trực tuyến
Chẩn tế tháng 3/Giáp Thìn

Thứ Bảy, 04/5/2024

tức 26/3 Giáp Thìn

Link đề mục quán chương trình số 2 tu tập theo 3 tháng an cư của chư Tăng

Phật tử chúng ta được nương đức trên Sư Phụ cùng chư Tăng cũng được cùng sách tấn nhau, cùng nhau phát nguyện học tu theo ba tháng an cư của chư Tăng.

-
aa
+

Xem Tổng hợp các chương trình tu tập theo 3 tháng an cư của chư Tăng tại link:
https://chuabavang.com/tong-hop-cac-chuong-trinh-tu-tap-theo-3-thang-an-cu-cua-chu-tang-d5269.html

A. Hướng Dẫn

1. Hướng dẫn chung
Đọc kỹ phần hướng dẫn trước khi thực hành nghi thức.
Ấn vào tên bài: Hướng dẫn chung dành cho các nghi thức tu tập trong năm

2. Văn bạch ngồi thiền
a. Văn bạch trước khi ngồi thiền
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Giờ này chúng con xin phép ngồi thiền quán (tiếp), theo các đề mục quán của bài kinh…
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!

Trước khi ngồi thiền các Phật tử mở link video Sư Phụ hô thiền, nếu tu tập ở nơi không có mạng thì có thể bỏ qua video này.
+ Link: https://youtu.be/pCWAArxZ3T4

b. Văn bạch xả thiền
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Đệ tử chúng con xin xả thiền.
Chúng con thành kính tri ân Tam Bảo, cùng các bậc thiện hữu tri thức đã hộ trì cho chúng con tu tập công đức này.
+ Trường hợp xin nghỉ tu: Và chúng con xin cáo bạch với tất cả chư vị trong cõi tâm linh mà chúng con đã bạch thỉnh trong chương trình… vì nhân duyên… nên chúng con xin được nghỉ tu (cho tới ngày…). Chúng con xin chư vị hoan hỷ cho chúng con.

(Tiếp)
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!

B. Nội Dung Đề Mục Thiền Quán

Phần I. Chuyện Tiền Thân Đức Phật Tu Hòa Hợp

Lưu ý: Tùy chia các đề mục thành 2 ngày quán.

* Chu kỳ 1

– Ngày 2 và ngày 4: Ngồi thiền
Đề mục quán giúp tăng thượng Tâm, tăng thượng Trí:

I. Nội tâm hướng về bậc hiền trí
1. Sống tại gia đình: Chúng ta đã chọn cách sống đạo nghĩa, vì lợi ích cho cha mẹ và mọi người theo đạo lý hiếu nghĩa thế gian chưa?
2. Sống tại các mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp: Có vì sự hoà hợp, an ổn của số đông không, hay vì lợi ích riêng của mình? Sống có lý, có tình không?
3. Sống tại xã hội: Có ý thức chung không? Đã bao giờ có mong nguyện góp phần xây dựng cho cái chung được tốt đẹp chưa?
4. Từ ngày tu theo Phật Pháp: Tâm mình đã chuyển hoá ít hay nhiều? Có lý tưởng không? Biết buông xả, bao dung được bao nhiêu phần?

II. Chọn nương theo (vâng lời) bậc hiền trí
1. Trước khi biết đến Phật Pháp:
- Đã có duyên kết giao với người hiền trí chưa?
- Thích nghe các lời khuyên về đạo lý hay lời khuyên có lợi cho mình mà làm điều xấu ác?
- Thường yêu kính, thích thân cận người hiền, bậc trí hay người ác, nhiều mưu đồ?

2. Tư duy về nhân duyên Đức Phật dạy trong bài kinh: Nhân duyên nương theo (vâng lời) bậc hiền trí là Bồ tát, mà sau chư Thần được là hội chúng của Đức Phật.

3. Từ ngày biết đến Phật Pháp:
- Nhận định về bậc hiền trí đối với mình trong hiện tại qua lợi ích Pháp mà mình được hưởng.
- Tư duy về nhân duyên sau này của mình với bậc hiền trí mà mình chọn trong hiện tại.

4. Sám hối, phát nguyện:
+ Sám hối các tội lỗi đã vâng lời kẻ tham ác, xui người làm việc tham ác.
+ Nguyện xin đời đời kiếp kiếp được kết duyên với bậc hiền trí, phát nguyện sẽ vâng lời bậc hiền trí cầu Vô thượng Bồ đề.
+ Phát nguyện theo gương Đức Phật, hiện tại tinh tấn thực hành công hạnh Bồ đề.

III. Quán chiếu về lợi ích của Phật Pháp, khởi niệm mong muốn chánh Pháp trụ lâu dài ở thế gian để giác ngộ cứu khổ cho chúng sinh.

Khởi tâm tri ân phật, chư tổ, sư phụ chư tăng và các bậc thiện hữu tri thức đã giúp cho mình được duyên tu học Phật Pháp.

* Chu kỳ 2

– Ngày 2 và ngày 4: Ngồi thiền
Đề mục quán giúp tăng thượng Tâm, tăng thượng Trí:

1. Khi chưa biết đến Phật Pháp:
- Quán chiếu hội chúng của mình: gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,… là hội chúng bất thiện, sống theo quan điểm ích kỷ, làm khổ số đông hay sống hòa hợp?
- Hội chúng đó đem lại những gì cho mình? Hạnh phúc hay đau khổ? Làm cho chúng ta bất thiện hay thiện lên?

2. Tư duy để khẳng định ý Đức Phật dạy: Hội chúng nào cung kính bậc có trí và vâng lời làm theo, sống hòa hợp thì được hạnh phúc.

3. Sám hối và phát nguyện:
- Hướng tâm sám hối các việc không vâng lời trong Pháp lục hòa, xin được tiêu nghiệp nhân Đề Bà Đạt Đa.
- Hướng tâm đảnh lễ Đức Phật đã hành Bồ tát đạo vì lợi ích cho muôn loài.
- Phát nguyện thực hành theo lời Đức Phật dạy trong bài kinh: Không tranh cãi, thực hành lục hòa tinh tấn.

4. Quán chiếu về lợi ích của Phật Pháp, khởi niệm mong muốn chánh Pháp trụ lâu dài ở thế gian để giác ngộ cứu khổ cho chúng sinh.Khởi tâm tri ân Phật, chư tổ, Sư Phụ, chư Tăng và các bậc thiện hữu tri thức đã giúp cho mình được duyên tu học Phật Pháp.

