trực tuyến
Chương trình số 4: Ngày 4 - Tụng kinh kỷ niệm Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia

Thứ Ba, 19/3/2024

tức 10/2 Giáp Thìn

Nhật Tụng Thiền Môn Chùa Ba Vàng

Giáo Pháp của Phật có năng lực chuyển hóa to lớn đối với nghiệp của chúng sinh. Nhiều người nghe kinh mà đắc đạo. Thậm chí đến cả súc sinh nghe kinh mà còn tiêu nghiệp được sinh thiên. Như thế chúng ta đủ biết sự lợi ích của việc tụng đọc kinh Phật. Trong các chương trình tu tập chuyển nghiệp và hóa giải oán kết của chùa Ba Vàng đều có khóa lễ tụng kinh.

-
aa
+

Lời Nói Đầu

Kính thưa đại chúng.
Phật Pháp là diệu dược cứu chúng sinh thoát khổ trầm luân muôn kiếp. Phật Pháp thật là cao siêu và mầu nhiệm. Không có nền triết học nào minh triết hơn được Phật giáo. Từ sự thực chứng chân lý tối hậu Đức Phật tuyên thuyết về thế giới, về tập khởi của thế giới. Ngài chỉ ra thực trạng đau khổ của tất cả chúng sinh, nguyên nhân của nó và con đường thoát khổ cho chúng sinh.
Có mặt trên trái đất này hơn 25 thế kỷ, Phật giáo đã có những đóng góp to lớn cho nhân loại. Đặc biệt Phật giáo đem đến cho nhân loại một cái nhìn hoàn toàn mới mẻ, trực quan và đầy trí tuệ về thế giới và nhân sinh. Những vấn đề toàn cầu ngày nay rất cần phải có tuệ giác Phật Pháp mới có thể giải quyết triệt để căn nguyên.
Trên thế giới, biết bao người đã và đang tìm về với chân lý Phật. Nhà bác học lừng danh thế kỷ 20 - Ngài Albert Einstein (1879 – 1955) nói về Phật giáo như sau: “Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt trên khoa học.”
Phật Pháp có tính chất thiết thực và hiện tại. Phật Pháp vì con người, giải quyết những vấn đề của con người. Phật giáo là một Tôn giáo của hòa bình, đem yêu thương đến với nhân loại và muôn loài. Phật giáo cải hóa xã hội từ lạc hậu tối tăm trở thành văn minh tiên tiến theo đúng nghĩa của từ này. Và đặc biệt cao thượng hơn, đó là Phật Pháp đưa chúng sinh từ chỗ mê lầm đi đến giác ngộ và giải thoát vĩnh viễn mọi khổ đau.
Đức Thích Ca chỉ dạy rằng tất cả chúng sinh đều đã từng là cha mẹ của Ngài, cho nên chúng sinh có ân sâu nặng với Ngài. Chư Phật thương chúng sinh hơn cha mẹ thương con đỏ.
Với bi tâm vô lượng, hiếu tâm tột cùng, Ngài đã trải qua ba A tăng kỳ kiếp, vào ra sáu nẻo qua lại ba đường, chịu mọi gian nan khổ nhọc. Ngài sẵn sàng buông bỏ tất cả quốc thành thê tử cho đến đầu mắt tủy não chỉ vì để tìm ra con đường cứu khổ chúng sinh.
Và đây, giáo Pháp - con đường đưa chúng sinh đến bến bờ giác ngộ, giải thoát, là kho tàng trân bảo vô giá mà Ngài đã tìm ra và để lại cho chúng ta.
Đức Khổng Tử nói “sáng được nghe một câu đạo lý, chiều có chết cũng vui lòng”. Mất đạo mà sống thì như kẻ đã chết rồi. Người xưa trọng đạo là thế. Cơm gạo chỉ nuôi thân, chẳng nuôi được tâm. Đạo này mới nuôi được tâm. Mà tâm lại là cội nguồn của họa phúc khổ vui. Tâm này được nuôi bởi đạo mới đem lại hạnh phúc cho chúng ta. Vậy nên chúng ta phải biết quý trọng và giữ gìn giáo Pháp để nuôi tâm.
Chùa Ba Vàng soạn bộ Nhật Tụng này, tuyển chọn những bài sám và kinh văn bằng tiếng Việt, không ngoài mục đích để Phật tử đọc tụng có thể hiểu được. Chúng tôi thay bài “Bát Nhã tâm kinh” bằng bài “Bát Đại nhân giác”. Bởi vì, bài “Bát Nhã tâm kinh” đối với hàng sơ cơ, ít học quả thật không dễ gì thâm nhập. Bài kinh “Bát Đại nhân giác”, Phật dạy những điều rất căn bản cho sự tu tập và dễ quán chiếu để đi đến giác ngộ. Kinh “Pháp cú Thí dụ” có nội dung là những câu chuyện ngắn, rất gần gũi, thiết thực có thể hiểu và thực hành theo.
Tái bản lần này, chúng tôi cũng đã sắp xếp lại bố cục các bài kinh sám để thuận tiện cho việc tụng đọc.
Giáo Pháp của Phật có năng lực chuyển hóa to lớn đối với nghiệp của chúng sinh. Nhiều người nghe kinh mà đắc đạo. Thậm chí đến cả súc sinh nghe kinh mà còn tiêu nghiệp được sinh thiên. Như thế chúng ta đủ biết sự lợi ích của việc tụng đọc kinh Phật. Trong các chương trình tu tập chuyển nghiệp và hóa giải oán kết của chùa Ba Vàng đều có khóa lễ tụng kinh. Chúng ta tụng kinh lên, không chỉ chúng ta nghe mà còn cho cả những hương linh người đã khuất và chúng chư thiên quỷ thần vô hình đều được nghe kinh cùng giác ngộ. Đó là ý nghĩa và giá trị của việc tụng đọc kinh Phật.
Thế gian đầy đau khổ. Duy chỉ có Phật Pháp mới cứu được thế gian. Nay chúng ta đã có Pháp bảo vô giá trong tay thì chúng ta phải biết trân quý.
Với tâm nguyện đem giáo pháp của Phật Đà vào cuộc sống, chuyển hóa khổ đau thành an lạc, chúng tôi rất mong đại chúng học, hiểu sâu Chính Pháp và tinh tấn hành trì. Như vậy mới chính là sự báo đền ơn chư Phật thiết thực và sâu sắc nhất.
Nguyện cầu Tam Bảo gia hộ cho tất cả chúng ta vững bước trên con đường đi tới quả vị Vô Thượng Bồ Đề.

