trực tuyến
Chẩn tế tháng 3/Giáp Thìn

Thứ Sáu, 26/4/2024

tức 18/3 Giáp Thìn

5 Phong tục ngày Tết Nguyên đán dưới lăng kính Nhân - Quả của đạo Phật

12/01/2020

Trong dân gian Việt Nam lưu truyền rất nhiều phong tục ngày Tết Nguyên đán. Tùy theo vùng miền Bắc - Trung - Nam sẽ có những phong tục tập quán khác nhau.

12/01/2020

-
aa
+

Trong dân gian Việt Nam lưu truyền rất nhiều phong tục ngày Tết Nguyên đán. Tùy theo vùng miền Bắc - Trung - Nam sẽ có những phong tục tập quán khác nhau. Có nơi mua muối, rắc vôi góc vườn trong ngày Tết; có nơi cất chổi sau khi quét nhà vì quan niệm nếu mất chổi thì cả một năm sẽ bị trộm vào vơ vét hết tài sản;... Những phong tục đó đều thể hiện những mong muốn tốt đẹp, hy vọng an lành sẽ đến với gia đình trong năm mới. Nhưng dưới lăng kính nhân quả của đạo Phật, những việc làm đó có mang lại lợi ích thực sự hay không? Chùa Ba Vàng kính mời quý Phật tử cùng theo dõi bài viết dưới đây!

1. Hái lộc đầu năm thế nào để thực sự có được lợi ích?

Theo quan niệm cổ truyền, vào thời khắc giao thừa hoặc sớm mùng một Tết, nếu lấy một cành lộc ở nơi đền, chùa, miếu,... thì gia đình sẽ được tài lộc, may mắn suốt cả năm. Điều đó dẫn đến quang cảnh đền, chùa,... bị ảnh hưởng xấu, đôi khi làm cây cối trong chùa sau mấy ngày đầu xuân xơ xác, trơ trụi. Bởi nhiều người sẽ đồng nghĩa chữ “lộc” của “tài lộc” với chữ “lộc non” của cây cối, lấy được mầm lộc trên cây về là mang được tài lộc về nhà.

Hái lộc đầu năm theo quan niệm của dân gian

Hái lộc đầu năm theo quan niệm của dân gian

Vậy theo quan quan điểm của Đạo Phật, chúng ta nên hiểu điều này như thế nào? Đầu năm đi lễ chùa là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Đến chùa lễ Phật, cúng dường chúng Tăng mang lại rất nhiều phước báu cho gia chủ. Vì từ ngôi chùa sinh ra bao điều đạo đức tốt đẹp. Đầu năm đến lễ chùa thăm hỏi chư Tăng là một điều quý báu, cần được giữ gìn, phát huy. Đặc biệt, chính tâm thành kính, chính những hành động đúng Pháp của mỗi người khi đến chùa sẽ sinh ra phúc lành cho gia chủ, chứ không phải ngắt búp lộc ở cây là sẽ có lộc.

Đây là một quan niệm rất sai lầm. Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh giảng giải: “Cây cối của chùa chính là tài sản của Tam Bảo, nếu ta đến chùa mà lại bẻ cành bẻ lộc, ta chẳng xin phép ai cả, ta vặt quả của chùa thì sẽ bị phạm tội ăn trộm của Tam Bảo. Mà ăn trộm thì mất phúc, mất lộc. Cho nên nếu đi đến chùa mà bẻ cây, bẻ lá như thế là mất phúc, mất lộc. Đến chùa đầu năm hỏi thăm sức khỏe chư Tăng, xin thỉnh các Ngài ban cho chúng con mấy lời Pháp nhũ đầu năm. Pháp nhũ ấy là lộc cho mình, mình tác phước cúng dường Tam Bảo, đấy chính là lộc cho mình”.

Nếu có những hiểu biết đúng về phong tục đi chùa hái lộc đầu năm thì chắc chắn phong tục này sẽ mang lại nhiều lợi ích và tài lộc thật sự cho mọi gia đình mỗi khi Tết đến xuân về.