Phần II. Nhân Quả Tu Lục Hòa

* Chu kỳ 3

– Ngày 2 và ngày 4: Ngồi thiền
Đề mục quán giúp tăng thượng Tâm, tăng thượng Trí:

1. Khi chưa biết đến Phật Pháp, trong các mối quan hệ gia đình và xã hội:
- Chúng ta có thích chuyện thị phi không?
- Có hay thêm chuyện khiến người hiểu lầm, giận nhau không?
- Có đi đến chỗ người này nói về chuyện người kia khiến cho họ bất hòa không?

2. Từ khi biết đến Phật Pháp:
- Đã làm việc gây chia rẽ chúng Tăng chưa?
- Quán chiếu trong tâm tính của mình đã hoặc đang còn ưa thích chuyện thị phi trong đạo tràng không, qua các hình thức: nói sau lưng, nói lời gây chia rẽ, nói lời làm cho người này giận người kia, nói lời làm cho người giảm tinh tấn,...

3. Sám hối, phát nguyện:
- Sám hối các việc đã qua, đang có các hành động gây chia rẽ, bất hòa đã có dự nhân tại địa ngục và ba đường ác.
- Phát nguyện chăm tu tập sửa đổi theo hướng dẫn thực hành lục hòa.

4. Hướng tâm tri ân Tam Bảo, tri ân pháp lục hòa, tri ân người giác ngộ cho mình để mình nhận diện và từ bỏ các việc làm gây bất hòa dẫn đến đau khổ này.

5. Quán chiếu về lợi ích của Phật Pháp, khởi niệm mong muốn chánh Pháp trụ lâu dài ở thế gian để giác ngộ cứu khổ cho chúng sinh.

* Chu kỳ 4

– Ngày 2 và ngày 4: Ngồi thiền
Đề mục quán giúp tăng thượng Tâm, tăng thượng Trí:

1. Khi chưa biết đến Phật Pháp, trong các mối quan hệ gia đình và xã hội:
- Có hay nói những lời cho người bớt giận nhau, thông cảm nhau, bỏ qua cho nhau, hiểu nhau, gắn kết thiện duyên với nhau không?
- Có hay tạo duyên, tạo cảnh để người được hòa hợp trong thiện duyên, thiện pháp không?

2. Từ khi biết đến Phật Pháp:
- Đã làm cho đạo hữu hiểu Pháp để buông bỏ giận hờn, oán trách, sân hận,… kết duyên lại với nhau để tu lục hòa chưa?
- Đã sách tấn đạo hữu tu lục hòa chưa?
- Đã hoan hỷ với việc được sách tấn tu lục hòa khi có mâu thuẫn chưa?
- Đã tùy hỷ với việc sách tấn tu lục hòa của các đạo hữu chưa?
- Đã chủ động hoặc sách tấn đại chúng giải quyết mâu thuẫn bằng Pháp lục hòa qua các hình thức: báo lên đạo tràng, thỉnh đạo tràng giải quyết mâu thuẫn, bất hòa chưa?

3. Xem hiện tại mình là hạng người nào. (Chỉ quán chiếu khi Thầy là người dạy chúng ta lục hòa và đại chúng của chúng ta là đại chúng tu lục hòa)
- Xem mình có nhiều hành vi phá hòa hợp như: Ly gián Thầy với trò, ly gián bạn đồng tu,... không.
- Xem mình có nhiều hành vi hòa hợp như: Làm cho trò kính vâng Thầy, làm cho bạn đồng tu hoan hỷ với nhau, cùng tinh tấn tu tập,... không.
- Xem hiện tại chúng ta đang nghiêng về hạng người nào. (Hạng làm cho chúng hòa hợp hay phá hòa hợp chúng)

4. Sám hối, phát nguyện:
- Sám hối những việc đã không hoan hỷ khi được sách tấn giải quyết mâu thuẫn bằng các quy định lục hòa.
- Sám hối các hành vi không hoan hỷ với đạo hữu khi các đạo hữu có ý giải quyết mâu thuẫn bằng Pháp lục hòa.
- Phát nguyện từ nay khi có mâu thuẫn của mình, của đạo hữu, của đạo tràng, sẽ thỉnh giải quyết theo quy định của Pháp lục hòa, để có được sự gắn kết từ Pháp lục hòa.
- Phát nguyện tinh tấn nương tựa Pháp lục hòa để không bao giờ mắc phải tội phá hoà hợp Tăng, phá Pháp lục hòa.

5. Hướng tâm tri ân Tam Bảo, tri ân pháp lục hòa, tri ân người giác ngộ cho mình, dạy cho mình pháp lục hòa, sách tấn cho mình pháp lục hòa để mình tạo được công đức, làm cho đại chúng hòa hợp, tạo công đức để cho mình được phước báo ngang với phước báo cõi trời và tiến gần, đi trên con đường giải thoát.

6. Quán chiếu về lợi ích của Phật Pháp, khởi niệm mong muốn chánh Pháp trụ lâu dài ở thế gian để giác ngộ cứu khổ cho chúng sinh.

Phần III. Hội Chúng Tu Lục Hòa

* Chu kỳ 5

– Ngày 2 và ngày 4: Ngồi thiền
Đề mục quán giúp tăng thượng Tâm, tăng thượng Trí:

1. Quán chiếu hội chúng:
- Từ trước tới nay, đã nương tựa vào hội chúng Tỳ-kheo nào để tu: Hội chúng tối thượng, hội chúng không hòa hợp, hội chúng hòa hợp.
- Hội chúng hiện nay đang nương tựa để tu, có đặc điểm gì theo lời dạy của Đức Phật, trong hội chúng tối thượng: Hội chúng sống không hướng đến sự đầy đủ, hội chúng không có biếng nhác, hội chúng từ bỏ dẫn đầu về đọa lạc, hội chúng đi đầu về hạnh viễn ly, tinh cần, tinh tấn,...

2. Quán chiếu về lợi ích của Phật Pháp, khởi niệm mong muốn chánh Pháp trụ lâu dài ở thế gian để giác ngộ cứu khổ cho chúng sinh.

Khởi tâm tri ân Phật, chư tổ, Sư Phụ, chư Tăng và các bậc thiện hữu tri thức đã giúp cho mình được duyên tu học Phật Pháp.

