trực tuyến
🔴 [TRỰC TIẾP] Chu kỳ 8 - Năm 2024: Tụng kinh theo 3 tháng an cư của chư Tăng | Ngày 19/6/Giáp Thìn

Thứ Bảy, 27/7/2024

tức 22/6 Giáp Thìn

Tôn giả Đại Ca Diếp - Đại đệ tử của Đức Phật với hạnh đầu đà đệ nhất

Tôn giả Ma Ha Ca Diếp là một vị Tỳ-kheo gương mẫu với phẩm hạnh đầu đà đệ nhất trong 10 vị đại đệ tử của Đức Phật.

09/4/2023

-
aa
+

Nhập Nội dung...

Tôn giả Ma Ha Ca Diếp là một vị Tỳ-kheo gương mẫu với phẩm hạnh đầu đà đệ nhất trong 10 vị đại đệ tử của Đức Phật.

Nhân kỷ niệm về ngày Tổ sư Đại Đầu Đà Ca Diếp (ngày 06/3/ Âm lịch), chùa Ba Vàng kính mời quý Phật tử cùng đón đọc bài viết dưới đây để hiểu thêm về hạnh nguyện độ sinh cao quý của Ngài.

Sơ lược về cuộc đời Tôn giả Đại Ca Diếp

Xuất thân trong một gia đình Bà La Môn tại xứ Ma Kiệt Đà, từ nhỏ, Tôn giả Đại Ca Diếp đã có phước tướng đầy đủ, tư chất thông minh, không ham thích các lạc thú ở đời.

Đến tuổi trưởng thành, cha mẹ bằng mọi cách ép Ngài phải cưới vợ. Vì không ưa thích thọ hưởng thú vui ngũ dục, nguyện tu phạm hạnh nên Ngài đã cho tạc tượng một người phụ nữ hình sắc như tượng vàng Diêm Phù Đàn để làm khó cha mẹ. Không ngờ, được sự giúp đỡ của một Bà La Môn mà cha mẹ Ngài tìm được một cô gái giống y hình tượng mà Ngài đề ra. Tên cô ấy là Bạt Đà La.

Nhưng một điều trùng hợp lạ lùng là nàng Bạt Đà La cũng không muốn lấy chồng. Nàng chỉ ước ao được xuất gia, sống đời sống phạm hạnh của một nữ đạo sĩ. Vì chung chí nguyện tu phạm hạnh nên tuy mang danh nghĩa là vợ chồng nhưng hai người đều thúc liễm thân tâm, không xúc nhiễm với nhau.

Đêm đến, khi Ngài Đại Ca Diếp nằm ngủ thì nàng Bạt Đà La đi kinh hành và ngược lại. Cứ như vậy trải qua nhiều năm, hai người sống với nhau hoàn toàn trong sạch, không chút ái luyến, không chút vẩn đục.

Tôn giả Đại Ca Diếp - Đệ Nhất Đầu Đà (nguồn ảnh internet)

Tôn giả Đại Ca Diếp - Đệ Nhất Đầu Đà (nguồn ảnh internet)

Nhập Nội dung...

Khi cha mẹ mất, Ngài tạm biệt Bạt Đà La lên đường xuất gia tìm thầy học đạo và hứa sau khi tìm được bậc minh sư sẽ báo tin cho nàng biết. 

Một hôm, khi đang đi khất thực thì bắt gặp hình ảnh Đức Phật đang ngồi thiền (lúc này Đức Phật đã thành tựu đạo quả); Ngài vui mừng, rạng rỡ và đảnh lễ, quỳ gối xin được làm đệ tử của Đức Phật. 

Sau khi trở thành đệ tử Phật, Ngài ngày đêm tinh tấn thực hành hạnh đầu đà và không lâu sau chứng đắc quả A La Hán, với danh đệ nhất đầu đà. 

Với lòng quy kính Đức Thế Tôn và mong nguyện hoằng truyền giáo Pháp, sau khi Đức Phật nhập diệt, Tôn giả Đại Ca Diếp đã mở đại hội kết tập kinh điển lần thứ nhất.

Nhờ đó, lời dạy của Đức Phật được kết tập thành hệ thống và được chính thức lưu truyền dưới các hình thức truyền tụng, ghi chép thành kinh văn trên lá, giấy… cho đến ngày nay.

