Mục lục [Ẩn]
“Thầy chiêm nghiệm trong cuộc đời này, thấy biết bao tấm gương, họ có địa vị, công hầu danh tướng rất cao, tài sản rất nhiều nhưng cuối cùng vẫn là đau khổ. Chỉ có giáo Pháp của Phật, con đường Chính Pháp của Phật mới giúp chúng sinh hết khổ. Trong kiếp này các con được đón nhận ánh sáng của giáo Pháp, thì phải tự vui mừng khi có được duyên này. Thầy mong tất cả các con không để đánh mất duyên này. Trong kiếp này phải gắng tu tập để đạt được lợi ích từ giáo Pháp. Đây cũng là mong mỏi của Đức Thế Tôn”. - Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh.

Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh
Ngày nay chúng sinh có phước duyên được học và thực hành Pháp của Phật là nhờ vào công lao mà Đức Thế Tôn đã tu hành khổ hạnh và nhiều kiếp dày công tìm kiếm con đường giải thoát. Và cũng không thể không kể đến công ơn của vị Phạm thiên Sahampati đã thỉnh Phật thuyết Pháp, đem lại lợi ích chân thật cho chúng sinh muôn loài.
Hạnh phúc khi được gặp chính Pháp của Phật
Là con của vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Ma Da, được sống trong cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con ngoan. Nhưng trong tâm Thái tử luôn có một nỗi suy tư về kiếp sống nhân sinh.

Sự ra đời của Thái tử Tất Đạt Đa đã mang lại hạnh phúc cho chư Thiên và loài người
Sau khi Thái tử chứng kiến bốn cảnh tượng: người già, người bệnh, người chết và người xuất gia; Ngài đã quyết định từ bỏ cung vàng điện ngọc, rời bỏ cha mẹ, vợ con đi tìm con đường giải thoát. Qua nhiều năm Ngài tầm sư học đạo, tu hành khổ hạnh nhưng vẫn không đạt được điều mong muốn. Nhờ bát cháo sữa của nàng Sujata mà Ngài tìm ra nguyên lý trung đạo: không khổ hạnh quá cũng không hưởng thụ dục lạc quá. Với ý chí kiên định và sự quyết tâm, sau 49 ngày ngồi thiền dưới cội cây Bồ Đề, Ngài đã thành tựu đạo quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác; tìm ra lời giải cho câu hỏi: “Làm sao cho chúng sinh trẻ mãi không già? Làm sao cho chúng sinh khỏe mãi không bệnh? Làm sao cho chúng sinh sống mãi không chết? Làm sao cho chúng sinh hết mọi đau khổ?”.

Đức Phật thành đạo sau 49 ngày thiền định dưới cội cây Bồ Đề
Trong nhiều kiếp quá khứ khi đang hành Bồ Tát đạo, Đức Phật đã từng bố thí tất cả từ tài sản cho tới vợ con, thậm chí đến cả thân mạng. Nhưng những sự bố thí ấy cũng không giúp chúng sinh hoàn toàn hết khổ. Bố thí tài sản có thể giúp chúng sinh có cơm ăn áo mặc, bớt đói khổ. Bố thí thuốc men giúp chúng sinh hết bệnh tật. Nhưng tất cả những bố thí ấy đều không giúp cho chúng sinh diệt tận những tham lam, sân hận, si mê và giải thoát khỏi luân hồi sinh tử. Chỉ đến khi Đức Phật thành tựu đạo quả thì giáo Pháp của Phật mới thật sự là phương thuốc cao quý nhất thế gian cứu giúp được tất cả chúng sinh thoát khỏi khổ đau; đây chính là bố thí cao thượng nhất. Sư Phụ chỉ dạy: “Tất thảy chúng sinh trôi lăn trong vô lượng kiếp luân hồi đều quẩn quanh trong ngũ dục, đói khát ngũ dục và tìm mọi cách để thỏa mãn ngũ dục. Khi tìm được ngũ dục chúng sinh cho là sung sướng. Nhưng cuối cùng, ngũ dục và thân thể đều tan hoại. Ta lại tiếp tục trôi lăn trong sinh tử luân hồi. Thân thể ta đã chất đầy đại địa. Số kiếp luân hồi ta đã trải qua nhiều như cát sông Hằng, không thể tính đếm”. Trong kinh Phật cũng dạy: “Làm thân con lạc đà chưa thật là khổ. Làm thân người nghèo cùng tột cũng chưa phải khổ. Cái khổ của vô minh, luân hồi vĩnh viễn mới thật là khổ”.