* Chu kỳ 6

– Ngày 2 và ngày 4: Ngồi thiền
Đề mục quán giúp tăng thượng Tâm, tăng thượng Trí:

1. Quyết định nhận Sư trưởng là Sư Phụ hiện tại chưa?
- Thấy Sư Phụ có lo dạy Pháp cho mình không?
- Sư Phụ có tạo duyên cho mình tu không?
- Sư Phụ có tạo duyên để mình tạo công đức, phước báu không?
- Theo lời dạy của Sư Phụ, mình đã được những lợi ích về Pháp như thế nào?
- Nhận định Sư Phụ đã dạy cho mình đúng chánh Pháp chưa?

2. Vâng kính Sư trưởng thông qua sự thực hành lục hòa:
- Kiểm sự tinh tấn, giải đãi của mình khi tu tập, thực hành Pháp lục hòa.
- Kiểm xem hành vi nào thuộc không vâng kính Sư trưởng, không vâng kính Pháp lục hòa.
- Tư duy đến việc phá hòa hợp phát sinh từ sự không vâng kính Sư trưởng, vâng lời người hướng dẫn thực hành lục hòa.

3. Sám hối, phát nguyện:
- Sám hối sự giải đãi, gây bất hòa, bất kính Sư trưởng, nguyện được tiêu trừ nhân nghiệp phá hòa hợp.
- Phát nguyện theo lời Phật dạy, đời đời kiếp kiếp sẽ trong hạnh vâng lời Sư trưởng cầu Pháp để tiến tu cho tới ngày giải thoát.

4. Tri ân Phật, Sư Phụ, chư Tăng đã cho mình học tu bài kinh này để biết cách diệt trừ các ác nhân, ác nghiệp phá hòa hợp và quả báo đau khổ của nó.

5. Quán chiếu về lợi ích của Phật Pháp, khởi niệm mong muốn chánh Pháp trụ lâu dài ở thế gian để giác ngộ cứu khổ cho chúng sinh.

* Chu kỳ 7

– Ngày 2 và ngày 4: Ngồi thiền
Đề mục quán giúp tăng thượng Tâm, tăng thượng Trí:

1. Trước khi biết đến Phật Pháp: (Kể từ bé, quán nghiệp cũ trước khi tu)
- Tâm có thuận theo những sự giản dị, ít dục không?
- Có hay học theo những điều mà người bất thiện làm không?
- Đối với các bậc có đạo đức, mình thường học theo không?
- Có thân cận với bậc có đạo đức để tham vấn các việc không?

2. Khi biết đến Phật Pháp:
- Đã có ai được mình coi là bậc đạo đức, phạm hạnh chưa?
- Đối với bậc đạo đức, phạm hạnh đó, mình đã có ý thức từ bỏ tâm ý của mình để học sống theo tâm của bậc đạo đức, phạm hạnh đó chưa?
- Đối với Pháp lục hòa, mình đã có quyết tâm bỏ tâm mình để sống đúng theo các Pháp lục hòa chưa?

3. Sám hối, phát nguyện:
* Trường hợp 1: Đã thấy trong hội chúng có người có thể làm tấm gương phạm hạnh, chăm tu cho mình.
- Sám hối: đã từng bỏ tâm của mình, học theo tâm của những người tham ác.
- Sám hối: đã không bỏ tâm bất thiện của mình, để thuận theo tâm người mà mình nhận biết là đạo đức, phạm hạnh, chăm tu.
- Sám hối các việc đã không bỏ tâm của mình để thuận theo Pháp lục hòa.
- Phát nguyện bỏ tâm mình, học theo tâm của bậc đạo đức, phạm hạnh.
- Phát nguyện bỏ tâm mình, thực hành theo các Pháp hòa kính.

* Trường hợp 2: Chưa thấy trong hội chúng có người đạo đức, phạm hạnh, chăm tu làm gương cho mình.
- Nguyện xin cho mình tìm được nơi tu hành khác, có người làm gương đạo đức, phạm hạnh, chăm tu cho mình học theo.

4. Tri ân
- Tri ân Phật và các bậc Thánh đã làm tấm gương cho mình để mình tinh tấn.
- Tri ân những người trong hiện tại đã làm tấm gương cho mình về đạo đức, phạm hạnh, chăm tu.

5. Quán chiếu về lợi ích của Phật Pháp, khởi niệm mong muốn chánh Pháp trụ lâu dài ở thế gian để giác ngộ cứu khổ cho chúng sinh.

Phần IV: Học Tu Lục Hòa

* Chu kỳ 8

– Ngày 2 và ngày 4: Ngồi thiền
Đề mục quán giúp tăng thượng Tâm, tăng thượng Trí:

1. Trước khi biết đến Phật Pháp:
(Quán chiếu các việc từ khi còn nhỏ để biết nghiệp của mình)
- Thường hay nói sai sự thật không?
- Những điều mình chưa thấy chắc chắn là đúng, có đem đi nói không?
- Những điều mình chưa thấy, chưa chắc chắn là đúng, nhưng vì lý do có lợi cho mình mà nói theo cách khẳng định là đúng không?
- Sau khi biết điều mình nói lúc trước là sai, có mạnh dạn xin lỗi và nói sửa lại không?

2. Từ khi biết đến Phật Pháp:
- Còn nói sai sự thật nhiều/ít? (Nhớ lại các việc cụ thể)
- Có hướng dẫn cho đạo hữu những điều sai Phật Pháp, mê tín không?
- Có hướng dẫn cho đạo hữu những điều sai với các quy định của Pháp lục hòa tại đạo tràng/hội chúng tu tập của mình không?
- Quán chiếu hiện tại tâm mình còn nhiều hay ít sự gian dối, nói không thành có, nói có thành không, ngụy biện cho việc sai trái, tham danh, tham lợi, ngã mạn, không tôn trọng người.

3. Sám hối, phát nguyện:
- Sám hối các tội lỗi: nói dối, nói không thành có, nói có thành không, vu khống,...
- Sám hối các lỗi hướng dẫn người các việc sai Phật Pháp, sai với quy định của Pháp lục hòa.
- Phát nguyện chỉ nói, hướng dẫn những gì đã được hướng dẫn theo đúng phận sự.
- Phát nguyện chỉ nói và hướng dẫn những gì mình thực hành đúng Pháp, có lợi ích trong Pháp lục hòa.

4. Tri ân:
- Hướng tâm tri ân Phật, Sư Phụ, chư Tăng, vì mình đã được biết nhân nghiệp của việc thuyết Pháp, chia sẻ Pháp để sửa tâm mình, tránh quả báo ác.

5. Quán chiếu về lợi ích của Phật Pháp, khởi niệm mong muốn chánh Pháp trụ lâu dài ở thế gian để giác ngộ cứu khổ cho chúng sinh.