2. Xông đất dưới góc nhìn Phật Pháp

Xông đất là một tập tục, là một quan niệm lâu đời của người dân Việt. Quan niệm xưa cho rằng: Việc xông đất có ảnh hưởng sâu sắc đến vận mệnh của gia chủ trong cả năm. Nếu được người xông đất tốt, hợp tuổi sẽ giúp gia chủ làm ăn tốt đẹp, gặp nhiều may mắn, mọi chuyện đều tốt lành. Nếu người xông đất không hợp tuổi, thì gia chủ năm đó sẽ gặp nhiều khó khăn, trắc trở.

Theo quan điểm của Đạo Phật, may mắn hay xui xẻo không do người xông nhà mang đến mà là do chính mình tạo ra. May mắn hay xui xẻo là do phước báu riêng của từng người mà thụ nhận. Vì vậy, gia chủ phải xem lại năm vừa rồi nhà mình đã làm được việc gì tốt, việc gì chưa tốt; đã giúp đỡ được những ai, mình đã học hiểu giáo lý như thế nào. Từ đó, phải biết sám hối những lỗi lầm mình đã gây ra, tích cực làm nhiều điều thiện lành thì may mắn tự nhiên sẽ đến.

Phong tục ngày tết - chọn tuổi xông nhà đầu năm

Phong tục ngày tết - chọn tuổi xông nhà đầu năm

Sư Phụ giảng giải: “May mắn hay phước báu của từng người không phải thứ có thể đi mượn, đi vay, đi nhờ người khác. Nếu được người này hợp tuổi tốt với mình, năm nào mình cũng nhờ người ta xông nhà cho, vậy tại sao có những năm vẫn cứ gặp hạn? Năm nào cũng nhờ người hợp tuổi đến xông đất thì cả đời phải gặp may mắn chứ? Nhưng thật sự cả đời mình có may mắn đâu”.

Vậy trong phong tục xông nhà, tuổi hợp hay không hợp, không phải là lý do để gặp may mắn hay xui xẻo. Do vậy, người Phật tử không nên đặt nặng chuyện xông nhà. Đầu xuân năm mới, ai đến thăm nhà cũng nên hoan hỷ, phải rèn được tâm tự tại như vậy thì mới vui vẻ, an lạc. Cho nên, việc xem tuổi xông nhà là một lý thuyết không đúng với tinh thần đạo Phật, không thực sự có lợi, mà ngược lại còn mang tới nhiều bất an.

3. Xem chân gà - chuốc nỗi lo hay biết trước may mắn?

Vào ngày mùng Ba Tết, các gia đình thường có tục cúng gà hóa vàng tiễn ông bà. Trước Tết, mỗi gia đình thường sẽ mua một con gà, đặc biệt là gà trống, nuôi đến Tết để cúng giao thừa. Khi luộc gà xong, hai chân gà sẽ được để vào đĩa. Mấy ngày sau, gia chủ sẽ mang hai cái chân gà đó qua chỗ thầy bói để xem vận may rủi trong năm. Sự may rủi của năm sẽ phụ thuộc vào việc chân gà đó đẹp hay xấu, các mạch máu thế nào, ngón chân gà trỏ vào đâu?...

Đây là việc hoàn toàn mê tín, không đúng với giáo lý Đạo Phật. Trong quan điểm Phật Pháp, mọi điều xảy ra là do trùng trùng duyên khởi, mọi vật, mọi việc đều có nhân có nhân duyên. Vì vậy, nếu đem chân gà nhờ thầy bói, thầy cúng xem thì rất dễ gặp phải tà kiến. Bởi chỉ có bậc Thánh, có tri túc, có thiên nhãn mới có thể đủ trí tuệ biết trước được sự việc. Nếu nghe và tin mù quáng theo tà kiến thì chắc chắn sẽ gặp những sự khổ, bị lo lắng khi nghe phán những điều xấu,... Hoặc thầy bói bảo năm nay nhà gặp may mắn thì lại chủ quan, có thể bỏ hết công việc để thong dong, thong thả làm ăn. Từ việc chủ quan sẽ dễ sinh chuyện, sinh họa.