Tri ân vị Chư Thiên đã thỉnh Phật thuyết Pháp
Sau khi giác ngộ thành Phật chưa lâu, khi ngồi dưới cội cây Bồ đề, Đức Thế Tôn phát sinh niệm này: “Nay Ta đắc Pháp rất sâu, khó hiểu khó rõ, khó thể hiểu biết, không thể tư duy... Nếu Ta thuyết diệu Pháp cho người, người không tin nhận cũng chẳng vâng làm; đã lao nhọc mà còn hao tổn. Nay Ta nên im lặng, đâu nên thuyết Pháp”. Khi ấy có một vị Phạm thiên Sahampati biết Đức Thế Tôn có suy nghĩ như vậy, Ông liền từ cõi trời Phạm Thiên xuống chỗ Phật bạch rằng: “Cõi Diêm-phù-đề này ắt sẽ bại hoại, con mắt của ba cõi bị mất. Như Lai Chí Chân Ðẳng Chánh Giác, xuất hiện ở đời, nên diễn bày Pháp bảo. Nhưng nay Ngài lại chẳng diễn bày Pháp vị, cúi mong Như Lai khắp vì chúng sanh, rộng nói pháp thâm sâu…”.
Bấy giờ, Thế Tôn biết tâm niệm của Phạm thiên, và từ mẫn tất cả chúng sanh nên nói kệ:
Nay Phạm thiên đến khuyên,
Như Lai mở pháp môn,
Người nghe dốc lòng tin,
Phân biệt pháp yếu sâu.
Như trên đảnh núi cao,
Xem khắp các chúng sanh,
Nay Ta có pháp này,
Thẳng đường bày pháp nhãn.
(Trích kinh Tăng Nhất A Hàm - HT Thích Thanh Từ dịch)

Vị Phạm thiên Sahampati thỉnh Đức Phật thuyết Pháp độ chúng sinh
Khi nghe bài kệ xong, Phạm thiên liền nghĩ: “Như Lai ắt sẽ vì chúng sanh mà thuyết pháp thâm diệu”, rồi liền vui mừng hớn hở khôn xiết, lạy Phật rồi trở về Trời. Bấy giờ Phạm Thiên nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
Như vậy, từ lời thỉnh cầu của vị Phạm Thiên, Đức Phật đã chuyển bánh xe Pháp luân độ chúng sinh ở cõi Ta bà. Ngài đã thuyết bài Pháp đầu tiên là giáo lý Tứ Diệu đế độ cho 5 anh em ông Kiều Trần Như. Giáo Pháp đầu tiên của Phật xuất hiện từ đó.

Đức Phật thuyết bài Pháp đầu tiên độ cho 5 anh em Kiều Trần Như tại vườn Lộc Uyển
Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh từng giảng: “Đối với Sư Phụ thì tâm tri ân rất nặng. Những người giúp Thầy một chút từ ngày xưa, khi có duyên gặp lại, Thầy đều cảm ơn và tìm cách giúp đỡ, đền đáp công ơn. Cho nên Đức Phật dạy các đệ tử, là người sống phải biết ơn và đền ơn. Người sống không biết ơn, không đền ơn, không phải đệ tử của Phật. Cho nên Thầy mong các Phật tử sẽ cố gắng gieo trồng nhiều hạt giống biết ơn, thường suy nghĩ về sự biết ơn, cảm ơn những ai giúp mình thì mình sẽ trở thành người sống biết ơn!”.

Phật tử chùa Ba Vàng hân hoan đón mừng ngày Đức Phật ra đời
Là người đệ tử Phật được hưởng niềm hạnh phúc khi thực hành giáo Pháp của Đức Thế Tôn như ngày nay, chúng ta chẳng thể quên đi ân đức của Phật, của giáo Pháp mà Ngài đã nhọc công tìm kiếm. Nhờ được học và thực hành giáo Pháp mà chúng ta biết bỏ ác làm lành, tin sâu nhân quả. Cho nên, chúng ta cũng cần khởi tâm tri ân đến vị Phạm thiên Sahampati - người thỉnh Phật thuyết Pháp đem lại vô vàn hạnh phúc an lạc cho nhân thiên và loài người.