Phần Một: Nghi Thức Tụng Kinh Buổi Sáng

1. Nguyện Hương

(Quỳ. Thực hiện 1 trong 2 văn nguyện hương dưới đây)

a. Dùng hương đốt, hương trầm,…

Nguyện đem lòng thành kính
Gửi theo đám mây hương
Phảng phất khắp mười phương
Cúng dường ngôi Tam Bảo
Thề trọn đời giữ đạo
Theo tự tính làm lành
Cùng pháp giới chúng sinh
Cầu Phật từ gia hộ
Tâm Bồ đề kiên cố
Chí tu đạo vững bền
Xa biển khổ nguồn mê
Chóng quay về bờ giác. (1 chuông)
Nam mô Bồ Tát Hương Cúng Dường. (3 lần. 3 chuông)

b. Dùng tâm hương

Nguyện ý thành, tâm kính
Biến mãn khắp mười phương
Cúng dường ngôi Tam Bảo
Thề trọn đời giữ đạo
Theo tự tính làm lành
Cùng pháp giới chúng sinh
Cầu Phật từ gia hộ
Tâm Bồ Đề kiên cố
Chí tu đạo vững bền
Xa biển khổ nguồn mê
Chóng quay về bờ giác. (1 chuông)
Nam mô Bồ Tát Hương Cúng Dường. (3 lần. 3 chuông)

2. Văn Bạch

(Quỳ gối; chắp tay bạch)

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!
Con kính bạch chư Phật, chư Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng chứng minh và gia hộ; chư vị Hộ Pháp, Thiện Thần, Thần Linh ủng hộ.
Đệ tử con tên là:… Pháp danh:… Hiện đang ở tại:… Hôm nay là ngày… tháng… năm… Con xin thực hành nghi lễ công phu sáng, cầu an tại kinh Nhật tụng thiền môn chùa Ba Vàng, con xin tụng bài kinh…
Con xin được sự gia trì của Tam Bảo, để con thông hiểu nghĩa kinh và thực hành được lời Đức Phật dạy trong kinh.
Con xin nương oai lực của Tam Bảo, oai đức của chư Tăng chùa Ba Vàng, nhất tâm cung thỉnh chư Thiên, chư Thần cùng các hương linh (đọc hương linh mà mình muốn mời):... hoan hỉ về tại đàn tràng nghe kinh tu tập.
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (1 chuông. 1 lễ)

3. Tán Phật

(Quỳ hoặc đứng; pháp khí: khánh)

Đấng Pháp Vương vô thượng
Ba cõi chẳng ai bằng
Thầy dạy khắp trời người
Cha lành chung bốn loài
Quy y trọn một niệm
Dứt sạch nghiệp ba kỳ
Xưng dương cùng tán thán
Ức kiếp không cùng tận. (1 chuông)

4. Quán Tưởng

(Quỳ hoặc đứng; pháp khí: khánh)

Phật chúng sinh tính thường rỗng lặng
Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn
Lưới đế châu ví đạo tràng
Mười phương Phật Bảo hào quang sáng ngời
Trước bảo tọa thân con ảnh hiện
Cúi đầu xin thệ nguyện quy y. (1 chuông)

5. Lễ Phật

(Quỳ hoặc đứng; pháp khí: khánh)

Chí tâm đỉnh lễ: Nam mô tận hư không biến pháp giới quá, hiện, vị lai thập phương chư Phật, Tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng thường trụ Tam Bảo. (1 chuông. 1 lễ)
Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Tỳ Bà Thi Phật. (1 chuông. 1 lễ)
Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Thi Khí Phật. (1 chuông. 1 lễ)
Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Tỳ Xá Phù Phật. (1 chuông. 1 lễ)
Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Câu Lưu Tôn Phật. (1 chuông. 1 lễ)
Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Câu Na Hàm Mâu Ni Phật. (1 chuông. 1 lễ)
Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Ca Diếp Phật. (1 chuông. 1 lễ)
Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật. (1 chuông. 1 lễ)
Chí tâm đỉnh lễ: Nam mô Di Lặc Tôn Phật (1 chuông. 1 lễ)
Chí tâm đỉnh lễ: Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật.
Chí tâm đỉnh lễ: Nam mô Pháp Giới Tạng Thân A Di Đà Phật. (3 chuông. 1 lễ)

6. Tán Pháp

(Ngồi; khai chuông mõ)

Pháp Phật sâu mầu chẳng gì hơn
Trăm nghìn muôn kiếp khó được gặp
Nay con nghe thấy vâng gìn giữ
Nguyện hiểu nghĩa chân đức Thế Tôn.
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (3 lần. 3 chuông)

7. Tụng Kinh
(Tùy chọn một trong hai bài kinh: kinh Tam Bảo và kinh Điềm Lành)
Ấn vào tên bài kinh: Kinh Tam Bảo
Ấn vào tên bài kinh: Kinh Điềm Lành

8. Tụng Lời Khấn Nguyện (ấn vào tên bài)Lời Khấn Nguyện

9. Phổ Hiền Hạnh Nguyện

(Quỳ gối; chắp tay)

Đệ tử chúng con tùy thuận tu tập mười nguyện lớn của đức Phổ Hiền Vương Bồ Tát:

Một là kính lễ chư Phật
Hai là xưng tán Như Lai
Ba là rộng tu cúng dường
Bốn là sám hối nghiệp chướng
Năm là tùy hỷ công đức
Sáu là thỉnh Phật chuyển Pháp
Bảy là thỉnh Phật trụ thế
Tám là thường theo học Phật
Chín là hằng thuận chúng sinh
Mười là hồi hướng khắp tất cả. (3 chuông)

10. Phục Nguyện

(Quỳ gối; chắp tay bạch)

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!
Con kính bạch chư Phật, chư Bồ Tát, chư Thánh Hiền Tăng chứng minh và gia hộ cho chúng con; chư Thiên, Thiện Thần, Hộ Pháp hoan hỉ ủng hộ cho chúng con. Chúng con xin hồi hướng phúc lành đến cho... (tên... nguyện gì đọc nấy...), cho gia đình chúng con (nguyện gì đọc nấy)... và cùng nhau tinh tấn tu hành theo Chính Pháp của Phật, cho tới ngày liễu thoát luân hồi sinh tử.
Chúng con cũng xin hồi hướng công đức này cho hương linh... mất ngày... hưởng thọ... an táng tại... cùng các hương linh gia tiên, các hương linh có duyên với pháp hội được chuyển hóa tâm thức, khởi các niệm từ bi, xả bỏ ái chấp, phát nguyện tu hành để sớm được thoát khổ.
Chúng con nguyện mang công đức tu tập trong khóa lễ này, hồi hướng nguyện cầu được kết duyên pháp lữ với tất cả các chúng chư Thiên, chư Thần Linh, chư hương linh có nhân duyên về trong pháp hội và đời đời kiếp kiếp trợ duyên cho nhau tu hành cho tới ngày thành Phật.
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (1 chuông. 1 lễ)

11. Hồi Hướng

(Đứng)

Công phu công đức có bao nhiêu,
Con xin lấy đó hồi hướng về,
Nguyện khắp pháp giới các chúng sinh
Thảy đều thể nhập vô sinh nhẫn. (1 chuông)
Nguyện tiêu ba chướng sạch phiền não,
Nguyện được trí tuệ thật sáng ngời,
Nguyện các tội chướng thảy tiêu trừ,
Đời đời thường hành Bồ Tát đạo. (1 chuông)
Nguyện đem công đức tu hành này,
Chan rải mười phương khắp tất cả,
Hết thảy chúng con cùng các loài,
Đồng được lên ngôi Vô Thượng giác. (3 chuông. 1 lễ)

12. Tam Tự Quy

(Quỳ hoặc đứng; pháp khí: khánh)