Cuối cùng, vào năm 496 TCN, Ngài Đại Ca Diếp nhập Niết bàn, khi ấy Ngài 120 tuổi.

Độ bà lão nghèo - Tấm lòng từ bi cao cả của Ngài

Tôn giả Đại Ca Diếp thường hành hạnh nguyện từ bi, đem phước điền đến cho chúng sinh. Ngài không khất thực nhà giàu có mà chỉ khất thực những nhà nghèo. Bởi Ngài biết rằng, những người nghèo khổ là người thiếu phước báu. Ngài khất thực với mong nguyện cho họ được gieo trồng phước báu và thoát khỏi cảnh khổ đau. Vì vậy, trước khi đi khất thực, Ngài thường nhập định xem: “Ta nên gieo phước cho người nghèo nào”.

Trong cuộc đời hành đạo của Ngài, có rất nhiều câu chuyện liên quan đến việc Ngài tế độ cho những người nghèo. Điển hình là câu chuyện Ngài cứu độ cho một bà lão nghèo khổ, ăn xin. 

Chuyện kể, vào một ngày nọ, trên đường vào thành Vương Xá, Ngài thấy một bà lão đơn côi, nghèo khổ tá túc trong hang phân dơ bẩn bên cạnh đống rác. Thân thể bà lão gầy gò, ốm đau tật bệnh. Cuộc sống bà lão lẻ loi bấp bênh, bữa đói bữa no, che đậy thân thể bằng mảnh cót tre nhỏ. Nhờ nhập định, Ngài Ca Diếp biết người này kiếp trước không tạo phước lành nên kiếp này phải chịu nghèo khổ. Và Ngài cũng biết rằng mạng sống bà lão sắp hết, Ngài nghĩ: “Nếu ta không độ thì bà lão mãi mãi mất phước”.

Trong lúc bà lão đang đói cồn cào thì có một người đầy tớ của trưởng giả mang nước cơm đi đổ, mùi hôi khó chịu. Bà lão lân la lại xin phần nước cơm ấy, liền lấy cái bát bể làm đôi đựng đầy cả hai. Ngài chậm rãi đến gần, đưa bình bát về phía bà lão để xin đồ ăn.

Sau khi được Ngài chỉ dạy, bà lão thưa với Ngài Ca Diếp:

– Ngài vui lòng nhận cho tôi không?

Ngài Ma Ha Ca Diếp đáp:

– Lành thay! Lành thay!

Bà lão liền từ trong hang, lom khom lấy tô nước cơm và thành tâm dâng cúng vào bình bát của Ngài. Ngài Ca Diếp nhận cúng dường rồi chú nguyện cho bà lão được phước báo và an lành. Để bà lão không nghi ngờ và đầy đủ sự bình an, Ngài đã uống hết bát nước cơm và thị hiện thần thông ngay trước mặt bà lão. Trước việc làm cao quý của Ngài, bà lão vui mừng khôn xiết. Cũng nhờ phước báu thù thắng này, sau khi mạng chung, thần thức của bà lão được tái sinh lên cõi Trời, sống trong cảnh giới an vui, hạnh phúc.

Tôn giả Đại Ca Diếp độ bà lão nghèo

Tôn giả Đại Ca Diếp độ bà lão nghèo

Tôn giả Đại Ca Diếp độ bà lão nghèo

Chư Tăng Chùa Ba Vàng thực hành các pháp đầu đà

Noi theo tấm gương vĩ đại của Đức Thế Tôn và các vị Thánh đệ tử của Ngài, Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh cùng chư Tăng chùa Ba Vàng đang ngày đêm miên mật thực hành thiểu dục tri túc với các pháp đầu đà khổ hạnh, mong nguyện Phật Pháp trụ lâu dài ở thế gian.

Để thực hành hạnh đầu đà cao quý, chư Tăng luôn quyết chí tu tập, khổ luyện, rèn sửa nghiêm thân tâm để chiến thắng mọi cám dỗ, dục vọng. Nơi rừng già hoang vắng, dẫu đêm hay ngày, Tăng chúng vẫn kinh hành, thiền định dưới gốc cây chẳng quản nắng mưa, sương gió. Tài sản của quý Thầy chỉ ba y và một bình bát, ngày ăn một bữa khất thực gieo duyên cứu độ chúng sinh.