Nói về việc xem chân gà, Sư Phụ giảng: “Thầy đề nghị các Phật tử không nên đi xem chân gà. Kể cả việc nuôi gà để giết cúng giao thừa, chúng ta cũng không nên làm. Phật đã dạy: Mọi sự cúng lễ không có việc sát sinh thì mới được tốt đẹp. Cúng lễ mà có việc sát sinh thì không có Chư Phật các bậc Thánh hiền nào ứng giám đến đàn lễ đó. Trong kinh địa tạng, Phật đã dạy rất rõ điều đó”.

Cho nên, khi cúng giao thừa, mỗi gia đình nên làm một mâm cơm chay không nên giết con vật để cúng tế. Đặc biệt là không nên đi xem chân gà; bởi việc đó là không đúng Pháp, không mang lại lợi ích cho gia đình.

Mâm cúng chay ngày Tết Nguyên đán

Mâm cúng chay ngày Tết Nguyên đán

4. Cúng ông bà - lòng biết ơn và sự tri ân của con cháu

Theo truyền thống của người Việt, ngày Tết là ngày sum họp, đoàn viên. Vì vậy trong dịp này, không những mọi thành viên trở về quây quần bên gia đình, mà đây cũng là ngày con cháu nhớ tới gia tiên tiền tổ, ông bà cha mẹ đã khuất. Thường vào ngày 30 Tết, các gia đình sẽ làm mâm cơm cúng Tất niên, mời những người thân đã khuất cùng về ăn Tết. Đến mùng 3, gia đình sẽ làm lễ hóa vàng tiễn các cụ trở về nơi âm cảnh. Trong ngày đó, các gia đình thường đốt vàng mã, áo quần với mong muốn sắm sửa cho ông bà bộ quần áo mới, đốt cho ông bà tiền vàng để xuống âm cảnh có “tài sản” sử dụng. Tập tục này dạy mỗi người con Việt nhớ ơn cội nguồn, sống hiếu thảo với tiên tổ, ông bà cha mẹ.
Nhưng trong quan điểm của đạo Phật, đốt vàng mã thực sự không mang lại lợi ích cho những người đã khuất.

Theo quan niệm của đạo Phật, việc đốt vàng mã không thực sự đem lại lợi ích cho gia tiên

Theo quan niệm của đạo Phật, việc đốt vàng mã không thực sự đem lại lợi ích cho gia tiên

Trong kinh “Ngạ Quỷ Ngoại Bức Tường”, Đức Phật dạy:
“Chốn kia không có cấy cày đâu,
Cũng chẳng hề nuôi súc vật nào,
Buôn bán như đây đều chẳng có,
Cũng không đổi vật lấy vàng trao.

Bên kia thế giới các hương linh
Nhờ vật cúng dường để dưỡng sinh,
Như nước đổ từ trên núi xuống
Cúng dường nuôi ngạ quỷ thân tình”.

Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh giảng giải: “Ở cõi ngạ quỷ không có buôn bán trao đổi, cấy cày trồng trọt. Cho nên dù chúng ta đốt vàng mã thì cõi ấy cũng không mua sắm được. Cõi ngạ quỷ không có nơi mua sắm, ngân hàng, xóm chợ. Đức Phật khẳng định rõ, cõi hương linh nhờ vật thực cúng dường Tam Bảo của chúng ta mà được thọ hưởng, no đủ. Cho nên, để đền đáp công ơn cha mẹ đã quá vãng trong khổ cảnh thì bổn phận của chúng ta phải biết làm phước cúng dường Tam Bảo, hồi hướng để họ được an lạc”. Vì vậy, mỗi gia đình không nên đốt vàng mã, không nên sát sinh để cúng tế cho gia tiên trong 3 ngày Tết mà cần biết tác phước cúng dường, bố thí, làm việc thiện để hồi hướng phước báu cho quyến thuộc trong cõi ngạ quỷ. Phước báu đó mới là “tiền”, là “thức ăn” giúp quyến thuộc no đủ.