Tự quy y Phật, nguyện cho chúng sinh, hiểu thấu đạo lớn, phát tâm Vô Thượng. (1 chuông. 1 lễ)
Tự quy y Pháp, nguyện cho chúng sinh, thâm nhập kinh tạng, trí tuệ như biển. (1 chuông. 1 lễ)
Tự quy y Tăng, nguyện cho chúng sinh, quản lý đại chúng, hết thảy không ngại. (3 chuông. 1 lễ)

HẾT

Phần Hai: Nghi Thức Sám Hối Trong Tuần

1. Nguyện Hương

(Quỳ. Thực hiện 1 trong 2 văn nguyện hương dưới đây)

a. Dùng hương đốt, hương trầm,…

Nguyện đem lòng thành kính
Gửi theo đám mây hương
Phảng phất khắp mười phương
Cúng dường ngôi Tam Bảo
Thề trọn đời giữ đạo
Theo tự tính làm lành
Cùng pháp giới chúng sinh
Cầu Phật từ gia hộ
Tâm Bồ đề kiên cố
Chí tu đạo vững bền
Xa biển khổ nguồn mê
Chóng quay về bờ giác. (1 chuông)
Nam mô Bồ Tát Hương Cúng Dường. (3 lần. 3 chuông)

b. Dùng tâm hương

Nguyện ý thành, tâm kính
Biến mãn khắp mười phương
Cúng dường ngôi Tam Bảo
Thề trọn đời giữ đạo
Theo tự tính làm lành
Cùng pháp giới chúng sinh
Cầu Phật từ gia hộ
Tâm Bồ Đề kiên cố
Chí tu đạo vững bền
Xa biển khổ nguồn mê
Chóng quay về bờ giác. (1 chuông)
Nam mô Bồ Tát Hương Cúng Dường. (3 lần. 3 chuông)

2. Văn Bạch

(Quỳ gối; chắp tay bạch)

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!
Con kính bạch chư Phật, chư Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng chứng minh và gia hộ; chư vị Hộ Pháp, Thiện Thần, Thần Linh ủng hộ.
Đệ tử con tên là:… Pháp danh:… Hiện đang ở tại:… Hôm nay là ngày… tháng… năm… Con xin thực hành nghi lễ sám hối, tại kinh Nhật tụng thiền môn chùa Ba Vàng, con xin tụng bài sám… Con xin được sự gia trì chứng minh của Tam Bảo, để con được nương vào lời sám, thành tâm sám hối các tội lỗi ác nghiệp quá khứ do vô minh đã gây tạo và khi con tụng sám hối, con thấy được tội lỗi của mình trong hiện tại sám hối sửa đổi.
Con xin nương oai lực của Tam Bảo, oai đức của chư Tăng chùa Ba Vàng, nhất tâm cung thỉnh chư Thiên, chư Thần cùng các hương linh (đọc hương linh mà mình muốn mời):... hoan hỉ về tại đàn tràng cùng con tu tập sám hối.
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (1 chuông. 1 lễ)

3. Tán Phật

(Quỳ hoặc đứng; pháp khí: khánh)

Đấng Pháp Vương vô thượng
Ba cõi chẳng ai bằng
Thầy dạy khắp trời người
Cha lành chung bốn loài
Quy y trọn một niệm
Dứt sạch nghiệp ba kỳ
Xưng dương cùng tán thán
Ức kiếp không cùng tận. (1 chuông)

4. Quán Tưởng

(Quỳ hoặc đứng; pháp khí: khánh)

Phật chúng sinh tính thường rỗng lặng
Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn
Lưới đế châu ví đạo tràng
Mười phương Phật Bảo hào quang sáng ngời
Trước bảo tọa thân con ảnh hiện
Cúi đầu xin thệ nguyện quy y. (1 chuông)

5. Lễ Phật

(Quỳ hoặc đứng; pháp khí: khánh)

Chí tâm đỉnh lễ: Nam mô tận hư không biến pháp giới quá, hiện, vị lai thập phương chư Phật, Tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng thường trụ Tam Bảo. (1 chuông. 1 lễ)
Chí tâm đỉnh lễ: Nam mô Sa Bà Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật, Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát, Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát, Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ Tát. (1 chuông. 1 lễ)
Chí tâm đỉnh lễ: Nam mô Tây Phương Giáo Chủ Cực Lạc Thế giới Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật, Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát, Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát. (1 chuông. 1 lễ)
Chí tâm đỉnh lễ: Nam mô Đông Phương Giáo Chủ Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật, Nhật Quang Biến Chiếu Bồ Tát, Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ Tát, Thanh Tịnh Đại Hải Nhất Thiết Thánh Chúng. (1 chuông. 1 lễ)
Chí tâm đỉnh lễ: Quá khứ Phật Tỳ Bà Thi. (1 chuông. 1 lễ)
Chí tâm đỉnh lễ: Hiện tại Phật Thích Ca Mâu Ni. (1 chuông. 1 lễ)
Chí tâm đỉnh lễ: Vị Lai Phật Di lặc Tôn. (1 chuông. 1 lễ)
Chí tâm đỉnh lễ: Giáo chủ cõi Tây phương Phật A Di Đà. (1 chuông. 1 lễ)
Chí tâm đỉnh lễ: Giáo chủ cõi Đông phương Phật Dược Sư Lưu Ly. (1 chuông. 1 lễ)
Chí tâm đỉnh lễ: Bồ Tát Đại Trí Văn Thù Sư Lợi. (1 chuông. 1 lễ)
Chí tâm đỉnh lễ: Bồ Tát Đại Hạnh Phổ Hiền. (1 chuông. 1 lễ)
Chí tâm đỉnh lễ: Bồ Tát Đại Bi Quán Thế Âm. (1 chuông. 1 lễ)
Chí tâm đỉnh lễ: Bồ Tát Đại Lực Đại Thế Chí. (1 chuông. 1 lễ)
Chí tâm đỉnh lễ: Bồ Tát Đại Nguyện Địa Tạng Vương. (1 chuông. 1 lễ)
Chí tâm đỉnh lễ: Tổ sư Đại Ca Diếp. (1 chuông. 1 lễ)
Chí tâm đỉnh lễ: Tổ sư A Nan. (1 chuông. 1 lễ)
Chí tâm đỉnh lễ: Tổ sư Trúc Lâm Đại Đầu Đà. (1 chuông. 1 lễ)
Chí tâm đỉnh lễ: Tổ sư Pháp Loa. (1 chuông. 1 lễ)
Chí tâm đỉnh lễ: Tổ sư Huyền Quang. (1 chuông. 1 lễ)
Chí tâm đỉnh lễ: Tổ sư Tuệ Bích Phổ Giác. (1 chuông. 1 lễ)
Chí tâm đỉnh lễ: Tất cả chư vị Tổ sư. (3 chuông. 1 lễ)

6. Tán Pháp

(Ngồi; khai chuông mõ)

Pháp Phật sâu mầu chẳng gì hơn
Trăm nghìn muôn kiếp khó được gặp
Nay con nghe thấy vâng gìn giữ
Nguyện hiểu nghĩa chân đức Thế Tôn.
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (3 lần. 3 chuông)

7. Bài kinh (ấn vào tên bài): Kinh Tám Điều Giác Ngộ Của Bậc Đại Nhân

8. Sám Văn

(Quỳ; chắp tay; pháp khí: mõ)