* Nghi thức tu kỷ niệm ngày Đức Phật chuyển Pháp luân

Link: https://chuabavang.com/nghi-thuc-tu-ky-niem-ngay-duc-phat-chuyen-phap-luan-d3903.html

* Chương trình tu: Khuyến phát tâm Bồ Đề

Link: https://chuabavang.com/nghi-thuc-tu-khuyen-phat-tam-bo-de-d3935.html

* Chu kỳ 9

– Ngày 2 và ngày 4: Ngồi thiền
Đề mục quán giúp tăng thượng Tâm, tăng thượng Trí:

1. Tư duy để hiểu rõ về tâm an trú, quyết định tâm.

2. Trước khi biết đến Phật Pháp:
- Quyết định tâm theo thiện nhiều hay bất thiện nhiều?
- An trú tâm trong bất thiện lâu hơn hay an trú tâm trong thiện lâu hơn?
- Có duyên quyết định tâm, an trú tâm đối với các việc tà kiến thế nào?

3. Từ khi tu tập Phật Pháp:
- Quyết định tâm mạnh hay yếu khi thực hành lục hòa?
- Khi được chỉ lỗi đã có lần nào khởi lên quyết định tâm từ bỏ Pháp lục hòa chưa?
- Khi được chỉ lỗi đã có lần nào khởi tâm từ bỏ hội chúng tập tu lục hòa chưa?
- Khi khởi tâm từ bỏ Pháp lục hòa hay từ bỏ hội chúng tập tu lục hòa, đã đối trị tâm đó bằng chính tư duy như thế nào?

4. Sám hối và phát nguyện:
- Sám hối tất cả các việc do quyết định tâm mà làm các việc tà kiến, bất thiện.
- Sám hối các tâm niệm quyết định từ bỏ Pháp lục hòa, hội chúng tập tu lục hòa.
- Phát nguyện cố gắng dùng quyết định tâm để an trú trong sáu Pháp hòa kính. (thực hành tại đạo tràng)
- Phát nguyện tập thực hành an trú trong niệm từ.

5. Tri ân:
- Tư duy về lợi ích của Pháp lục hòa mang lại cho bản thân.
- Khởi tâm tri ân Phật, tri ân Pháp lục hòa, tri ân Sư Phụ đã truyền giảng pháp, tri ân chư Tăng đang thực hành Pháp lục hòa và tri ân hội chúng đã sách tấn mình tập thực hành Pháp lục hòa.

6. Quán chiếu về lợi ích của Phật Pháp, khởi niệm mong muốn chánh Pháp trụ lâu dài ở thế gian để giác ngộ cứu khổ cho chúng sinh.

Nghi thức tu tập Vu Lan báo hiếu - Cầu siêu rằm tháng 7

Link: https://chuabavang.com/chuong-trinh-tu-vu-lan-bao-hieu-cau-sieu-gia-tien-d4004.html

* Chu kỳ 10

– Ngày 2 và ngày 4: Ngồi thiền
Đề mục quán giúp tăng thượng Tâm, tăng thượng Trí: 

1. Trước khi biết đến Phật Pháp:
- Có yêu thích các việc giản dị, phạm hạnh, yêu thương, giúp đỡ người không?
- Có khuyên bảo người hướng tới đời sống đạo đức không?

2. Từ khi biết đến Phật Pháp:
- Có biết sống phạm hạnh, tinh tấn trì giới và sống theo chánh kiến chưa?
- Có giúp người được tinh tấn trong giới và chánh kiến không?
- Có tinh tấn thực hành lục hòa không?
- Hiện tại còn làm nhiều việc chưa lục hòa không?
- Hiện tại có hướng dẫn, lôi kéo mọi người làm các việc không đúng lục hòa không?

3. Sám hối, phát nguyện:
- Sám hối các việc tham dục, không đúng giới.
- Sám hối các việc si mê, không đúng chánh kiến.
- Sám hối không có tâm từ, không tu phạm hạnh.
- Sám hối đã giúp đỡ, chia sẻ với nhiều người khiến cho người không thực hành được các quy định của Pháp lục hòa, không đúng với giới và chánh kiến.
- Phát nguyện thực hành phạm hạnh theo các quy định của Pháp lục hòa đối với bạn đồng tu (hội chúng) của mình.
- Phát nguyện giúp đỡ, chia sẻ các phận sự theo bổn phận.
- Nguyện thực hành 1 hạnh không xen tạp (Trú tâm từ bi tu phạm hạnh, luôn giúp đỡ, giữ gìn giới, chăm học tu cho sáng tỏ, khai mở chánh kiến).
- Hướng nguyện mong cho mình thực hành để sau này thành tựu được là người trọng Pháp.

4. Tri ân:
- Tri ân lòng từ bi không thể nghĩ bàn của Đức Phật.
- Tri ân Sư Phụ và chư Tăng đã nối tiếp Đức Phật cắt ái từ thân, tu niệm từ, thực hành phạm hạnh, yêu thương bình đẳng khắp chúng sinh.

5. Quán chiếu về lợi ích của Phật Pháp, khởi niệm mong muốn chánh Pháp trụ lâu dài ở thế gian để giác ngộ cứu khổ cho chúng sinh.

* Chu kỳ 11

– Ngày 2 và ngày 4: Ngồi thiền
Đề mục quán giúp tăng thượng Tâm, tăng thượng Trí:

1. Trước khi biết đến Phật Pháp:
(Để nhận biết tập nghiệp từ kiếp trước và huân tập mới ở kiếp này)
* Đối với người:
- Nhiều hay ít các sự việc đối với người: Muốn người đem lại lợi ích cho mình, khi không được thì sân giận, bất thiện.
- Có bao giờ khi làm tổn hại người, sau đó tâm bị day dứt ăn năn, rồi làm các việc với ý chuộc lỗi chưa?
- Có hay chủ động, khuyên bảo, rủ người cùng làm việc tốt với mình không?

* Đối với vật:
- Có thích thú việc hành hạ, giết hại chúng sinh không?
- Có chủ động tự mình và khuyên rủ người làm các việc thương xót con vật không?

2. Từ khi biết đến Phật Pháp:
* Đối với người:
- Nhiều hay ít các sự việc đối với người: Muốn người đem lại lợi ích cho người.
- Nhiều hay ít các sự việc coi người, coi bạn đồng tu cũng như mình: chia sẻ, nhường nhịn, buông xả, tôn trọng, kính trọng.
- Có mong bạn đồng tu được lợi ích hơn mình không?
- Có hoan hỷ khi bạn đồng tu thực hành lục hòa và được tán dương hơn mình không?