5. Đi chùa lễ Phật - mong nguyện phúc lành đầu năm mới

“Mái chùa che chở hồn dân tộc
Nếp sống muôn đời với tổ tông”.
Đi lễ chùa là một trong những hoạt động không thể thiếu trong hành trình du xuân đầu năm. Đến chùa, mọi người tạm gác lại những phiền muộn, lo âu của năm cũ, mang theo tấm lòng thành kính lễ Phật. Đến với cảnh chùa thanh tịnh đầu năm, ai cũng cầu nguyện những điều tốt đẹp đến với bản thân và gia đình trong năm mới. Nhưng cầu nguyện ra sao để gia đình có được lợi ích, Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh giảng giải: “Cầu nguyện không phải xấu, nhưng hiệu lực của sự cầu nguyện không phải nằm ở lời cầu khấn không. Để cầu nguyện thành tựu, phải có sự thực tập, tu trì thì mới đạt được. Sự tu tập phải thiết thực, chân thật thì nguyện mới được thành công. Nhân quả không đi theo lời cầu khấn không của mình mà đi theo chính hành vi thân, khẩu, ý của mình, nghiệp báo của mình”.

Phong tục ngày Tết đi chùa đầu năm

Phong tục ngày Tết đi chùa đầu năm

Cùng với đó, Sư Phụ giảng giải về năm nhân duyên Đức Phật dạy để lời cầu nguyện được thành tựu:
Phải cầu nguyện trước chư Phật, chư Bồ Tát, Hiền Thánh Tăng để các Ngài chứng minh.
Cầu nguyện phải thiện lành, mang lại lợi ích cho mình và cộng đồng.
Tâm cầu nguyện phải chí thành chí kính, phải phát tâm tinh tấn tu tập.
Tâm cầu nguyện phải chân thật, tinh tấn.
Đi cùng với việc cầu nguyện phải làm những điều lành, tích lũy phước báu để tạo đủ nhân duyên khiến lời nguyện được thành tựu.
Đến chùa đầu năm là dịp tốt để thân cận chư tăng, cúng dường Tam Bảo và kết thiện duyên với Phật Pháp, từ đó tích lũy những phước báu cho vô lượng kiếp về sau. Nhà nhà, người người cùng hân hoan đến chùa lễ Phật vào năm mới đã trở thành một hình ảnh rất đỗi quen thuộc và ấm áp trong tâm trí của người dân Việt Nam. Qua đó cũng thấy được sự gần gũi, gắn kết của Phật Pháp với nhân dân. Không khí đầu xuân vì thế mà trở nên ấm áp, rộn ràng hơn bao giờ hết. Những vẻ đẹp đó như một gam màu sáng lấp lánh tạo nên nét đặc sắc cho bức tranh văn hóa Việt Nam.

Phong tục ngày Tết - người dân đi chùa đầu năm để cầu bình an và may mắn

Phong tục ngày Tết - người dân đi chùa đầu năm để cầu bình an và may mắn

Nhìn lại 5 phong tục ngày Tết của dân tộc ta qua lăng kính của đạo Phật chắc hẳn chúng ta sẽ có những việc làm mang lại lợi ích chân thật cho bản thân gia đình và xã hội. Một năm cũ sắp qua, năm mới sắp tới, chúc cho nhân dân, Phật tử khắp cả nước có những tư duy đúng chánh Pháp, làm được nhiều việc phúc thiện, bước sang năm mới với nhiều phúc lành như mong nguyện.