Sư Phụ cùng chư Tăng trì bình khất thực, thực hành các pháp đầu đà cao quý

Sư Phụ cùng chư Tăng trì bình khất thực, thực hành các pháp đầu đà cao quý

Chư Tăng ngày đêm thiền định nơi rừng già để dứt trừ phiền não, đạt được giải thoát

Chư Tăng ngày đêm thiền định nơi rừng già để dứt trừ phiền não, đạt được giải thoát

Dù chông gai, chướng ngại đến đâu, chư Tăng vẫn sẽ luôn đề cao sự tỉnh giác, tìm cầu đức hạnh, trí tuệ giải thoát, hướng đến thành tựu chí nguyện rộng lớn “Trên cầu thành Phật, dưới độ chúng sinh”.

Mong rằng qua bài viết trên, quý Phật tử khởi được tâm tri ân tới Tôn giả Đại Ca Diếp và những bậc đã, đang và sẽ thực hành pháp hạnh đầu đà. Từ đó, phát nguyện tinh tấn tu tập, nguyện nhiều đời nhiều kiếp đủ duyên xuất gia, thực hành hạnh đầu đà để giữ gìn chính Pháp trụ lâu dài ở thế gian.

Bài liên quan
 
Xem thêm

Phật dạy khi bị người khác nói xấu - Cách ứng xử để tránh tổn thương

Bài viết🞄 17/7/2024

Cho nên, chúng ta không thể cấm những người xung quanh nói xấu sau lưng, hay đưa ra những quan điểm cá nhân của mình.

Bài viết 🞄 17/7/2024

Cho nên, chúng ta không thể cấm những người xung quanh nói xấu sau lưng, hay đưa ra những quan điểm cá nhân của mình.

Tính kiên nhẫn là gì? 03 cách ứng dụng Phật Pháp để kiên nhẫn hơn

Bài viết🞄 06/7/2024

Tính kiên nhẫn có được là do chúng ta phải tự rèn luyện. Dưới đây là 03 cách để chúng ta có thể rèn luyện bản thân kiên nhẫn hơn.

Bài viết 🞄 06/7/2024

Tính kiên nhẫn có được là do chúng ta phải tự rèn luyện. Dưới đây là 03 cách để chúng ta có thể rèn luyện bản thân kiên nhẫn hơn.

Công đức tu Bát quan trai - Được phước báu, nhiều đời sống hạnh phúc

Bài viết🞄 23/6/2024

Tu tập Bát quan trai giới sẽ sinh ra nhiều công đức phúc báu cho những ai thực tập trì giới. Đặc biệt, công đức tu Bát quan trai còn giúp chúng ta chuyển hóa khổ đau ngay trong hiện tại.

Bài viết 🞄 23/6/2024

Tu tập Bát quan trai giới sẽ sinh ra nhiều công đức phúc báu cho những ai thực tập trì giới. Đặc biệt, công đức tu Bát quan trai còn giúp chúng ta chuyển hóa khổ đau ngay trong hiện tại.

Đạo lý vợ chồng - 10 điều nên làm để gia đình được hạnh phúc bền lâu

Bài viết🞄 22/6/2024

Hiện nay, nhiều cặp vợ chồng đang phải đối mặt với những bất hòa, xung đột,... do chưa hiểu nhau và thiếu tôn trọng đạo lý vợ chồng. Những mâu thuẫn khiến họ đau khổ, mệt mỏi, thậm chí gia đình tan vỡ.

Bài viết 🞄 22/6/2024

Hiện nay, nhiều cặp vợ chồng đang phải đối mặt với những bất hòa, xung đột,... do chưa hiểu nhau và thiếu tôn trọng đạo lý vợ chồng. Những mâu thuẫn khiến họ đau khổ, mệt mỏi, thậm chí gia đình tan vỡ.

Ý nghĩa Tết Đoan Ngọ không phải ai cũng biết - Tết Đoan Ngọ nên làm gì?