* Đối với vật:
- Đã tăng trưởng tâm từ chưa: Có phần nào thấy chúng đáng yêu, đáng mến, đáng kính chưa?

3. Sám hối, phát nguyện:
- Sám hối các việc làm bất thiện mà không khởi được tâm day dứt.
- Phát nguyện hiện tại tinh tấn thực hành lục hoà, để gieo hạt giống được hướng dẫn hội chúng tu lục hòa trong nhiều đời, nhiều kiếp về sau để cầu Vô thượng Bồ đề.

4. Tri ân:
- Tri ân lòng từ của Đức Phật, vì từ bi mà dạy chúng sinh tu để trở thành người dẫn đường như Ngài.
- Tri ân Sư Phụ, chư Tăng đã tu hành để truyền Pháp Phật đến cho mình và chúng sinh.
- Tri ân các bậc thiện hữu tri thức, các bạn đồng tu đã sách tấn khiến mình được giác ngộ và lợi ích trong chu kỳ tu tập này.

5. Quán chiếu về lợi ích của Phật Pháp, khởi niệm mong muốn chánh Pháp trụ lâu dài ở thế gian để giác ngộ cứu khổ cho chúng sinh.

* Chu kỳ 12

– Ngày 2 và ngày 4: Ngồi thiền
Đề mục quán giúp tăng thượng Tâm, tăng thượng Trí: 

1. Trước khi biết đến Phật Pháp:
(Để nhận biết tập nghiệp từ kiếp trước và huân tập mới ở kiếp này)
* Tư duy về hội chúng ta đã tham gia:
- Hội chúng đó có tranh giành, hý luận thể hiện hơn người không?
- Hội chúng đó có nói với mục đích để hạ thấp người, tôn vinh mình không?
- Hội chúng đó có vì sự thỏa thích mà nói và không để ý đến sự an nguy của hội chúng hay không?

2. Từ khi biết đến Phật Pháp:
* Nhận diện hội chúng của mình trong hiện tại:
- Đã bớt đi việc làm, lời nói, ý nghĩ như trên chưa?
- Hội chúng của mình đã sách tấn nhau các điều như sau chưa:
+ Đã làm cho nhau tăng trưởng ý nghĩ, lời nói, việc làm khiến cho hội chúng quý mến nhau chưa?
+ Đã làm cho nhau tăng trưởng ý nghĩ, lời nói, việc làm khiến cho hội chúng tôn trọng nhau chưa?
+ Đã làm cho nhau tăng trưởng ý nghĩ, lời nói, việc làm khiến cho hội chúng phụng sự chưa?
+ Đã làm cho nhau tăng trưởng ý nghĩ, lời nói, việc làm khiến cho hội chúng được cung kính chưa?
+ Đã làm cho nhau tăng trưởng ý nghĩ, lời nói, việc làm khiến cho hội chúng hòa thuận chưa?
+ Đã làm cho nhau tăng trưởng ý nghĩ, lời nói, việc làm khiến cho tu tập lục hòa tinh tấn hơn chưa?
- Nhận biết hội chúng của mình đã tự độ cho nhau không cần người dẫn đường qua các tướng của hội chúng: được ái niệm, khiến cho tôn trọng, phụng sự, cung kính, tu tập, hòa thuận để sớm được sự nhất tâm, tinh cần chưa?
- Nhận biết hội chúng của mình chưa tự độ được cho nhau, vẫn cần người dẫn đường, Thầy tế độ không?

3. Sám hối, phát nguyện:
- Sám hối các nghiệp trên thân - khẩu - ý khiến cho hội chúng không ái niệm, không tôn trọng, không phụng sự, không cung kính, không tu tập, không hòa hợp.
- Nguyện từ nay tinh tấn thực hành Pháp lục hòa khiến cho hội chúng được ái niệm, được tôn trọng, được phụng sự, được cung kính, được tu tập, được hòa thuận, để hội chúng sớm được sự nhất tâm, tinh cần, hướng tới Niết bàn?
- Nếu hội chúng chưa tự độ được thì nguyện cho hội chúng nương tựa vững chắc vào bậc minh sư dẫn đường, để hội chúng sớm được như hội chúng thành tựu lục hòa, tự độ, độ tha theo lời Đức Phật dạy làm lợi cho chúng sinh.

4. Tri ân:
- Tri ân Phật đã vì chúng sinh mà khổ tu, dạy cho chúng sinh phương pháp sau khi Ngài diệt độ, hội chúng có thể tự sách tấn nhau thực hành được giải thoát.
- Tri ân Sư Phụ đã truyền Pháp, đã tạo dựng nên hội chúng cho mình có môi trường thực tập Pháp lục hòa giải thoát.
- Tri ân các bậc thiện hữu tri thức, tri ân bạn đồng tu đã giúp mình, đã cùng mình tu trong hội chúng này, để mình có cơ hội rèn sửa, đi đến sự nhất tâm giải thoát trong nay mai.

5. Quán chiếu về lợi ích của Phật Pháp, khởi niệm mong muốn chánh Pháp trụ lâu dài ở thế gian để giác ngộ cứu khổ cho chúng sinh.

Phần V. Quyết Thực Hành Lục Hòa Để Dần Thoát Luân Hồi

* Chu kỳ 13

– Ngày 2 và ngày 4: Ngồi thiền

Đề mục quán giúp tăng thượng Tâm, tăng thượng Trí:

Đề mục quán: Quán chiếu sự thật về nhân quả ràng buộc của quyến thuộc trong luân hồi

I. Phần quán
1. Quán tưởng về số lượng cha mẹ, con cháu của mình trong vô lượng kiếp tới nay.

2. Quán chiếu tới các việc cụ thể mà mình đã tạo ác nghiệp về “tiền tài”, để vì cha mẹ, vợ chồng, con cái, quyến thuộc và sẽ theo nhau trả quả thế nào? Có ước lượng được số kiếp sẽ gặp lại nhau trong luân hồi không? Hãy tư duy thật sâu.

3. Quán chiếu tới các việc cụ thể mà mình đã tạo ác nghiệp về “sắc đẹp”, để vì cha mẹ, vợ chồng, con cái, quyến thuộc và sẽ theo nhau trả quả thế nào? Có ước lượng được số kiếp sẽ gặp lại nhau trong luân hồi không? Hãy tư duy thật sâu.