Bài liên quan
Xem thêm

Trùng tang liên táng: Nguyên nhân và cách hóa giải giúp gia đình an ổn

Bài viết🞄 22/3/2024

Trùng tang hay trùng tang liên táng gây ra nỗi ám ảnh cho nhiều gia đình, dòng họ khi có người mất. Có nhà đưa tang cha xong thì lần lượt đến tang con

Bài viết 🞄 22/3/2024

Trùng tang hay trùng tang liên táng gây ra nỗi ám ảnh cho nhiều gia đình, dòng họ khi có người mất. Có nhà đưa tang cha xong thì lần lượt đến tang con

Tại sao làm nhà xong hay gặp hạn? Cách hóa giải để tránh gặp tai họa

Bài viết🞄 20/3/2024

Dân gian quan niệm, “hạn làm nhà” là hiện tượng sau khi xây cất nhà mới thì xảy ra những vấn đề như: sức khỏe đi xuống, kinh tế khó khăn...

Bài viết 🞄 20/3/2024

Dân gian quan niệm, “hạn làm nhà” là hiện tượng sau khi xây cất nhà mới thì xảy ra những vấn đề như: sức khỏe đi xuống, kinh tế khó khăn...

Dấu hiệu mộ kết và cách hóa giải để các việc được yên ổn, tốt đẹp

Bài viết🞄 13/3/2024

Mộ kết là hiện tượng tâm linh khiến nhiều người lo sợ. Vậy thực hư hiện tượng này thế nào? Cách xử lý ngôi mộ kết ra sao để gia đình được an ổn, tốt đẹp?

Bài viết 🞄 13/3/2024

Mộ kết là hiện tượng tâm linh khiến nhiều người lo sợ. Vậy thực hư hiện tượng này thế nào? Cách xử lý ngôi mộ kết ra sao để gia đình được an ổn, tốt đẹp?

Tiết Thanh minh vào khi nào? Cách cúng Tết Thanh minh chuẩn, đầy đủ

Bài viết🞄 11/3/2024

Tết Thanh minh đã đi sâu vào tiềm thức người dân Việt, thường bắt đầu vào khoảng đầu tháng Ba (Âm lịch), là ngày tưởng nhớ đến người thân đã mất

Bài viết 🞄 11/3/2024

Tết Thanh minh đã đi sâu vào tiềm thức người dân Việt, thường bắt đầu vào khoảng đầu tháng Ba (Âm lịch), là ngày tưởng nhớ đến người thân đã mất

3 điều cần biết về rằm tháng Giêng: văn khấn, cách bày mâm cúng,...

Bài viết🞄 23/02/2024

Cúng rằm tháng Giêng là một trong các nghi lễ được người Việt chú trọng thực hiện vào dịp đầu xuân, là dịp để nhà nhà sắm sửa mâm cúng dâng tổ tiên…

Bài viết 🞄 23/02/2024

Cúng rằm tháng Giêng là một trong các nghi lễ được người Việt chú trọng thực hiện vào dịp đầu xuân, là dịp để nhà nhà sắm sửa mâm cúng dâng tổ tiên…

Hái lộc là gì? Hái lộc đầu năm như thế nào cho đúng, được tài lộc?

Bài viết🞄 27/01/2024

Hái lộc đầu xuân là một trong những truyền thống dịp Tết đến, xuân về của người Việt. Tuy nhiên, có nhiều người hiểu sai về truyền thống tốt đẹp này...

Bài viết 🞄 27/01/2024

Hái lộc đầu xuân là một trong những truyền thống dịp Tết đến, xuân về của người Việt. Tuy nhiên, có nhiều người hiểu sai về truyền thống tốt đẹp này...

Xuất hành đầu năm là gì? Cách xuất hành để năm mới được bình an

Bài viết🞄 21/01/2024

Chọn hướng tốt, ngày giờ xuất hành để thuận buồm xuôi gió, bình an cả năm là nỗi băn khoăn của nhiều người dân Việt Nam trong dịp Tết đến.

Bài viết 🞄 21/01/2024

Chọn hướng tốt, ngày giờ xuất hành để thuận buồm xuôi gió, bình an cả năm là nỗi băn khoăn của nhiều người dân Việt Nam trong dịp Tết đến.