Người đệ tử Phật chúng ta cần phải biết trân quý, luôn hằng khởi niệm nhớ nghĩ, tri ân công đức của Đức Phật với tấm lòng bi mẫn, mong muốn cứu độ muôn loài chúng sinh mà tìm ra con đường giải thoát cao quý nhất. Chúng ta cũng cần khởi tâm tri ân chánh Pháp và nỗ lực ứng dụng thực hành để được lợi ích cho bản thân và muôn loài. Giáo Pháp của Phật là cao quý, nhiệm mầu nhưng nếu không có người ứng dụng thực hành thì mãi chỉ là trên lý thuyết, rồi sẽ sớm bị phai tàn mai một theo thời gian. Chỉ có tinh tấn thực hành và thấy được lợi ích của giáo Pháp mang lại mới có thể giúp mình, giúp người. Đặc biệt là hộ trì Phật Pháp được kéo dài hưng thịnh; từ đó, ứng dụng và truyền thừa cho các thế hệ mai sau. Đó cũng chính là cách tốt nhất đền ơn Đức Phật, thầy Tổ, ơn quốc gia, cùng ơn cha mẹ, ơn chúng sinh nhiều đời nhiều kiếp và hiện kiếp này.
Bài viết🞄 29/3/2025
Dưới đây là những lời chúc lễ Phật đản ý nghĩa dành tặng cho gia đình, bạn bè, người yêu,... giúp mang lại phúc lành, phát sinh trí tuệ, thoát khỏi khổ đau.
Bài viết 🞄 29/3/2025
Dưới đây là những lời chúc lễ Phật đản ý nghĩa dành tặng cho gia đình, bạn bè, người yêu,... giúp mang lại phúc lành, phát sinh trí tuệ, thoát khỏi khổ đau.
Bài viết🞄 29/3/2025
Những bản nhạc Phật đản đầy ý nghĩa không chỉ tán dương sự đản sinh cao quý của Đức Phật mà còn giúp tăng trưởng thiện tâm và mang lại an lạc cho người nghe.
Bài viết 🞄 29/3/2025
Những bản nhạc Phật đản đầy ý nghĩa không chỉ tán dương sự đản sinh cao quý của Đức Phật mà còn giúp tăng trưởng thiện tâm và mang lại an lạc cho người nghe.
Bài viết🞄 28/3/2025
Vườn Lâm Tỳ Ni là nơi Đức Phật đản sinh, nằm tại quận Rupandehi (Nepal) - một trong tứ Thánh tích linh thiêng bậc nhất của Phật giáo.
Bài viết 🞄 28/3/2025
Vườn Lâm Tỳ Ni là nơi Đức Phật đản sinh, nằm tại quận Rupandehi (Nepal) - một trong tứ Thánh tích linh thiêng bậc nhất của Phật giáo.
Bài viết🞄 28/3/2025
Bồ Tát Hộ Minh (sau này là Đức Phật Thích Ca) quán sát đầy đủ nhân duyên về dòng họ, quốc độ, chúng sinh,... thì mới đản sinh xuống nhân gian.
Bài viết 🞄 28/3/2025
Bồ Tát Hộ Minh (sau này là Đức Phật Thích Ca) quán sát đầy đủ nhân duyên về dòng họ, quốc độ, chúng sinh,... thì mới đản sinh xuống nhân gian.
Bài viết🞄 28/3/2025
Hoa sen trong Phật giáo mang 8 đặc tính cao quý. Đây là biểu tượng thanh khiết gắn liền với chư Phật, Bồ tát, thể hiện sự giải thoát giữa trần ai.
Bài viết 🞄 28/3/2025
Hoa sen trong Phật giáo mang 8 đặc tính cao quý. Đây là biểu tượng thanh khiết gắn liền với chư Phật, Bồ tát, thể hiện sự giải thoát giữa trần ai.
Bài viết🞄 24/3/2025
Ngài Ca Diếp là vị Thánh tăng đệ nhất đầu đà trong 10 đại đệ tử của Đức Phật. Dù sinh ra trong gia đình quyền quý nhưng Ngài đã từ bỏ mọi dục lạc, dấn thân xuất gia.
Bài viết 🞄 24/3/2025
Ngài Ca Diếp là vị Thánh tăng đệ nhất đầu đà trong 10 đại đệ tử của Đức Phật. Dù sinh ra trong gia đình quyền quý nhưng Ngài đã từ bỏ mọi dục lạc, dấn thân xuất gia.
Bài viết🞄 22/3/2025
Nhiều người sợ rằng, cúng thí thực sẽ bị cô hồn theo và quấy nhiễu. Nhưng nếu cúng đúng cách theo lời Phật dạy, bản thân và gia đình sẽ được bình an.