4. Quán chiếu tới các việc cụ thể mà mình đã tạo ác nghiệp về “danh tiếng”, để vì cha mẹ, vợ chồng, con cái, quyến thuộc và sẽ theo nhau trả quả thế nào? Có ước lượng được số kiếp sẽ gặp lại nhau trong luân hồi không? Hãy tư duy thật sâu.

5. Quán chiếu tới các việc cụ thể mà mình đã tạo ác nghiệp về “đồ ăn thức uống”, để vì cha mẹ, vợ chồng, con cái, quyến thuộc và sẽ theo nhau trả quả thế nào? Có ước lượng được số kiếp sẽ gặp lại nhau trong luân hồi không? Hãy tư duy thật sâu.

6. Quán chiếu tới các việc cụ thể mà mình đã tạo ác nghiệp về “nhà cửa, nơi ngủ nghỉ”, để vì cha mẹ, vợ chồng, con cái, quyến thuộc và sẽ theo nhau trả quả thế nào? Có ước lượng được số kiếp sẽ gặp lại nhau trong luân hồi không? Hãy tư duy thật sâu.

7. Quán chiếu các việc trên, nếu vì việc nào vì phục vụ ngũ dục mà tạo ác nghiệp với chúng sinh, thì mình và những người thân sẽ gặp lại nhau và trở thành oan gia oán thù của nhau, như vậy tình thân bây giờ sẽ là oán thù mai sau. Có ước tính được số kiếp sẽ gặp lại nhau để làm oán thù của nhau không? Hãy tư duy thật sâu.

8. Một niệm suy tưởng ái, oán đã gặp lại nhau nhiều kiếp trong luân hồi. Quán chiếu về sự ràng buộc của quyến thuộc, vậy còn ham thích suy tưởng ái luyến quyến thuộc không?

9. Có mong muốn đi dần ra khỏi luân hồi không?

10. Có dũng mãnh thực hành sáu Pháp hòa kính để dần ra khỏi luân hồi không?

II. Tri ân
Tri ân Phật, Sư Phụ, chư Tăng và các bậc thiện hữu tri thức để cho mình có được duyên dần hiểu được về khổ luân hồi và có Pháp lục hòa thực hành để dần đi ra khỏi luân hồi.

III. Quán chiếu về lợi ích của Phật Pháp, khởi niệm mong muốn chánh Pháp trụ lâu dài ở thế gian để giác ngộ cứu khổ cho chúng sinh.

* Chu kỳ 14

– Ngày 2 và ngày 4: Ngồi thiền

Đề mục quán giúp tăng thượng Tâm, tăng thượng Trí:

Đề mục quán: 

Cảm thọ đau đớn tương tục trong vô lượng kiếp sống luân hồi.
I. Phần quán
1. Qua sự việc của chư Tăng trong bài kinh, vậy có mong muốn thân cận các bậc thiện tri thức để học hỏi, quán chiếu, thực hành Pháp không?

2. Quán chiếu về vô số kiếp mình đã sinh trong loài bò, thông qua số máu chảy ra khi bị thương tích ở đầu, bị giết bằng cách đập đầu nhiều hơn nước bốn biển. Quán chiếu về sự đau đớn trải nhiều kiếp như vậy khi bị đánh chảy máu đầu và bị giết bằng cách đánh đập.
Quán chiếu như trên với các kiếp làm trâu, dê, ngựa, lợn, gia cầm,...

3. Quán chiếu về vô số kiếp mình đã sinh làm người và làm việc bất thiện, trộm cướp, thông qua số máu chảy ra khi bị thương tích ở đầu, bị giết bằng cách đập vào đầu nhiều hơn nước bốn biển. Quán chiếu về sự đau đớn trải nhiều kiếp như vậy, khi bị đánh chảy máu đầu và bị giết bằng cách đập đầu.

4. Đã sợ hãi sự đau đớn triền miên trong luân hồi chưa? Có quyết tâm ra khỏi luân hồi không?

5. Có phát tâm dũng mãnh học hỏi, thực hành Pháp lục hòa để dần dần ra khỏi luân hồi không?

II. Tri ân
Quán chiếu để tri ân Phật, Sư Phụ, chư Tăng, các bậc thiện hữu tri thức đã giúp cho mình giác ngộ điều này và tạo duyên ra Pháp lục hòa để mình tu tập khiến cho mình có con đường ra khỏi khổ luân hồi.

III. Quán chiếu về lợi ích của Phật Pháp, khởi niệm mong muốn chánh Pháp trụ lâu dài ở thế gian để giác ngộ cứu khổ cho chúng sinh.

* Chu kỳ 15

– Ngày 2 và ngày 4: Ngồi thiền
Đề mục quán giúp tăng thượng Tâm, tăng thượng Trí:

1. Tư duy về pháp:
- Tư duy về pháp lục hòa có thể bảo hộ cho thân - khẩu - ý giải thoát khỏi các cấu uế, phiền não, tà kiến.
- Tư duy về năng lực công đức vi diệu của pháp lục hòa đưa được chúng sinh ra khỏi luân hồi.

2. Tư duy về việc thực hành pháp trong hiện tại:
- Hiện nay đã dứt trừ được tâm ý lăng xăng, ưa thích tụ họp ở các hội chúng tu khác ngoài hội chúng tu lục hòa chưa?
- Có quyết tâm an trú trong hội chúng lục hòa, không bao giờ từ bỏ pháp lục hòa, hội chúng tu lục hòa không?
- Có quyết tâm thực hành đúng nội quy tu tập trong hội chúng lục hòa không?
- Có quyết tâm vượt qua các trở ngại của nghiệp lực để quyết tâm thực hành lục hòa trong hội chúng không?

3. Tri ân:
- Khởi tâm cung kính đảnh lễ Phật, đảnh lễ pháp lục hòa.
- Đảnh lễ tri ân Sư Phụ, chư Tăng cùng các bậc thiện hữu tri thức giúp mình học hiểu, tu pháp lục hòa.

4. Phát nguyện:
- Phát nguyện quyết tâm tu chẳng rời bỏ pháp, rời bỏ hội chúng tu lục hòa để cầu Vô Thượng Bồ Đề.
- Phát nguyện bằng các việc tu tập, phận sự cụ thể trong đạo tràng.

5. Quán chiếu về lợi ích của Phật Pháp, khởi niệm mong muốn chánh Pháp trụ lâu dài ở thế gian để giác ngộ cứu khổ cho chúng sinh.