Cúng tạ đất vào ngày nào? Sắm lễ tạ đất mang phúc lành cho gia chủ

Bài viết🞄 16/01/2024

Lễ tạ đất mang ý nghĩa đền ơn những người có ân với mình. Ông cha ta có câu: “Đất có thổ công, sông có hà bá”. Cho nên, nhiều người tin là có các vị thần...

Bài viết 🞄 16/01/2024

Lễ tạ đất mang ý nghĩa đền ơn những người có ân với mình. Ông cha ta có câu: “Đất có thổ công, sông có hà bá”. Cho nên, nhiều người tin là có các vị thần...

Tuyển tập các bài hát về Tết hay nhất năm 2024

Bài viết🞄 12/01/2024

Những bản nhạc Tết hay nhất dưới đây sẽ góp phần giúp những ngày đầu năm trở nên rộn ràng, vui tươi và ý nghĩa hơn.

Bài viết 🞄 12/01/2024

Những bản nhạc Tết hay nhất dưới đây sẽ góp phần giúp những ngày đầu năm trở nên rộn ràng, vui tươi và ý nghĩa hơn.

Ý nghĩa mừng thọ người cao tuổi và cách để ông bà, cha mẹ sống thọ

Bài viết🞄 12/01/2024

Để lễ mừng thọ trở nên nhiều ý nghĩa, đồng thời biết cách tạo phước giúp ông bà, cha mẹ được khỏe mạnh, sống thọ; kính mời quý vị đọc bài viết dưới đây.

Bài viết 🞄 12/01/2024

Để lễ mừng thọ trở nên nhiều ý nghĩa, đồng thời biết cách tạo phước giúp ông bà, cha mẹ được khỏe mạnh, sống thọ; kính mời quý vị đọc bài viết dưới đây.

Tết Nguyên Đán: Ý nghĩa, lịch nghỉ Tết, phong tục Tết cổ truyền

Bài viết🞄 08/01/2024

“Tết Nguyên Đán” có nghĩa là tiết khởi đầu, ngày mới đầu tiên của một năm. “Tết” là nghĩa của chữ “Tiết”, “Nguyên” là khởi nguồn, là bắt đầu, là nguyên...

Bài viết 🞄 08/01/2024

“Tết Nguyên Đán” có nghĩa là tiết khởi đầu, ngày mới đầu tiên của một năm. “Tết” là nghĩa của chữ “Tiết”, “Nguyên” là khởi nguồn, là bắt đầu, là nguyên...

“Tour trải nghiệm” trở về thời Trần độc nhất: Không gian văn hóa độc đáo tại chùa Ba Vàng

Bài viết🞄 07/01/2024

Có một nơi mà tôi nghĩ, nếu bạn là người thích trải nghiệm văn hóa thì không nên bỏ lỡ. Đó là không gian văn hóa thời Trần, diễn ra hàng năm tại chùa Ba Vàng.

Bài viết 🞄 07/01/2024

Có một nơi mà tôi nghĩ, nếu bạn là người thích trải nghiệm văn hóa thì không nên bỏ lỡ. Đó là không gian văn hóa thời Trần, diễn ra hàng năm tại chùa Ba Vàng.

Hướng dẫn cách cúng ông Công ông Táo đúng và đơn giản nhất

Bài viết🞄 07/01/2024

Lễ cúng ông Công ông Táo là phong tục truyền thống của Việt Nam vào ngày 23 tháng Chạp. Hướng dẫn chi tiết cách cúng ông Công ông Táo 2024: đồ lễ cúng, bài cúng..

Bài viết 🞄 07/01/2024

Lễ cúng ông Công ông Táo là phong tục truyền thống của Việt Nam vào ngày 23 tháng Chạp. Hướng dẫn chi tiết cách cúng ông Công ông Táo 2024: đồ lễ cúng, bài cúng..