Bài viết🞄 09/6/2024

Trong cụm từ “Tết Đoan Ngọ” thì “Đoan” là đầu mối, “Ngọ” là giờ ngọ. Như vậy theo quan niệm dân gian, Tết Đoan Ngọ có thể nghĩa là ăn Tết vào giờ ngọ

Bài viết 🞄 09/6/2024

Trong cụm từ “Tết Đoan Ngọ” thì “Đoan” là đầu mối, “Ngọ” là giờ ngọ. Như vậy theo quan niệm dân gian, Tết Đoan Ngọ có thể nghĩa là ăn Tết vào giờ ngọ

Tết Đoan Ngọ cúng gì? Bài cúng Tết Đoan ngọ và hướng dẫn cách bày lễ

Bài viết🞄 09/6/2024

Để mâm cúng Tết Đoan Ngọ được đầy đủ và mang lại nhiều lợi ích, chúng ta nên chuẩn bị 3 lễ: Cúng Phật: Sắm đủ hoặc sắm tùy duyên các loại:...

Bài viết 🞄 09/6/2024

Để mâm cúng Tết Đoan Ngọ được đầy đủ và mang lại nhiều lợi ích, chúng ta nên chuẩn bị 3 lễ: Cúng Phật: Sắm đủ hoặc sắm tùy duyên các loại:...

5 phương pháp cai nghiện game hiệu quả: Ứng dụng Phật Pháp để thay đổi

Bài viết🞄 28/5/2024

Nghiện game đang là vấn nạn đáng lo ngại trong xã hội hiện nay. Người chơi game ngồi trong nhiều giờ, không ăn, không ngủ...ảnh hưởng đến sức khỏe...

Bài viết 🞄 28/5/2024

Nghiện game đang là vấn nạn đáng lo ngại trong xã hội hiện nay. Người chơi game ngồi trong nhiều giờ, không ăn, không ngủ...ảnh hưởng đến sức khỏe...

Nhận biết về những giấc mơ điềm báo - Cách để có giấc ngủ an lành

Bài viết🞄 26/5/2024

Chúng ta thường chỉ giải mã giấc mơ thông qua kinh nghiệm và chỉ biết được một chút. Chúng ta cũng không có tiêu chuẩn để khẳng định giấc mơ báo điềm gì...

Bài viết 🞄 26/5/2024

Chúng ta thường chỉ giải mã giấc mơ thông qua kinh nghiệm và chỉ biết được một chút. Chúng ta cũng không có tiêu chuẩn để khẳng định giấc mơ báo điềm gì...

Tiền kiếp Đức Phật cắt thân cứu đàn hổ đói - Lòng từ chấn động trời đất

Nhân vật Phật giáo🞄 12/5/2024

Vậy xin mời quý vị cùng theo dõi câu chuyện cứu đàn hổ trong tiền kiếp của Đức Phật và những lý giải của Đại Đức Thích Trúc Thái Minh qua bài viết dưới đây!

Nhân vật Phật giáo 🞄 12/5/2024

Vậy xin mời quý vị cùng theo dõi câu chuyện cứu đàn hổ trong tiền kiếp của Đức Phật và những lý giải của Đại Đức Thích Trúc Thái Minh qua bài viết dưới đây!

05 chương trình ý nghĩa trong Đại lễ Phật đản 2024 - chùa Ba Vàng

Bài viết🞄 11/5/2024

Năm nay, Đại lễ Phật đản chùa Ba Vàng được tổ chức vào hai ngày mùng 04 và mùng 05 tháng 4 âm lịch (tức ngày 11-12/5/2024) với nhiều hoạt động ý nghĩa

Bài viết 🞄 11/5/2024

Năm nay, Đại lễ Phật đản chùa Ba Vàng được tổ chức vào hai ngày mùng 04 và mùng 05 tháng 4 âm lịch (tức ngày 11-12/5/2024) với nhiều hoạt động ý nghĩa

Danh sách những bài hát về Phật đản ý nghĩa mà bạn không thể bỏ qua

Bài viết🞄 10/5/2024

Dưới đây là tổng hợp các bài hát về Phật đản hay, ý nghĩa cùng lời bài hát dễ nghe dễ thuộc nhân kỷ niệm ngày Đức Phật đản sinh.

Bài viết 🞄 10/5/2024

Dưới đây là tổng hợp các bài hát về Phật đản hay, ý nghĩa cùng lời bài hát dễ nghe dễ thuộc nhân kỷ niệm ngày Đức Phật đản sinh.