HẾT

Xem thêm

Nghi thức tu kỷ niệm về Ngài Đại Ca Diếp

Chương trình tu tập 🞄 01/3/2024

Kính thưa quý Phật tử! Ngày 6/3 là ngày vía của tôn giả Ca Diếp. Tôn giả Ca Diếp là đệ nhất đầu đà.

Chương trình tu tập 🞄 01/3/2024

Kính thưa quý Phật tử! Ngày 6/3 là ngày vía của tôn giả Ca Diếp. Tôn giả Ca Diếp là đệ nhất đầu đà.

Nghi thức tụng kinh Dược Sư cầu an đầu năm

Nghi lễ🞄 01/02/2024

kinh Dược Sư do Hòa Thượng Thích Huyền Dung dịch để cho những người khi mắc bệnh tật thực hành theo lời Phật dạy trong kinh như cung kính Tam Bảo, sám hối, bố thí, trì trai, giữ giới, ấn tống kinh sách, phát nguyện tu hành,... sẽ chuyển hóa nghiệp chướng của mình.

Nghi lễ 🞄 01/02/2024

kinh Dược Sư do Hòa Thượng Thích Huyền Dung dịch để cho những người khi mắc bệnh tật thực hành theo lời Phật dạy trong kinh như cung kính Tam Bảo, sám hối, bố thí, trì trai, giữ giới, ấn tống kinh sách, phát nguyện tu hành,... sẽ chuyển hóa nghiệp chướng của mình.

Nghi thức tu kỷ niệm ngày Thái Tử Tất Đạt Đa (Đức Phật) xuất gia

Chương trình tu tập 🞄 10/01/2024

Nghi thức tu kỷ niệm ngày Thái Tử Tất Đạt Đa (Đức Phật) xuất gia

Chương trình tu tập 🞄 10/01/2024

Nghi thức tu kỷ niệm ngày Thái Tử Tất Đạt Đa (Đức Phật) xuất gia

Nghi thức tu quán niệm ngày Đức Phật nhập Niết Bàn

Chương trình tu tập 🞄 02/01/2024

Đức Phật trụ thế 80 năm và vào ngày rằm tháng hai, Đức Phật đã nhập Niết Bàn. Sự kiện Đức Phật nhập Niết Bàn, trời người luyến tiếc và là người đệ tử Phật, chúng ta cần tìm học những lời dạy cuối cùng của Đức Phật, cũng như các công đức liên quan tới lễ trà tỳ kim thân của Đức Phật, các công đức liên quan tới Xá lợi kim thân của Đức Phật.

Chương trình tu tập 🞄 02/01/2024

Đức Phật trụ thế 80 năm và vào ngày rằm tháng hai, Đức Phật đã nhập Niết Bàn. Sự kiện Đức Phật nhập Niết Bàn, trời người luyến tiếc và là người đệ tử Phật, chúng ta cần tìm học những lời dạy cuối cùng của Đức Phật, cũng như các công đức liên quan tới lễ trà tỳ kim thân của Đức Phật, các công đức liên quan tới Xá lợi kim thân của Đức Phật.

Nghi thức tu bát quan trai giới

Chương trình tu tập 🞄 01/01/2024

Công đức tu tập Bát quan trai giới một ngày một đêm là công đức cắt trừ tham ái, là duyên để thành tựu công đức của cõi trời, của Thánh quả và ngay hiện đời giúp cho chúng ta chuyển hóa nghiệp khổ.

Chương trình tu tập 🞄 01/01/2024

Công đức tu tập Bát quan trai giới một ngày một đêm là công đức cắt trừ tham ái, là duyên để thành tựu công đức của cõi trời, của Thánh quả và ngay hiện đời giúp cho chúng ta chuyển hóa nghiệp khổ.

Tổng hợp nghi thức tu tập sám hối lễ Ngũ Bách Danh

Chương trình tu tập 🞄 26/12/2023

Từ khi chưa học, tu theo Đức Phật, chúng ta với ác tâm, ngu si mà đã sát hại chúng sinh bằng nhiều hình thức, chúng ta chẳng bao giờ để tâm đến sự đau đớn, oán hận của chúng sinh.

Chương trình tu tập 🞄 26/12/2023

Từ khi chưa học, tu theo Đức Phật, chúng ta với ác tâm, ngu si mà đã sát hại chúng sinh bằng nhiều hình thức, chúng ta chẳng bao giờ để tâm đến sự đau đớn, oán hận của chúng sinh.

Nghi thức lễ Ngũ Bách Danh (dành cho trường hợp không tu trực tuyến theo chư Tăng)

Chương trình tu tập 🞄 18/12/2023

Lễ Ngũ Bách Danh là thực hành lễ 500 lễ Hồng Danh công hạnh của Đức Quán Thế Âm được diễn ra tại chùa Ba Vàng trong 3 ngày từ 17/2 đến 19/2 (âm lịch)

Chương trình tu tập 🞄 18/12/2023

Lễ Ngũ Bách Danh là thực hành lễ 500 lễ Hồng Danh công hạnh của Đức Quán Thế Âm được diễn ra tại chùa Ba Vàng trong 3 ngày từ 17/2 đến 19/2 (âm lịch)

Văn bạch nghe pháp ngồi thiền chung cho tất cả các chương trình/nghi thức tu tập

Chương trình tu tập 🞄 01/12/2023

Văn bạch nghe pháp ngồi thiền chung cho tất cả các chương trình/nghi thức tu tập

Chương trình tu tập 🞄 01/12/2023

Văn bạch nghe pháp ngồi thiền chung cho tất cả các chương trình/nghi thức tu tập

Hướng dẫn chung dành cho các nghi thức tu tập trong năm

Chương trình tu tập 🞄 01/12/2023

Hướng dẫn chung dành cho các nghi thức tu tập trong năm

Chương trình tu tập 🞄 01/12/2023

Hướng dẫn chung dành cho các nghi thức tu tập trong năm

Nghi thức tu tập cầu an

Chương trình tu tập 🞄 09/9/2023

Bậc toàn giác Phật Thích Ca Mâu Ni, Ngài thấy rõ chúng sinh được an ổn hạnh phúc là do biết trồng các căn lành phúc thiện và với chúng sinh đang gặp cảnh khổ, cần phải học để giác ngộ chân lý, bỏ ác hành thiện trên ba nơi là thân, khẩu và ý.