Ấn vào tên bài: Sám Hối Chuyển Hóa (Tụng vào thứ Bảy; chủ Nhật; 08; 14; 30 hoặc 29 tháng thiếu)
Ấn vào tên bài: Sám Hối Thập Ác (Tụng vào thứ Hai; thứ Tư; thứ Năm)
Ấn vào tên bài:Sám Hối Ba Nghiệp (Tụng vào thứ Ba)
Ấn vào tên bài: Sám Hối Sáu Căn (Tụng vào thứ Sáu)

9. Phổ Hiền Hạnh Nguyện

(Quỳ gối; chắp tay)

Đệ tử chúng con tùy thuận tu tập mười nguyện lớn của đức Phổ Hiền Vương Bồ Tát:

Một là kính lễ chư Phật
Hai là xưng tán Như Lai
Ba là rộng tu cúng dường
Bốn là sám hối nghiệp chướng
Năm là tùy hỷ công đức
Sáu là thỉnh Phật chuyển Pháp
Bảy là thỉnh Phật trụ thế
Tám là thường theo học Phật
Chín là hằng thuận chúng sinh
Mười là hồi hướng khắp tất cả. (3 chuông)

10. Phục Nguyện

(Quỳ gối; chắp tay bạch)

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!
Con kính bạch chư Phật, chư Bồ Tát, chư Thánh Hiền Tăng chứng minh và gia hộ cho chúng con; chư Thiên, Thiện Thần, Hộ Pháp hoan hỉ ủng hộ cho chúng con.
Chúng con xin hồi hướng phúc lành đến cho... (tên... nguyện gì đọc nấy...), cho gia đình chúng con (nguyện gì đọc nấy)... và cùng nhau tinh tấn tu hành theo Chính Pháp của Phật, cho tới ngày liễu thoát luân hồi sinh tử.
Chúng con cũng xin hồi hướng công đức này cho hương linh... mất ngày... hưởng thọ... an táng tại... cùng các hương linh gia tiên, các hương linh có duyên với pháp hội được giác hiểu lời sám hối, chuyển hóa tâm thức, khởi các niệm từ bi, xả bỏ ái chấp, phát nguyện tu hành để sớm được thoát khổ.
Chúng con nguyện mang công đức tu tập trong khóa lễ này, hồi hướng nguyện cầu được kết duyên pháp lữ với tất cả các chúng chư Thiên, chư Thần Linh, chư hương linh có nhân duyên về trong pháp hội và đời đời kiếp kiếp trợ duyên cho nhau tu hành cho tới ngày thành Phật.
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (1 chuông. 1 lễ)

11. Hồi Hướng

(Đứng)

Công phu công đức có bao nhiêu,
Con xin lấy đó hồi hướng về,
Nguyện khắp pháp giới các chúng sinh
Thảy đều thể nhập vô sinh nhẫn. (1 chuông)
Nguyện tiêu ba chướng sạch phiền não,
Nguyện được trí tuệ thật sáng ngời,
Nguyện các tội chướng thảy tiêu trừ,
Đời đời thường hành Bồ Tát đạo. (1 chuông)
Nguyện đem công đức tu hành này,
Chan rải mười phương khắp tất cả,
Hết thảy chúng con cùng các loài,
Đồng được lên ngôi Vô Thượng giác. (3 chuông. 1 lễ)

12. Tam Tự Quy

(Quỳ hoặc đứng; pháp khí: khánh)

Tự quy y Phật, nguyện cho chúng sinh, hiểu thấu đạo lớn, phát tâm Vô Thượng. (1 chuông. 1 lễ)
Tự quy y Pháp, nguyện cho chúng sinh, thâm nhập kinh tạng, trí tuệ như biển. (1 chuông. 1 lễ)
Tự quy y Tăng, nguyện cho chúng sinh, quản lý đại chúng, hết thảy không ngại. (3 chuông. 1 lễ)

(HẾT)

Phần Ba: Nghi Thức Tụng Kinh Pháp Cú Thí Dụ

1. Nguyện Hương

(Quỳ. Thực hiện 1 trong 2 văn nguyện hương dưới đây)

a. Dùng hương đốt, hương trầm,…

Nguyện đem lòng thành kính
Gửi theo đám mây hương
Phảng phất khắp mười phương
Cúng dường ngôi Tam Bảo
Thề trọn đời giữ đạo
Theo tự tính làm lành
Cùng pháp giới chúng sinh
Cầu Phật từ gia hộ
Tâm Bồ đề kiên cố
Chí tu đạo vững bền
Xa biển khổ nguồn mê
Chóng quay về bờ giác. (1 chuông)
Nam mô Bồ Tát Hương Cúng Dường. (3 lần. 3 chuông)

b. Dùng tâm hương

Nguyện ý thành, tâm kính
Biến mãn khắp mười phương
Cúng dường ngôi Tam Bảo
Thề trọn đời giữ đạo
Theo tự tính làm lành
Cùng pháp giới chúng sinh
Cầu Phật từ gia hộ
Tâm Bồ Đề kiên cố
Chí tu đạo vững bền
Xa biển khổ nguồn mê
Chóng quay về bờ giác. (1 chuông)
Nam mô Bồ Tát Hương Cúng Dường. (3 lần. 3 chuông)

2. Văn Bạch

(Quỳ gối; chắp tay bạch)

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!
Con kính bạch chư Phật, chư Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng chứng minh và gia hộ; chư vị Hộ Pháp, Thiện Thần, Thần Linh ủng hộ.
Đệ tử con tên là:… Pháp danh:… Hiện đang ở tại:… Con được biết kinh Pháp cú là những lời dạy vô cùng quý báu của Đức Phật, nếu ai trì tụng thì được chư Thiên, thiện Thần ủng hộ hiện đời được an lành; nếu ai thực hành theo lời dạy của Đức Phật trong kinh, thì được thoát khổ, được an vui Niết Bàn.
Hôm nay là ngày… tháng… năm… Con xin thực hành nghi lễ tụng kinh Pháp Cú, tại kinh Nhật tụng thiền môn chùa Ba Vàng, con xin tụng bài kinh… Con xin được sự gia trì của Tam Bảo, để con thông hiểu nghĩa kinh và thực hành được lời Đức Phật dạy trong kinh.
Con xin nương oai lực của Tam Bảo, oai đức của chư Tăng chùa Ba Vàng, nhất tâm cung thỉnh chư Thiên, chư Thần cùng các hương linh (đọc hương linh mà mình muốn mời):... hoan hỉ về tại đàn tràng nghe kinh tu tập.
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (1 chuông. 1 lễ)

3. Tán Phật

(Quỳ hoặc đứng; pháp khí: khánh)

Đấng Pháp Vương vô thượng
Ba cõi chẳng ai bằng
Thầy dạy khắp trời người
Cha lành chung bốn loài
Quy y trọn một niệm
Dứt sạch nghiệp ba kỳ
Xưng dương cùng tán thán
Ức kiếp không cùng tận. (1 chuông)

4. Quán Tưởng

(Quỳ hoặc đứng; pháp khí: khánh)

Phật chúng sinh tính thường rỗng lặng
Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn
Lưới đế châu ví đạo tràng
Mười phương Phật Bảo hào quang sáng ngời
Trước bảo tọa thân con ảnh hiện
Cúi đầu xin thệ nguyện quy y. (1 chuông)