Hà Myo: Thật xúc động khi hát xẩm về Phật hoàng Trần Nhân Tông!

Bài viết🞄 02/01/2024

Ca sĩ Hà Myo - tên thật là Nguyễn Thị Ngọc Hà, là một trong những gương mặt trẻ nổi lên nhờ sự phá cách trong âm nhạc, kết hợp dòng nhạc xẩm dân gian...

Bài viết 🞄 02/01/2024

Ca sĩ Hà Myo - tên thật là Nguyễn Thị Ngọc Hà, là một trong những gương mặt trẻ nổi lên nhờ sự phá cách trong âm nhạc, kết hợp dòng nhạc xẩm dân gian...

Ý nghĩa cây nêu ngày tết và thực hư việc cây nêu đem lại bình an, may mắn

Bài viết🞄 16/12/2023

Năm mới Tết đến, nhiều gia đình thường dựng cây nêu với mong muốn xua đuổi tà ma, mang may mắn, bình an cho gia đình.

Bài viết 🞄 16/12/2023

Năm mới Tết đến, nhiều gia đình thường dựng cây nêu với mong muốn xua đuổi tà ma, mang may mắn, bình an cho gia đình.

Vua Trần Nhân Tông: Những đóng góp vĩ đại của vị vua Phật đặc biệt nhất trong lịch sử Việt Nam

Bài viết🞄 09/12/2023

Một con người vừa lên ngôi vua đã đánh bại được đội quân Nguyên Mông hùng mạnh nhất thời bấy giờ; một con người đã đưa thời Trần trở thành thời kỳ hưng thịnh bậc nhất trong lịch sử;...

Bài viết 🞄 09/12/2023

Một con người vừa lên ngôi vua đã đánh bại được đội quân Nguyên Mông hùng mạnh nhất thời bấy giờ; một con người đã đưa thời Trần trở thành thời kỳ hưng thịnh bậc nhất trong lịch sử;...

Có nên xem bói không? Cách để không cần xem bói mà mọi việc vẫn tốt đẹp

Bài viết🞄 05/12/2023

Khi gặp bế tắc, khổ đau trong cuộc sống mà không biết cách giải quyết, nhiều người đã đi xem bói với mong muốn được thoát khỏi tai ương. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều bị “tiền mất tật mang” sau khi đi xem bói.

Bài viết 🞄 05/12/2023

Khi gặp bế tắc, khổ đau trong cuộc sống mà không biết cách giải quyết, nhiều người đã đi xem bói với mong muốn được thoát khỏi tai ương. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều bị “tiền mất tật mang” sau khi đi xem bói.

Vua Trần Nhân Tông: Bật mí về cuộc đời và sự nghiệp tu hành có một không hai trong lịch sử

Bài viết🞄 04/12/2023

Đức vua Trần Nhân Tông tên húy là Khâm, sinh ngày 11/11/Mậu Ngọ (tức 07/12/1258), là con trưởng của vua Trần Thánh Tông và Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng hậu...

Bài viết 🞄 04/12/2023

Đức vua Trần Nhân Tông tên húy là Khâm, sinh ngày 11/11/Mậu Ngọ (tức 07/12/1258), là con trưởng của vua Trần Thánh Tông và Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng hậu...

Nhà trong rừng của sư chùa Ba Vàng: Hé lộ một đời sống kỳ lạ

Bài viết🞄 04/12/2023

Khoảnh khắc leo lên những dãy núi gồ ghề, băng qua nhiều con đường đầy sỏi đá bằng chân trần, tôi thắc mắc sao thời nay lại có nhiều người vào rừng để sống một cách thiếu tiện nghi, không nhà không cửa như vậy?

Bài viết 🞄 04/12/2023

Khoảnh khắc leo lên những dãy núi gồ ghề, băng qua nhiều con đường đầy sỏi đá bằng chân trần, tôi thắc mắc sao thời nay lại có nhiều người vào rừng để sống một cách thiếu tiện nghi, không nhà không cửa như vậy?