời chúc lễ Phật đản ý nghĩa dành tặng cho gia đình, bạn bè, người yêu,... giúp mang lại phúc lành, phát sinh trí tuệ, thoát khỏi khổ đau.

Bài viết 🞄 29/3/2025

Dưới đây là những lời chúc lễ Phật đản ý nghĩa dành tặng cho gia đình, bạn bè, người yêu,... giúp mang lại phúc lành, phát sinh trí tuệ, thoát khỏi khổ đau.

Danh sách những bài hát về Phật đản ý nghĩa mà bạn không thể bỏ qua

Bài viết🞄 29/3/2025

Những bản nhạc Phật đản đầy ý nghĩa không chỉ tán dương sự đản sinh cao quý của Đức Phật mà còn giúp tăng trưởng thiện tâm và mang lại an lạc cho người nghe.

Bài viết 🞄 29/3/2025

Những bản nhạc Phật đản đầy ý nghĩa không chỉ tán dương sự đản sinh cao quý của Đức Phật mà còn giúp tăng trưởng thiện tâm và mang lại an lạc cho người nghe.

Lâm Tỳ Ni: Thánh tích linh thiêng ghi dấu sự đản sinh của Đức Phật

Bài viết🞄 28/3/2025

Vườn Lâm Tỳ Ni là nơi Đức Phật đản sinh, nằm tại quận Rupandehi (Nepal) - một trong tứ Thánh tích linh thiêng bậc nhất của Phật giáo.

Bài viết 🞄 28/3/2025

Vườn Lâm Tỳ Ni là nơi Đức Phật đản sinh, nằm tại quận Rupandehi (Nepal) - một trong tứ Thánh tích linh thiêng bậc nhất của Phật giáo.

Bồ Tát Hộ Minh là ai? 8 nhân duyên đầy đủ để Bồ Tát quyết định đản sinh

Bài viết🞄 28/3/2025

Bồ Tát Hộ Minh (sau này là Đức Phật Thích Ca) quán sát đầy đủ nhân duyên về dòng họ, quốc độ, chúng sinh,... thì mới đản sinh xuống nhân gian.

Bài viết 🞄 28/3/2025

Bồ Tát Hộ Minh (sau này là Đức Phật Thích Ca) quán sát đầy đủ nhân duyên về dòng họ, quốc độ, chúng sinh,... thì mới đản sinh xuống nhân gian.

8 đặc tính quý báu của hoa sen trong Phật giáo

Bài viết🞄 28/3/2025

Hoa sen trong Phật giáo mang 8 đặc tính cao quý. Đây là biểu tượng thanh khiết gắn liền với chư Phật, Bồ tát, thể hiện sự giải thoát giữa trần ai.

Bài viết 🞄 28/3/2025

Hoa sen trong Phật giáo mang 8 đặc tính cao quý. Đây là biểu tượng thanh khiết gắn liền với chư Phật, Bồ tát, thể hiện sự giải thoát giữa trần ai.

Tôn giả Ma Ha Ca Diếp: Từ bỏ phú quý - Tu hành thành bậc đầu đà đệ nhất

Bài viết🞄 24/3/2025

Ngài Ca Diếp là vị Thánh tăng đệ nhất đầu đà trong 10 đại đệ tử của Đức Phật. Dù sinh ra trong gia đình quyền quý nhưng Ngài đã từ bỏ mọi dục lạc, dấn thân xuất gia.

Bài viết 🞄 24/3/2025

Ngài Ca Diếp là vị Thánh tăng đệ nhất đầu đà trong 10 đại đệ tử của Đức Phật. Dù sinh ra trong gia đình quyền quý nhưng Ngài đã từ bỏ mọi dục lạc, dấn thân xuất gia.

Cúng thí thực là gì? Ý nghĩa và cách thực hành để được phước lành

Bài viết🞄 22/3/2025

Nhiều người sợ rằng, cúng thí thực sẽ bị cô hồn theo và quấy nhiễu. Nhưng nếu cúng đúng cách theo lời Phật dạy, bản thân và gia đình sẽ được bình an.

Bài viết 🞄 22/3/2025

Nhiều người sợ rằng, cúng thí thực sẽ bị cô hồn theo và quấy nhiễu. Nhưng nếu cúng đúng cách theo lời Phật dạy, bản thân và gia đình sẽ được bình an.

Nguồn gốc và ý nghĩa lễ tắm Phật

Bài viết🞄 22/3/2025

Thực hiện nghi lễ dâng nước cúng dường tắm Phật với đầy đủ tâm thành kính sẽ tạo lập được vô lượng công đức, phước báu.

Bài viết 🞄 22/3/2025

Thực hiện nghi lễ dâng nước cúng dường tắm Phật với đầy đủ tâm thành kính sẽ tạo lập được vô lượng công đức, phước báu.

“Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn” là gì? Lý giải Đức Phật không kiêu mạn

Bài viết🞄 22/3/2025

Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn là câu nói hoàn toàn xác đáng; xét đầy đủ công hạnh, đây chính là lời tuyên ngôn, chứ không phải là kiêu mạn.

Bài viết 🞄 22/3/2025

Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn là câu nói hoàn toàn xác đáng; xét đầy đủ công hạnh, đây chính là lời tuyên ngôn, chứ không phải là kiêu mạn.

Lễ Ngũ Bách Danh chùa Ba Vàng: Sám hối, tu tập cầu an, chuyển hóa thân tâm

Bài viết🞄 14/3/2025

Lễ Ngũ Bách Danh chùa Ba Vàng là cơ hội để quý Nhân dân, Phật tử được thực hành sám hối, tu tập giúp tăng trưởng phúc báu, mang lại bình an cho gia đình.