Bài viết 🞄 22/3/2025
Nhiều người sợ rằng, cúng thí thực sẽ bị cô hồn theo và quấy nhiễu. Nhưng nếu cúng đúng cách theo lời Phật dạy, bản thân và gia đình sẽ được bình an.
Bài viết🞄 22/3/2025
Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn là câu nói hoàn toàn xác đáng; xét đầy đủ công hạnh, đây chính là lời tuyên ngôn, chứ không phải là kiêu mạn.
Bài viết 🞄 22/3/2025
Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn là câu nói hoàn toàn xác đáng; xét đầy đủ công hạnh, đây chính là lời tuyên ngôn, chứ không phải là kiêu mạn.
Bài viết🞄 14/3/2025
Lễ Ngũ Bách Danh chùa Ba Vàng là cơ hội để quý Nhân dân, Phật tử được thực hành sám hối, tu tập giúp tăng trưởng phúc báu, mang lại bình an cho gia đình.
Bài viết 🞄 14/3/2025
Lễ Ngũ Bách Danh chùa Ba Vàng là cơ hội để quý Nhân dân, Phật tử được thực hành sám hối, tu tập giúp tăng trưởng phúc báu, mang lại bình an cho gia đình.
Bài viết🞄 14/3/2025
Mỗi khi đi chùa, nhiều người thường băn khoăn về những điều kiêng kỵ vì sợ phạm vào sai lầm. Dưới đây là 6 lưu ý quan trọng cho người đi lễ chùa.
Bài viết 🞄 14/3/2025
Mỗi khi đi chùa, nhiều người thường băn khoăn về những điều kiêng kỵ vì sợ phạm vào sai lầm. Dưới đây là 6 lưu ý quan trọng cho người đi lễ chùa.
Bài viết🞄 14/3/2025
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về Tứ diệu đế cũng như phương pháp để thoát khỏi mọi khổ đau, được an lành, hạnh phúc.
Bài viết 🞄 14/3/2025
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về Tứ diệu đế cũng như phương pháp để thoát khỏi mọi khổ đau, được an lành, hạnh phúc.
Bài viết🞄 13/3/2025
Niết bàn không phải một cõi giới hay trú xứ, mà là trạng thái tâm của chúng ta khi đã diệt hết các phiền não. Có bốn loại Niết bàn.
Bài viết 🞄 13/3/2025
Niết bàn không phải một cõi giới hay trú xứ, mà là trạng thái tâm của chúng ta khi đã diệt hết các phiền não. Có bốn loại Niết bàn.
Bài viết🞄 08/3/2025
Ông vì 1 lần vứt bỏ con mà kiếp sau bị bỏ rơi 7 lần; nhưng nhờ phước thiện tích lũy mà thoát chết 7 lần, sau đó đã được cuộc sống hạnh phúc.
Bài viết 🞄 08/3/2025
Ông vì 1 lần vứt bỏ con mà kiếp sau bị bỏ rơi 7 lần; nhưng nhờ phước thiện tích lũy mà thoát chết 7 lần, sau đó đã được cuộc sống hạnh phúc.
Bài viết🞄 08/3/2025
Xuất gia gồm có ba ý nghĩa là: xuất thế tục gia, xuất tam giới gia, xuất phiền não gia. Người có chí nguyện xuất gia phải đáp ứng những điều kiện nhất định.
Bài viết 🞄 08/3/2025
Xuất gia gồm có ba ý nghĩa là: xuất thế tục gia, xuất tam giới gia, xuất phiền não gia. Người có chí nguyện xuất gia phải đáp ứng những điều kiện nhất định.
Bài viết🞄 07/3/2025
Dưới đây là những lời chúc 8/3 hay, ý nghĩa để gửi gắm yêu thương, mang đến an lành qua những tấm thiệp, tin nhắn hay mạng xã hội,...
Bài viết 🞄 07/3/2025
Dưới đây là những lời chúc 8/3 hay, ý nghĩa để gửi gắm yêu thương, mang đến an lành qua những tấm thiệp, tin nhắn hay mạng xã hội,...
Bài viết🞄 07/3/2025
Đức Phật đã truyền dạy bài kinh Tam Bảo đến cho chúng Tăng và Phật tử tụng đọc. Bài kinh có tính chất hộ trì, bảo hộ, cầu an cho bản thân, gia đình và quốc gia,...
Bài viết 🞄 07/3/2025
Đức Phật đã truyền dạy bài kinh Tam Bảo đến cho chúng Tăng và Phật tử tụng đọc. Bài kinh có tính chất hộ trì, bảo hộ, cầu an cho bản thân, gia đình và quốc gia,...