Chương trình tu tập 🞄 09/9/2023

Bậc toàn giác Phật Thích Ca Mâu Ni, Ngài thấy rõ chúng sinh được an ổn hạnh phúc là do biết trồng các căn lành phúc thiện và với chúng sinh đang gặp cảnh khổ, cần phải học để giác ngộ chân lý, bỏ ác hành thiện trên ba nơi là thân, khẩu và ý.

Nghi thức tu kỷ niệm ngày Đức Phật chuyển Pháp luân

Nghi lễ🞄 18/8/2023

Sau khi Đức Phật thành tựu đạo quả Chính Đẳng Chính Giác, Ngài đã ở lại dưới cội Bồ đề để chiêm nghiệm...

Nghi lễ 🞄 18/8/2023

Sau khi Đức Phật thành tựu đạo quả Chính Đẳng Chính Giác, Ngài đã ở lại dưới cội Bồ đề để chiêm nghiệm...

Tổng hợp các chương trình tu tập theo 3 tháng an cư của chư Tăng

Chương trình tu tập 🞄 06/8/2023

Đây là cơ hội cho chúng ta chuyên tâm tu tập để thâm nhập Phật Pháp, khai mở tri kiến, tăng trưởng trí tuệ, phát sinh nhân duyên nhiều đời nhiều kiếp về sau, được thân cận nương tựa Tam Bảo, xuất gia tu đạo.

Chương trình tu tập 🞄 06/8/2023

Đây là cơ hội cho chúng ta chuyên tâm tu tập để thâm nhập Phật Pháp, khai mở tri kiến, tăng trưởng trí tuệ, phát sinh nhân duyên nhiều đời nhiều kiếp về sau, được thân cận nương tựa Tam Bảo, xuất gia tu đạo.

Nghi thức tu tập Vu Lan báo hiếu - Cầu siêu rằm tháng 7

Chương trình tu tập 🞄 01/7/2023

Kính chúc quý Phật tử tinh tấn và luôn ghi nhớ "Tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật".

Chương trình tu tập 🞄 01/7/2023

Kính chúc quý Phật tử tinh tấn và luôn ghi nhớ "Tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật".

Nhật Tụng Thiền Môn Chùa Ba Vàng

Chương trình tu tập 🞄 16/4/2023

Giáo Pháp của Phật có năng lực chuyển hóa to lớn đối với nghiệp của chúng sinh. Nhiều người nghe kinh mà đắc đạo. Thậm chí đến cả súc sinh nghe kinh mà còn tiêu nghiệp được sinh thiên. Như thế chúng ta đủ biết sự lợi ích của việc tụng đọc kinh Phật. Trong các chương trình tu tập chuyển nghiệp và hóa giải oán kết của chùa Ba Vàng đều có khóa lễ tụng kinh.

Chương trình tu tập 🞄 16/4/2023

Giáo Pháp của Phật có năng lực chuyển hóa to lớn đối với nghiệp của chúng sinh. Nhiều người nghe kinh mà đắc đạo. Thậm chí đến cả súc sinh nghe kinh mà còn tiêu nghiệp được sinh thiên. Như thế chúng ta đủ biết sự lợi ích của việc tụng đọc kinh Phật. Trong các chương trình tu tập chuyển nghiệp và hóa giải oán kết của chùa Ba Vàng đều có khóa lễ tụng kinh.

Nghi thức tu tập sám hối chuyển hóa (bài tu số 8)

Nghi lễ🞄 22/02/2023

Chùa Ba Vàng hướng dẫn cho Phật tử và nhân dân tu tập theo nhân quả để chuyển hóa được các nghiệp khổ. Đức Phật dạy nhân quả, nếu chúng ta tạo các nghiệp ác

Nghi lễ 🞄 22/02/2023

Chùa Ba Vàng hướng dẫn cho Phật tử và nhân dân tu tập theo nhân quả để chuyển hóa được các nghiệp khổ. Đức Phật dạy nhân quả, nếu chúng ta tạo các nghiệp ác

Nghi thức tu tập kỷ niệm ngày Đức Phật thành đạo

Chương trình tu tập 🞄 11/01/2023

Đức Phật thành đạo là một sự kiện hy hữu, mở ra con đường thoát khổ cho chúng sinh. Những ai được sinh ra vào thời có Đức Phật tại thế và theo Ngài tu học, chứng đắc giải thoát, thì người đó không thể thiếu nhân duyên đã từng hoan hỷ với sự kiện các Đức Phật thành đạo trong các kiếp sinh tử về trước...

Chương trình tu tập 🞄 11/01/2023

Đức Phật thành đạo là một sự kiện hy hữu, mở ra con đường thoát khổ cho chúng sinh. Những ai được sinh ra vào thời có Đức Phật tại thế và theo Ngài tu học, chứng đắc giải thoát, thì người đó không thể thiếu nhân duyên đã từng hoan hỷ với sự kiện các Đức Phật thành đạo trong các kiếp sinh tử về trước...

Nghi thức tu kỷ niệm Đức Đại Thế Chí Bồ Tát đản sinh

Chương trình tu tập 🞄 21/8/2021

Đại Thế Chí Bồ Tát cùng với Bồ Tát Quán Thế Âm là hai vị cận sự luôn luôn ở hai bên trái, phải của đức Phật A Di Đà – cả ba Ngài được gọi chung là “Tây Phương Tam Thánh”.

Chương trình tu tập 🞄 21/8/2021

Đại Thế Chí Bồ Tát cùng với Bồ Tát Quán Thế Âm là hai vị cận sự luôn luôn ở hai bên trái, phải của đức Phật A Di Đà – cả ba Ngài được gọi chung là “Tây Phương Tam Thánh”.

Bài 9 – Hướng dẫn nghi lễ giải kumanthong tại nhà

Chương trình tu tập 🞄 20/6/2020

Trường hợp người nuôi Kumanthong, đã rơi vào tình trạng không kiểm soát được, quậy phá gia đình..., thì người nhà làm thay. Trường hợp người nuôi Kumanthong đó không cho làm lễ...

Chương trình tu tập 🞄 20/6/2020

Trường hợp người nuôi Kumanthong, đã rơi vào tình trạng không kiểm soát được, quậy phá gia đình..., thì người nhà làm thay. Trường hợp người nuôi Kumanthong đó không cho làm lễ...

Nghi thức tu kính mừng Phật Đản

Chương trình tu tập 🞄 30/01/2020

Đức Phật đản sinh là sự kiện thiêng liêng và vô cùng hy hữu

Chương trình tu tập 🞄 30/01/2020

Đức Phật đản sinh là sự kiện thiêng liêng và vô cùng hy hữu