Bài viết 🞄 14/3/2025

Lễ Ngũ Bách Danh chùa Ba Vàng là cơ hội để quý Nhân dân, Phật tử được thực hành sám hối, tu tập giúp tăng trưởng phúc báu, mang lại bình an cho gia đình.

6 lưu ý khi đi chùa giúp được phước, thuận lợi, bình an hơn

Bài viết🞄 14/3/2025

Mỗi khi đi chùa, nhiều người thường băn khoăn về những điều kiêng kỵ vì sợ phạm vào sai lầm. Dưới đây là 6 lưu ý quan trọng cho người đi lễ chùa.

Bài viết 🞄 14/3/2025

Mỗi khi đi chùa, nhiều người thường băn khoăn về những điều kiêng kỵ vì sợ phạm vào sai lầm. Dưới đây là 6 lưu ý quan trọng cho người đi lễ chùa.

Tứ diệu đế là gì? Bốn chân lý màu nhiệm giúp con người thoát khổ đau

Bài viết🞄 14/3/2025

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về Tứ diệu đế cũng như phương pháp để thoát khỏi mọi khổ đau, được an lành, hạnh phúc.

Bài viết 🞄 14/3/2025

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về Tứ diệu đế cũng như phương pháp để thoát khỏi mọi khổ đau, được an lành, hạnh phúc.

Niết bàn: Đích đến tối thượng giúp thoát khổ, được an lạc tuyệt đối

Bài viết🞄 13/3/2025

Niết bàn không phải một cõi giới hay trú xứ, mà là trạng thái tâm của chúng ta khi đã diệt hết các phiền não. Có bốn loại Niết bàn.

Bài viết 🞄 13/3/2025

Niết bàn không phải một cõi giới hay trú xứ, mà là trạng thái tâm của chúng ta khi đã diệt hết các phiền não. Có bốn loại Niết bàn.

Xá lợi: Những đặc tính nhiệm màu và công đức to lớn khi chiêm bái

Bài viết🞄 12/3/2025

Xá lợi Phật là kết tinh từ năng lực tu hành của Đức Phật, thành tựu từ vô lượng công đức của Giới - Định - Tuệ...

Bài viết 🞄 12/3/2025

Xá lợi Phật là kết tinh từ năng lực tu hành của Đức Phật, thành tựu từ vô lượng công đức của Giới - Định - Tuệ...

Tiền kiếp vứt bỏ con, bị bỏ rơi 7 lần ở kiếp sau: Ghosaka tìm lại hạnh phúc nhờ làm thiện

Bài viết🞄 08/3/2025

Ông vì 1 lần vứt bỏ con mà kiếp sau bị bỏ rơi 7 lần; nhưng nhờ phước thiện tích lũy mà thoát chết 7 lần, sau đó đã được cuộc sống hạnh phúc.

Bài viết 🞄 08/3/2025

Ông vì 1 lần vứt bỏ con mà kiếp sau bị bỏ rơi 7 lần; nhưng nhờ phước thiện tích lũy mà thoát chết 7 lần, sau đó đã được cuộc sống hạnh phúc.

Xuất gia đi tu: Ý nghĩa và điều kiện cần có để được xuất gia

Bài viết🞄 08/3/2025

Xuất gia gồm có ba ý nghĩa là: xuất thế tục gia, xuất tam giới gia, xuất phiền não gia. Người có chí nguyện xuất gia phải đáp ứng những điều kiện nhất định.

Bài viết 🞄 08/3/2025

Xuất gia gồm có ba ý nghĩa là: xuất thế tục gia, xuất tam giới gia, xuất phiền não gia. Người có chí nguyện xuất gia phải đáp ứng những điều kiện nhất định.

Top 5 bài hát về ngày 8/3 tôn vinh phái nữ hay và ý nghĩa

Bài viết🞄 07/3/2025

Cảm xúc cùng những bài hát 8/3 ý nghĩa, lời bài hát dễ nghe, dễ thuộc nhằm tôn vinh vẻ đẹp và sự hy sinh của người phụ nữ.

Bài viết 🞄 07/3/2025

Cảm xúc cùng những bài hát 8/3 ý nghĩa, lời bài hát dễ nghe, dễ thuộc nhằm tôn vinh vẻ đẹp và sự hy sinh của người phụ nữ.

Tổng hợp lời chúc ngày 8/3 giàu ý nghĩa, chân thành dành tặng phụ nữ

Bài viết🞄 07/3/2025

Dưới đây là những lời chúc 8/3 hay, ý nghĩa để gửi gắm yêu thương, mang đến an lành qua những tấm thiệp, tin nhắn hay mạng xã hội,...

Bài viết 🞄 07/3/2025

Dưới đây là những lời chúc 8/3 hay, ý nghĩa để gửi gắm yêu thương, mang đến an lành qua những tấm thiệp, tin nhắn hay mạng xã hội,...

3 thảm họa của thành Tỳ Xá Ly và sự hóa giải nhiệm màu của kinh Tam Bảo

Bài viết🞄 07/3/2025

Đức Phật đã truyền dạy bài kinh Tam Bảo đến cho chúng Tăng và Phật tử tụng đọc. Bài kinh có tính chất hộ trì, bảo hộ, cầu an cho bản thân, gia đình và quốc gia,...

Bài viết 🞄 07/3/2025

Đức Phật đã truyền dạy bài kinh Tam Bảo đến cho chúng Tăng và Phật tử tụng đọc. Bài kinh có tính chất hộ trì, bảo hộ, cầu an cho bản thân, gia đình và quốc gia,...