5. Lễ Phật

(Quỳ hoặc đứng; pháp khí: khánh)

Chí tâm đỉnh lễ: Nam mô tận hư không biến pháp giới quá, hiện, vị lai thập phương chư Phật, Tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng thường trụ Tam Bảo. (1 chuông. 1 lễ)
Chí tâm đỉnh lễ: Nam mô Sa Bà Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật, Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát, Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát, Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ Tát. (1 chuông. 1 lễ)
Chí tâm đỉnh lễ: Nam mô Tây Phương Giáo Chủ Cực Lạc Thế giới Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật, Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát, Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát. (1 chuông. 1 lễ)
Chí tâm đỉnh lễ: Nam mô Đông Phương Giáo Chủ Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật, Nhật Quang Biến Chiếu Bồ Tát, Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ Tát, Thanh Tịnh Đại Hải Nhất Thiết Thánh Chúng. (3 chuông. 1 lễ)

6. Tán Pháp

(Ngồi; khai chuông mõ)

Pháp Phật sâu mầu chẳng gì hơn
Trăm nghìn muôn kiếp khó được gặp
Nay con nghe thấy vâng gìn giữ
Nguyện hiểu nghĩa chân đức Thế Tôn.
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (3 lần. 3 chuông)

7. Tụng Kinh

Quyển Thứ Nhất

Phẩm Thứ Nhất: Vô Thường

1. Bài kinh (ấn vào tên bài): Thiên Đế Thích Tự Quy Y Tam Bảo

2. Bài kinh (ấn vào tên bài): Mẹ Vua Ba Tư Nặc Chết

3. Bài kinh (ấn vào tên bài): Đàn Bò Bị Giết Thịt

4. Bài kinh (ấn vào tên bài): Con Gái Phạm Chí Chết

5. Bài kinh (ấn vào tên bài): Tâm Vô Thường Của Nàng Liên Hoa Sắc

6. Bài kinh (ấn vào tên bài): Bốn Anh Em Phạm Chí Chạy Trốn Tử Thần

Phẩm Thứ Hai: Giáo Học

1. Bài kinh (ấn vào tên bài): Một Tỳ Kheo Buông Lung

2. Bài kinh (ấn vào tên bài): Một Tỳ Kheo Sắp Đoạn Âm

3. Bài kinh (ấn vào tên bài):Phật Khuyên Thầy Tỳ Kheo Tu Một Mình Còn Hơn Kết Bạn Ngu Đần

Phẩm Thứ Ba: Hộ Giới

1. Bài kinh (ấn vào tên bài): Gần Phật Và Xa Phật

Phẩm Thứ Tư: Đa Văn

1. Bài kinh (ấn vào tên bài): Con Dao Trong Tâm

2. Bài kinh (ấn vào tên bài): Phạm Chí Cầm Đuốc

3. Bài kinh (ấn vào tên bài): Tu Đạt Khuyên Bạn Thỉnh Phật

4. Bài kinh (ấn vào tên bài): Phật Hàng Phục Bọn Cướp

Phẩm Thứ Năm: Đốc Tín

1. Bài kinh (ấn vào tên bài): Phật Độ Hơn Năm Trăm Gia Đình Ở Ven Sông

2. Bài kinh (ấn vào tên bài): Tỷ Đà La Làm Trọn Lời Hứa Của Cha

Phẩm Thứ Sáu: Cẩn Thận Giữ Giới

1. Bài kinh (ấn vào tên bài): Phật Độ Năm Vị Sa Môn Ở Núi Xa Thành

Phẩm Thứ Bảy: Duy Niệm

1. Bài kinh (ấn vào tên bài): Phật Độ Vua Phất Gia Sa

Phẩm Thứ Tám: Nhân Từ

1. Bài kinh (ấn vào tên bài): Phật Độ Gia Đình Thợ Săn Đổi Nghề

2. Bài kinh (ấn vào tên bài): Phật Độ Vua Hòa Mặc Trở Về Chính Pháp

Phẩm Thứ Chín: Ngôn Ngữ

1. Bài kinh (ấn vào tên bài): Ba Người Trả Quả Vì Mắng Nhiếc Bà Lão

Phẩm Thứ Mười: Song Yếu

1. Bài kinh (ấn vào tên bài): Tâm Trạng Hai Anh Lái Buôn Trái Nhau

2. Bài kinh (ấn vào tên bài): Lưu Ly Đoạt Ngôi Vua Của Cha Và Giết Anh

3. Bài kinh (ấn vào tên bài): Phật Độ Bảy Mươi Bà La Môn

Phẩm Thứ Mười Một: Phóng Dật

1. Bài kinh (ấn vào tên bài): Phật Độ Một Vị Sa Môn Tham Của Bỏ Đạo

Phẩm Thứ Mười Hai: Tâm Ý

1. Bài kinh (ấn vào tên bài): Phật Dạy Sáu Giác Quan Chạy Theo Sáu Dục Đều Do Tâm Ý

Phẩm Thứ Mười Ba: Hoa Hương

1. Bài kinh (ấn vào tên bài): Phật Độ Năm Trăm Cô Gái Dòng Bà La Môn

Quyển Thứ Hai

Phẩm Thứ Mười Bốn: Dụ Hoa Hương

1. Bài kinh (ấn vào tên bài): Phật Khen Sự Thọ Trì Bát Quan Trai Của Mạc Lợi Phu Nhân

2. Bài kinh (ấn vào tên bài): Phật Dụ Hoa Sen Để Khuyến Khích Những Tân Sa Môn Thối Chí

Phẩm Thứ Mười Lăm: Ngu Ám

1. Bài kinh (ấn vào tên bài): Ông Bà La Môn Ngu Ám Vô Duyên Với Phật

2. Bài kinh (ấn vào tên bài): Công Chúa Kim Cương Và Năm Trăm Thể Nữ Trả Quả

Phẩm Thứ Mười Sáu: Minh Triết

1. Bài kinh (ấn vào tên bài): Phật Dùng Phương Tiện Để Độ Phạm Chí Trẻ Tuổi

2. Bài kinh (ấn vào tên bài): Phật Phóng Hào Quang Và Đến Cứu Hai Đứa Bé Song Sinh

Phẩm Thứ Mười Bảy: A La Hán

1. Bài kinh (ấn vào tên bài): Người Ở Giúp Chủ Nhà Giàu Có Đi Tu Đắc Đạo Độ Chủ Và Những Người Trong Nước

Phẩm Thứ Mười Tám: Thuật Thiên