Phật đản tổ chức vào ngày nào? Ý nghĩa đặc biệt ngày Đức Phật đản sinh

Tin tức🞄 05/5/2024

Lễ Phật đản là lễ kỷ niệm ngày sinh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu những điều bạn cần biết về ngày lễ đặc biệt này

Tin tức 🞄 05/5/2024

Lễ Phật đản là lễ kỷ niệm ngày sinh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu những điều bạn cần biết về ngày lễ đặc biệt này

05 cách xả stress hiệu quả giúp bạn lấy lại cân bằng trong cuộc sống

Bài viết🞄 30/4/2024

Bí quyết nào giúp chúng ta giải tỏa căng thẳng, cải thiện sức khỏe và tìm lại sự cân bằng trong cuộc sống? Xin mời quý vị theo dõi bài viết sau

Bài viết 🞄 30/4/2024

Bí quyết nào giúp chúng ta giải tỏa căng thẳng, cải thiện sức khỏe và tìm lại sự cân bằng trong cuộc sống? Xin mời quý vị theo dõi bài viết sau

Nguồn gốc và ý nghĩa lễ tắm Phật

Bài viết🞄 28/4/2024

Lễ tắm Phật là nghi thức truyền thống trong ngày lễ Phật đản (mùng 08 tháng 4 âm lịch). Lễ tắm Phật bắt nguồn từ câu chuyện Thái tử Tất Đạt Đa đản sinh.

Bài viết 🞄 28/4/2024

Lễ tắm Phật là nghi thức truyền thống trong ngày lễ Phật đản (mùng 08 tháng 4 âm lịch). Lễ tắm Phật bắt nguồn từ câu chuyện Thái tử Tất Đạt Đa đản sinh.

Ý nghĩa 7 bước hoa sen khi Đức Phật Thích Ca đản sinh

Bài viết🞄 27/4/2024

Ngài đã bước đi bảy bước, mỗi bước đều có hoa sen nở dưới chân đến bước thứ 7, một tay chỉ trời, một tay chỉ đất là một sự kiện vô cùng đặc biệt

Bài viết 🞄 27/4/2024

Ngài đã bước đi bảy bước, mỗi bước đều có hoa sen nở dưới chân đến bước thứ 7, một tay chỉ trời, một tay chỉ đất là một sự kiện vô cùng đặc biệt

Đại lễ Phật đản - ngày lễ đặc biệt của nhiều quốc gia trên thế giới

Bài viết🞄 26/4/2024

Nhiều quốc gia trên thế giới, lễ Phật đản được chọn là ngày nghỉ lễ toàn dân và tổ chức với nhiều chương trình rất hoành tráng

Bài viết 🞄 26/4/2024

Nhiều quốc gia trên thế giới, lễ Phật đản được chọn là ngày nghỉ lễ toàn dân và tổ chức với nhiều chương trình rất hoành tráng

Đức Phật ra đời - niềm hạnh phúc của tất cả chúng sinh vạn loại!

Bài viết🞄 25/4/2024

Đức Phật là một con người phi thường, toàn diện. Chúng ta khao khát trên đời có một con người như thế, và cuối cùng con người như thế đã xuất hiện...

Bài viết 🞄 25/4/2024

Đức Phật là một con người phi thường, toàn diện. Chúng ta khao khát trên đời có một con người như thế, và cuối cùng con người như thế đã xuất hiện...

Tại sao làm nhà xong hay gặp hạn? Cách hóa giải để tránh gặp tai họa

Bài viết🞄 20/3/2024

Dân gian quan niệm, “hạn làm nhà” là hiện tượng sau khi xây cất nhà mới thì xảy ra những vấn đề như: sức khỏe đi xuống, kinh tế khó khăn...

Bài viết 🞄 20/3/2024

Dân gian quan niệm, “hạn làm nhà” là hiện tượng sau khi xây cất nhà mới thì xảy ra những vấn đề như: sức khỏe đi xuống, kinh tế khó khăn...

Dấu hiệu mộ kết và cách hóa giải để các việc được yên ổn, tốt đẹp

Bài viết🞄 13/3/2024

Mộ kết là hiện tượng tâm linh khiến nhiều người lo sợ. Vậy thực hư hiện tượng này thế nào? Cách xử lý ngôi mộ kết ra sao để gia đình được an ổn, tốt đẹp?

Bài viết 🞄 13/3/2024

Mộ kết là hiện tượng tâm linh khiến nhiều người lo sợ. Vậy thực hư hiện tượng này thế nào? Cách xử lý ngôi mộ kết ra sao để gia đình được an ổn, tốt đẹp?