1. Bài kinh (ấn vào tên bài): Phật Độ Bàn Đặc

2. Bài kinh (ấn vào tên bài): Phật Phân Tích Sự Bố Thí Cho Trưởng Giả Lam Đạt

3. Bài kinh (ấn vào tên bài): Phật Dạy Phụng Thờ Ai Có Lợi Ích

Phẩm Thứ Mười Chín: Ác Hạnh

1. Bài kinh (ấn vào tên bài): Năm Trăm Con Khỉ Bắt Chước Cúng Dường Tháp Được Sinh Cõi Trời

2. Bài kinh (ấn vào tên bài): Sự Trả Quả Của Dòng Họ Thích Ca

Phẩm Thứ Hai Mươi: Đao Trượng

1. Bài kinh (ấn vào tên bài): Phật Tắm Rửa Cho Một Tỳ-kheo Bệnh

2. Bài kinh (ấn vào tên bài): Cúng Tế Quỷ Thần Không Bằng Giữ Trai Giới

Quyển Thứ Ba

Phẩm Thứ Hai Mốt: Dụ Lão Mạo

1. Bài kinh (ấn vào tên bài): Phật Quở Bảy Vị Sa Môn Già

2. Bài kinh (ấn vào tên bài): Giàu Sang Không Bố Thí Chịu Quả Báo Nghèo Khổ

Phẩm Thứ Hai Hai: Ái Thân

1. Bài kinh (ấn vào tên bài): Ma Ha Lư Được Phật Độ

2. Bài kinh (ấn vào tên bài): Năm Trăm Phạm Chí Được Phật Điều Phục

Phẩm Thứ Hai Ba: Thế Tục

1. Bài kinh (ấn vào tên bài): Phật Dạy Chứa Của Báu Nhiều Không Bằng Thấy Đạo

Phẩm Thứ Hai Bốn: Thuật Phật

1. Bài kinh (ấn vào tên bài): Pháp Phật Khó Được Nghe

Phẩm Thứ Hai Lăm: An Ninh

1. Bài kinh (ấn vào tên bài): Phật Độ Năm Trăm Người Chứng Quả

2. Bài kinh (ấn vào tên bài): Phật Dạy Không Có Gì Khổ Hơn Có Thân

Phẩm Thứ Hai Sáu: Hiếu Hỷ

1. Bài kinh (ấn vào tên bài): Phật Dạy Vui Tột Ở Thế Gian Chẳng Bằng Vui Niết Bàn

Phẩm Thứ Hai Bảy: Phẫn Nộ

1. Bài kinh (ấn vào tên bài): Phật Hàng Phục Năm Trăm Con Voi Say

Phẩm Thứ Hai Tám: Trần Cấu

1. Bài kinh (ấn vào tên bài): Phật Độ Chú Bé Kiêu Căng Và Ngu Si

Phẩm Thứ Hai Chín: Phụng Trì

1. Bài kinh (ấn vào tên bài): Phật Hàng Phục Bà La Môn Tát Giá Ni Kiền

Phẩm Thứ Ba Mươi: Đạo Hạnh

1. Bài kinh (ấn vào tên bài): Phật Dạy Phạm Chí Lẽ Vô Thường Của Đời Người

Phẩm Thứ Ba Mốt: Quảng Diễn

1. Bài kinh (ấn vào tên bài): Vua Ba Tư Nặc Vâng Lời Phật Dạy Giảm Ăn

Phẩm Thứ Ba Hai: Địa Ngục

1. Bài kinh (ấn vào tên bài): Phú Lan Ca Diếp Xin Vua Đấu Thần Thông Với Phật

2. Bài kinh (ấn vào tên bài): Phật Khuyên Bảy Vị Tỳ-kheo Dứt Thối Chí

Phẩm Thứ Ba Ba: Tượng

1. Bài kinh (ấn vào tên bài): Phật Dùng Ví Dụ Con Voi Giữ Vòi Để Răn Dạy La Hầu La

2. Bài kinh (ấn vào tên bài): Điều Phục Voi Không Bằng Tự Điều Phục Chính Mình

Phẩm Thứ Ba Tư: Ái Dục

1. Bài kinh (ấn vào tên bài): Phật Dùng Phương Tiện Độ Một Vị Sa Môn Thoái Chí

2. Bài kinh (ấn vào tên bài): Phật Cứu Độ Bảy Người Làm Vật Hy Sinh Cúng Tế Phạm Thiên

Quyển Thứ Tư

Phẩm Thứ Ba Lăm: Ái Dục (Tiếp theo)

1. Bài kinh (ấn vào tên bài): Phật Độ Ông Trưởng Giả Nhớ Lại Tiền Kiếp

2. Bài kinh (ấn vào tên bài): Phật Độ Một Tỳ-kheo Trẻ Tuổi Vượt Khỏi Ái Dục

3. Bài kinh (ấn vào tên bài): Phật Dạy Ông Trưởng Giả Đau Khổ

4. Bài kinh (ấn vào tên bài): Phật Độ Hai Vị Xuất Gia Còn Tư Tưởng Ái Dục

Phẩm Thứ Ba Sáu: Lợi Dưỡng

1. Bài kinh (ấn vào tên bài): Người Đẹp Không Bằng Người Có Đạo Đức

Phẩm Thứ Ba Bảy: Sa Môn

1. Bài kinh (ấn vào tên bài): Phật Độ Một Tỳ-kheo Trẻ Tuổi Khỏi Vướng Tên Độc

Phẩm Thứ Ba Tám: Phạm Chí

1. Bài kinh (ấn vào tên bài): Các Pháp Môn Tu Của Ngoại Đạo Không Có Niết Bàn

Phẩm Thứ Ba Chín: Niết Bàn

1. Bài kinh (ấn vào tên bài): Phật Dạy Bảy Pháp Khiến Đất Nước Không Bị Diệt Vong

Phẩm Thứ Bốn Mươi: Sinh Tử

1. Bài kinh (ấn vào tên bài): Gieo Nhân Gặt Quả

Phẩm Thứ Bốn Mốt: Đao Lợi

1. Bài kinh (ấn vào tên bài): Phật Dạy Tân Vương Bổn Phận Làm Vua

2. Bài kinh (ấn vào tên bài): Phật Dùng Hào Quang Hàng Phục Voi Thần

3. Bài kinh (ấn vào tên bài): Phật Dùng Thần Lực Hàng Phục Quỷ La Sát

4. Bài kinh (ấn vào tên bài): Phật Kể Những Tiền Kiếp Làm Chuyển Luân Vương

Phẩm Thứ Bốn Hai: Kiết Tường

1. Bài kinh (ấn vào tên bài): Phật Nói Điềm An Lành Tối Thượng

8. Phổ Hiền Hạnh Nguyện

(Quỳ gối; chắp tay)

Đệ tử chúng con tùy thuận tu tập mười nguyện lớn của đức Phổ Hiền Vương Bồ Tát:

Một là kính lễ chư Phật
Hai là xưng tán Như Lai
Ba là rộng tu cúng dường
Bốn là sám hối nghiệp chướng
Năm là tùy hỷ công đức
Sáu là thỉnh Phật chuyển Pháp
Bảy là thỉnh Phật trụ thế
Tám là thường theo học Phật
Chín là hằng thuận chúng sinh
Mười là hồi hướng khắp tất cả. (3 chuông)

9. Phục Nguyện

(Quỳ gối; chắp tay bạch)

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!
Con kính bạch chư Phật, chư Bồ Tát, chư Thánh Hiền Tăng chứng minh và gia hộ cho chúng con; chư Thiên, Thiện Thần, Hộ Pháp hoan hỉ ủng hộ cho chúng con.
Chúng con xin hồi hướng phúc lành đến cho… (tên… nguyện gì đọc nấy…), cho gia đình chúng con (nguyện gì đọc nấy)… và cùng nhau tinh tấn tu hành theo Chính Pháp của Phật, cho tới ngày liễu thoát luân hồi sinh tử.
Chúng con cũng xin hồi hướng công đức này cho hương linh… mất ngày… hưởng thọ… an táng tại… cùng các hương linh gia tiên, các hương linh có duyên với pháp hội được chuyển hóa tâm thức, khởi các niệm từ bi, xả bỏ ái chấp, phát nguyện tu hành để sớm được thoát khổ.
Chúng con nguyện mang công đức tu tập trong khóa lễ này, hồi hướng nguyện cầu được kết duyên pháp lữ với tất cả các chúng chư Thiên, chư Thần Linh, chư hương linh có nhân duyên về trong pháp hội và đời đời kiếp kiếp trợ duyên cho nhau tu hành cho tới ngày thành Phật.
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (1 chuông. 1 lễ)

10. Hồi Hướng

(Đứng)

Công phu công đức có bao nhiêu,
Con xin lấy đó hồi hướng về,
Nguyện khắp pháp giới các chúng sinh
Thảy đều thể nhập vô sinh nhẫn. (1 chuông)
Nguyện tiêu ba chướng sạch phiền não,
Nguyện được trí tuệ thật sáng ngời,
Nguyện các tội chướng thảy tiêu trừ,
Đời đời thường hành Bồ Tát đạo. (1 chuông)
Nguyện đem công đức tu hành này,
Chan rải mười phương khắp tất cả,
Hết thảy chúng con cùng các loài,
Đồng được lên ngôi Vô Thượng giác. (3 chuông. 1 lễ)

11. Tam Tự Quy

(Quỳ hoặc đứng; pháp khí: khánh)

Tự quy y Phật, nguyện cho chúng sinh, hiểu thấu đạo lớn, phát tâm Vô Thượng. (1 chuông. 1 lễ)
Tự quy y Pháp, nguyện cho chúng sinh, thâm nhập kinh tạng, trí tuệ như biển. (1 chuông. 1 lễ)
Tự quy y Tăng, nguyện cho chúng sinh, quản lý đại chúng, hết thảy không ngại. (3 chuông. 1 lễ)

HẾT

Xem thêm

Nghi thức tụng kinh Dược Sư cầu an đầu năm

Nghi lễ🞄 01/02/2024

kinh Dược Sư do Hòa Thượng Thích Huyền Dung dịch để cho những người khi mắc bệnh tật thực hành theo lời Phật dạy trong kinh như cung kính Tam Bảo, sám hối, bố thí, trì trai, giữ giới, ấn tống kinh sách, phát nguyện tu hành,... sẽ chuyển hóa nghiệp chướng của mình.

Nghi lễ 🞄 01/02/2024

kinh Dược Sư do Hòa Thượng Thích Huyền Dung dịch để cho những người khi mắc bệnh tật thực hành theo lời Phật dạy trong kinh như cung kính Tam Bảo, sám hối, bố thí, trì trai, giữ giới, ấn tống kinh sách, phát nguyện tu hành,... sẽ chuyển hóa nghiệp chướng của mình.

Nghi thức tu kỷ niệm ngày Thái Tử Tất Đạt Đa (Đức Phật) xuất gia

Chương trình tu tập 🞄 10/01/2024

Nghi thức tu kỷ niệm ngày Thái Tử Tất Đạt Đa (Đức Phật) xuất gia

Chương trình tu tập 🞄 10/01/2024

Nghi thức tu kỷ niệm ngày Thái Tử Tất Đạt Đa (Đức Phật) xuất gia

Nghi thức tu quán niệm ngày Đức Phật nhập Niết Bàn

Chương trình tu tập 🞄 02/01/2024

Đức Phật trụ thế 80 năm và vào ngày rằm tháng hai, Đức Phật đã nhập Niết Bàn. Sự kiện Đức Phật nhập Niết Bàn, trời người luyến tiếc và là người đệ tử Phật, chúng ta cần tìm học những lời dạy cuối cùng của Đức Phật, cũng như các công đức liên quan tới lễ trà tỳ kim thân của Đức Phật, các công đức liên quan tới Xá lợi kim thân của Đức Phật.

Chương trình tu tập 🞄 02/01/2024

Đức Phật trụ thế 80 năm và vào ngày rằm tháng hai, Đức Phật đã nhập Niết Bàn. Sự kiện Đức Phật nhập Niết Bàn, trời người luyến tiếc và là người đệ tử Phật, chúng ta cần tìm học những lời dạy cuối cùng của Đức Phật, cũng như các công đức liên quan tới lễ trà tỳ kim thân của Đức Phật, các công đức liên quan tới Xá lợi kim thân của Đức Phật.

Nghi thức sám hối nghiệp sát sinh - lễ Ngũ Bách Danh

Chương trình tu tập 🞄 26/12/2023

Từ khi chưa học, tu theo Đức Phật, chúng ta với ác tâm, ngu si mà đã sát hại chúng sinh bằng nhiều hình thức, chúng ta chẳng bao giờ để tâm đến sự đau đớn, oán hận của chúng sinh.

Chương trình tu tập 🞄 26/12/2023

Từ khi chưa học, tu theo Đức Phật, chúng ta với ác tâm, ngu si mà đã sát hại chúng sinh bằng nhiều hình thức, chúng ta chẳng bao giờ để tâm đến sự đau đớn, oán hận của chúng sinh.

Nghi thức tu tập lễ Ngũ Bách Danh

Chương trình tu tập 🞄 18/12/2023

Lễ Ngũ Bách Danh là thực hành lễ 500 lễ Hồng Danh công hạnh của Đức Quán Thế Âm được diễn ra tại chùa Ba Vàng trong 3 ngày từ 17/2 đến 19/2 (âm lịch) năm Nhâm Dần

Chương trình tu tập 🞄 18/12/2023

Lễ Ngũ Bách Danh là thực hành lễ 500 lễ Hồng Danh công hạnh của Đức Quán Thế Âm được diễn ra tại chùa Ba Vàng trong 3 ngày từ 17/2 đến 19/2 (âm lịch) năm Nhâm Dần

Văn bạch nghe pháp ngồi thiền chung cho tất cả các chương trình/nghi thức tu tập

Chương trình tu tập 🞄 01/12/2023

Văn bạch nghe pháp ngồi thiền chung cho tất cả các chương trình/nghi thức tu tập

Chương trình tu tập 🞄 01/12/2023

Văn bạch nghe pháp ngồi thiền chung cho tất cả các chương trình/nghi thức tu tập

Hướng dẫn chung dành cho các nghi thức tu tập trong năm

Chương trình tu tập 🞄 01/12/2023

Hướng dẫn chung dành cho các nghi thức tu tập trong năm

Chương trình tu tập 🞄 01/12/2023

Hướng dẫn chung dành cho các nghi thức tu tập trong năm

Nghi thức tu bát quan trai giới

Chương trình tu tập 🞄 01/12/2023

Công đức tu tập Bát quan trai giới một ngày một đêm là công đức cắt trừ tham ái, là duyên để thành tựu công đức của cõi trời, của Thánh quả và ngay hiện đời giúp cho chúng ta chuyển hóa nghiệp khổ.

Chương trình tu tập 🞄 01/12/2023

Công đức tu tập Bát quan trai giới một ngày một đêm là công đức cắt trừ tham ái, là duyên để thành tựu công đức của cõi trời, của Thánh quả và ngay hiện đời giúp cho chúng ta chuyển hóa nghiệp khổ.

Nghi thức tu kỷ niệm về Ngài Đại Ca Diếp

Chương trình tu tập 🞄 01/10/2023

Kính thưa quý Phật tử! Ngày 6/3 là ngày vía của tôn giả Ca Diếp. Tôn giả Ca Diếp là đệ nhất đầu đà.

Chương trình tu tập 🞄 01/10/2023

Kính thưa quý Phật tử! Ngày 6/3 là ngày vía của tôn giả Ca Diếp. Tôn giả Ca Diếp là đệ nhất đầu đà.

Nghi thức tu tập cầu an

Chương trình tu tập 🞄 09/9/2023

Bậc toàn giác Phật Thích Ca Mâu Ni, Ngài thấy rõ chúng sinh được an ổn hạnh phúc là do biết trồng các căn lành phúc thiện và với chúng sinh đang gặp cảnh khổ, cần phải học để giác ngộ chân lý, bỏ ác hành thiện trên ba nơi là thân, khẩu và ý.

Chương trình tu tập 🞄 09/9/2023

Bậc toàn giác Phật Thích Ca Mâu Ni, Ngài thấy rõ chúng sinh được an ổn hạnh phúc là do biết trồng các căn lành phúc thiện và với chúng sinh đang gặp cảnh khổ, cần phải học để giác ngộ chân lý, bỏ ác hành thiện trên ba nơi là thân, khẩu và ý.

Nghi thức tu kỷ niệm ngày Đức Phật chuyển Pháp luân

Nghi lễ🞄 18/8/2023

Sau khi Đức Phật thành tựu đạo quả Chính Đẳng Chính Giác, Ngài đã ở lại dưới cội Bồ đề để chiêm nghiệm...

Nghi lễ 🞄 18/8/2023

Sau khi Đức Phật thành tựu đạo quả Chính Đẳng Chính Giác, Ngài đã ở lại dưới cội Bồ đề để chiêm nghiệm...

Tổng hợp các chương trình tu tập theo 3 tháng an cư của chư Tăng

Chương trình tu tập 🞄 06/8/2023

Đây là cơ hội cho chúng ta chuyên tâm tu tập để thâm nhập Phật Pháp, khai mở tri kiến, tăng trưởng trí tuệ, phát sinh nhân duyên nhiều đời nhiều kiếp về sau, được thân cận nương tựa Tam Bảo, xuất gia tu đạo.

Chương trình tu tập 🞄 06/8/2023

Đây là cơ hội cho chúng ta chuyên tâm tu tập để thâm nhập Phật Pháp, khai mở tri kiến, tăng trưởng trí tuệ, phát sinh nhân duyên nhiều đời nhiều kiếp về sau, được thân cận nương tựa Tam Bảo, xuất gia tu đạo.

Nghi thức tu tập Vu Lan báo hiếu - Cầu siêu rằm tháng 7

Chương trình tu tập 🞄 01/7/2023

Kính chúc quý Phật tử tinh tấn và luôn ghi nhớ "Tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật".

Chương trình tu tập 🞄 01/7/2023

Kính chúc quý Phật tử tinh tấn và luôn ghi nhớ "Tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật".

Nghi thức tu tập sám hối chuyển hóa (bài tu số 8)

Nghi lễ🞄 22/02/2023

Chùa Ba Vàng hướng dẫn cho Phật tử và nhân dân tu tập theo nhân quả để chuyển hóa được các nghiệp khổ. Đức Phật dạy nhân quả, nếu chúng ta tạo các nghiệp ác

Nghi lễ 🞄 22/02/2023

Chùa Ba Vàng hướng dẫn cho Phật tử và nhân dân tu tập theo nhân quả để chuyển hóa được các nghiệp khổ. Đức Phật dạy nhân quả, nếu chúng ta tạo các nghiệp ác

Nghi thức tu tập kỷ niệm ngày Đức Phật thành đạo

Chương trình tu tập 🞄 11/01/2023

Đức Phật thành đạo là một sự kiện hy hữu, mở ra con đường thoát khổ cho chúng sinh. Những ai được sinh ra vào thời có Đức Phật tại thế và theo Ngài tu học, chứng đắc giải thoát, thì người đó không thể thiếu nhân duyên đã từng hoan hỷ với sự kiện các Đức Phật thành đạo trong các kiếp sinh tử về trước...

Chương trình tu tập 🞄 11/01/2023

Đức Phật thành đạo là một sự kiện hy hữu, mở ra con đường thoát khổ cho chúng sinh. Những ai được sinh ra vào thời có Đức Phật tại thế và theo Ngài tu học, chứng đắc giải thoát, thì người đó không thể thiếu nhân duyên đã từng hoan hỷ với sự kiện các Đức Phật thành đạo trong các kiếp sinh tử về trước...

Nghi thức tu kỷ niệm Đức Đại Thế Chí Bồ Tát đản sinh

Chương trình tu tập 🞄 21/8/2021

Đại Thế Chí Bồ Tát cùng với Bồ Tát Quán Thế Âm là hai vị cận sự luôn luôn ở hai bên trái, phải của đức Phật A Di Đà – cả ba Ngài được gọi chung là “Tây Phương Tam Thánh”.

Chương trình tu tập 🞄 21/8/2021

Đại Thế Chí Bồ Tát cùng với Bồ Tát Quán Thế Âm là hai vị cận sự luôn luôn ở hai bên trái, phải của đức Phật A Di Đà – cả ba Ngài được gọi chung là “Tây Phương Tam Thánh”.

Bài 9 – Hướng dẫn nghi lễ giải kumanthong tại nhà

Chương trình tu tập 🞄 20/6/2020

Trường hợp người nuôi Kumanthong, đã rơi vào tình trạng không kiểm soát được, quậy phá gia đình..., thì người nhà làm thay. Trường hợp người nuôi Kumanthong đó không cho làm lễ...

Chương trình tu tập 🞄 20/6/2020

Trường hợp người nuôi Kumanthong, đã rơi vào tình trạng không kiểm soát được, quậy phá gia đình..., thì người nhà làm thay. Trường hợp người nuôi Kumanthong đó không cho làm lễ...

Nghi thức tu kính mừng Phật Đản

Chương trình tu tập 🞄 30/01/2020

Đức Phật đản sinh là sự kiện thiêng liêng và vô cùng hy hữu

Chương trình tu tập 🞄 30/01/2020

Đức Phật đản sinh là sự kiện thiêng liêng và vô cùng hy hữu

Nghi thức tu khuyến phát tâm Bồ Đề

Chương trình tu tập 🞄 30/11/-0001

Tâm Bồ đề rất quan trọng đối với người đệ tử Phật. “Thân người khó được, Phật Pháp khó nghe”, quý Phật tử nay có duyên biết đến Phật Pháp, thì nên lập nguyện phát Bồ đề tâm vì sự giải thoát của chính mình và lợi ích chúng sinh.

Chương trình tu tập 🞄 30/11/-0001

Tâm Bồ đề rất quan trọng đối với người đệ tử Phật. “Thân người khó được, Phật Pháp khó nghe”, quý Phật tử nay có duyên biết đến Phật Pháp, thì nên lập nguyện phát Bồ đề tâm vì sự giải thoát của chính mình và lợi ích chúng sinh.